Đề xuất xây đường hầm cao tốc dưới sông Tô Lịch: Táo bạo nhưng có khả thi?
Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (đơn vị từng thí điểm làm sạch sông Tô Lịch (Hà Nội) bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản và khử mùi bãi rác Nam Sơn) cùng Tổng thầu Nhật Bản vừa đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch.

Mô hình mặt cắt ngang hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô dọc Công viên Tô Lịch (Hà Nội).
Không phải dự án BOT
Dự án được đề xuất với mong muốn giải quyết 3 vấn đề dân sinh của Thủ đô Hà Nội, bao gồm: Ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô xảy ra hàng ngày và úng ngập khi mưa bão. Theo đó, Công ty JVE đề xuất về dự định xây dựng một hệ thống cao tốc ngầm được thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản với 2 tầng độc lập dành cho 2 chiều xe chạy.
Tầng trên bố trí chiều xe chạy theo hướng đường Vành đai 3 - Võ Chí Công - sân bay Nội Bài. Tầng dưới bố trí chiều xe chạy theo hướng đường Võ Chí Công - đường Vành Đai 3 - Linh Đàm. Mỗi tầng được thiết kế với 3 làn xe, trong đó 2 làn di chuyển chính với tốc độ tối đa cho phép là 80km/h và 60km/h và 1 làn dừng xe khẩn cấp.
Dự án đi vào khai thác sẽ giảm tải lưu lượng xe ôtô lưu thông ở trên tuyến đường để giảm ùn tắc và sẽ rút ngắn thời gian di chuyển của chặng đường Vành đai 3 trên cao - Võ Chí Công trong giờ cao điểm từ 45 phút xuống còn khoảng 15 phút cũng như góp phần làm giảm lưu lượng ôtô đi trên trục đường hiện nay.
Theo thiết kế, bên dưới đường cao tốc ngầm sẽ là một hệ thống chống ngập khổng lồ bao gồm các giếng thu nước, hầm ngầm thoát nước (đặt phía dưới tầng cao tốc ngầm) và bể điều áp khổng lồ, góp phần giải quyết tận gốc vấn đề ngập úng trong khu vực nội đô, bao gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, một phần quận Tây Hồ, một phần huyện Thanh Trì với tổng diện tích lưu vực là 77,5km2.
Hai hệ thống trên được bố trí trong một đường hầm khổng lồ có đường kính 16,8m chạy dài khoảng 11,65km dọc Công viên Tô Lịch và được thi công bởi máy đào hầm TBM hiện đại nhất hiện nay từ Nhật Bản. Dự kiến độ sâu trên 30m và không ảnh hưởng đến kết cấu công trình, dòng chảy hiện có.
Theo Chủ tịch Công ty JVE - ông Nguyễn Tuấn Anh, sau dự án tài trợ miễn phí xử lý mùi bãi rác Nam Sơn thành công, ngày 16.2.2021 vừa qua, JVE Group đã gửi văn bản báo cáo Bí thư Thành ủy Hà Nội về việc đề xuất tài trợ miễn phí lập Quy hoạch xây dựng “Hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô đầu tiên của Hà Nội dọc Công viên Tô Lịch” và tài trợ miễn phí lập Quy hoạch “Công viên Lịch sử Văn hóa Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản. Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản nên dự án này không phải dự án BOT, vì vậy không tổ chức thu phí cao tốc ngầm mà người dân sẽ được sử dụng miễn phí khi đi qua cao tốc ngầm nội đô đặc biệt này.
Mức đầu tư cao hơn nhiều lần so với đường trên cao
Theo Ths-KS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch xây dựng 4 (Bộ Xây dựng) - vấn đề này không mới, hiện Malaysia đã làm một đường hầm dưới sông. Việc làm đường cao tốc ngầm dưới lòng sông với 3 mục đích chính là giảm ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông và thoát lũ. Nhưng đây là một dự án rất tốn kém, vì việc xây dựng đường hầm đòi hỏi công nghệ tiên tiến với mức đầu tư sẽ cao hơn nhiều lần so với đường bộ và đường trên cao.
Cùng với đó, việc thực hiện các dự án, nhất là các dự án giao thông trọng điểm phải theo quy hoạch. Nhưng đến thời điểm hiện tại, quy hoạch về giao thông của Hà Nội đã có các đường vành đai, trục hướng tâm nhưng chưa có trong quy hoạch dự án này. Do đó, về mặt pháp lý là chưa thể thực hiện được. Muốn thực hiện phải điều chỉnh quy hoạch chung và phải được Hội đồng Nhân dân thông qua từ quy hoạch chi tiết đến quy hoạch tổng thể chung. Cùng đó là chi phí và lợi ích trước khi thực hiện dự án thì các đường xung quanh sẽ thay đổi như thế nào, kết nối ra sao và sẽ giảm tải phương tiện giao thông trên mặt đất…
Theo các chuyên gia, nếu đầu tư dự án này với công nghệ lớn thì phải đầu tư số vốn rất lớn. Trong khi đó, trục đường Láng hiện chưa phải là rốn thoát lũ, nên hiệu quả sẽ không cao và chưa cần thiết. Do đó, cần phải đánh giá lại toàn bộ hồ và các sông thoát nước của Hà Nội trước khi xây dựng dự án. Đây là dự án giải quyết 3 bài toán là giảm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và thoát lũ, nhưng tuyến này chưa cần thiết vì vấn đề thoát lũ và giao thông tại khu vực này đang ổn định.
Theo PGS-TS Bùi Thị An (nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng), đối với sông Tô Lịch hiện nay vấn đề quan trọng nhất là xử lý môi trường nguồn nước và môi trường của Thủ đô. Việc úng ngập cũng liên quan đến môi trường, nhưng trong trường hợp này có nhiều mục tiêu trong một dự án là rất khó thực hiện cả về mặt tài chính và công nghệ. Nếu kết hợp được sẽ giảm đi các chi phí, nhưng hiện Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong việc này. Dù các chuyên gia Nhật Bản luôn có những ý kiến táo bạo nhưng trước khi quyết định thực hiện dự án cần phải tính toán cụ thể, chi tiết và đánh giá toàn bộ tác động của dự án đến xã hội và tác động tự nhiên của Hà Nội.
Trao đổi với PV Báo Lao động, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Công ty JVE, sau dự án tài trợ miễn phí xử lý mùi bãi rác Nam Sơn thành công, đầu tháng 2.2021, JVE Group đã có văn bản báo cáo Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội về việc đề xuất tài trợ miễn phí lập Quy hoạch xây dựng “Hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô đầu tiên của Hà Nội dọc Công viên Tô Lịch” và tài trợ miễn phí lập Quy hoạch “Công viên Lịch sử Văn hóa Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản. Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản nên Dự án này không phải dự án BOT, vì vậy không tổ chức thu phí cao tốc ngầm mà người dân sẽ được sử dụng miễn phí khi đi qua cao tốc ngầm nội đô đặc biệt này.
Trước các ý kiến của chuyên gia, Chủ tịch JVE Group cho biết, hiện Việt Nam đã có những dự án lớn như đường vành đai 3, hầm Thủ Thiên hay dự án đô thị thông minh 272ha tại huyện Đông Anh (Hà Nội) có tổng mức đầu tư trên 4 tỉ USD… Do đó, chúng ta cần nhìn rộng vấn đề, vì trước đây chúng ta chưa thể nghĩ có ngày xây dựng đường hầm vượt sông Sài Gòn. Liên quan đến vấn đề công nghệ, ông Tuấn Anh cho biết hiện nhiều nước trong khu vực như Singgapore, Malaysia… đã triển khai hệ thống giao thông thông minh và rất thuận tiện cho người dân khi tham gia giao thông.
(Theo báo Lao động)
- Cùng chuyên mục
Quảng Ngãi hỗ trợ 70% chi phí đầu tư hạ tầng nhà ở xã hội
Quảng Ngãi thống nhất hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội.
Đầu tư - 19/03/2025 14:27
3 nhà đầu tư 'so găng' tại dự án nhà ở hơn 1.430 tỷ ở Huế
Dự án nhà ở xã hội tại thị xã Phong Điền, TP. Huế có tổng mức đầu tư hơn 1.430 tỷ đồng đến nay đã thu hút 3 nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án.
Đầu tư - 19/03/2025 14:26
FPT đầu tư gần 2.800 tỷ xây thêm chung cư ở Đà Nẵng
Tổ hợp Toà nhà FPT Plaza 4 với quy mô 20 tầng nổi và 3 tầng hầm, sẽ cung cấp gần 1.400 căn hộ; tổng mức đầu tư gần 2.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 19/03/2025 13:55
[Emagazine] Quảng Nam rộng mở cơ hội thu hút đầu tư
Bên cạnh tiềm năng, lợi thế, tỉnh Quảng Nam đã có sự đổi mới liên tục trong cách xúc tiến, tạo dựng môi trường đầu tư, từ đó tạo nên kết quả ấn tượng trong thu hút dòng vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Nam.
Đầu tư - 19/03/2025 07:25
Viện IDS thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hydrogen
Hướng tới triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam, Viện Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội Dầu khí Việt Nam.
Công nghệ - 19/03/2025 07:24
Công nghệ và AI hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn ra thế giới
Tỷ lệ khách hàng quốc tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) đã tăng từ 42% lên mức 46% của năm 2024, Công nghệ và AI là "chìa khóa" giúp cho SMB vững vàng bước ra sân chơi toàn cầu…
Đầu tư - 19/03/2025 07:22
Diễn biến mới dự án hơn 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ tại Khánh Hòa
Dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tại Khánh Hòa) do CTCP Phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ làm chủ đầu tư có diện tích gần 288 ha, trong đó có hơn 100ha đất rừng sản xuất cần chuyển đổi.
Đầu tư - 19/03/2025 07:16
Triển vọng và thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025
Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 đứng trước nhiều cơ hội lớn song cũng đối mặt với không ít thách thức. Để tận dụng hiệu quả triển vọng và vượt qua thách thức, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00
Cơ hội vàng cho ngành quản lý quỹ bứt phá
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, ngành quản lý quỹ đã và đang khẳng định vị thế là một trụ cột quan trọng của hệ thống tài chính.
Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00
Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới
Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, do đó chịu tác động từ sự biến động kinh tế, đầu tư, thương mại và thị trường thế giới.
Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00
Kỳ vọng dự án 1,5 tỷ USD của Tập đoàn Trump Organization tại Hưng Yên hoàn thành năm 2027
Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, thể thao và sân golf cao cấp tại tỉnh Hưng Yên, cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn cấp cao nhất của Trump Organization.
Đầu tư - 19/03/2025 06:45
Bình Định sẽ đón dòng vốn đầu tư tỷ USD dịp 50 năm giải phóng
Bên cạnh các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc, nhân dịp 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định, địa phương sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, dự kiến đón dòng vốn hàng tỷ USD.
Đầu tư - 18/03/2025 19:29
Nhiều nhà đầu tư đã chôn vốn, cắt lỗ sau các đợt 'sốt đất'
Thị trường bất động sản chứng kiến nhiều nhóm nhà đầu tư vào cuộc "săn đất", nhất là tại các tỉnh, thành dự kiến là trung tâm sáp nhập, với kỳ vọng hưởng lợi từ sự thay đổi này. Tuy nhiên, VARS cho rằng, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đầu tư - 18/03/2025 18:28
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Việt Nam là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn nên chịu tác động nhiều từ thương chiến. Dù vậy, đây cũng là cơ hội để chúng ta có thể hài hòa được các xung đột và lợi ích, tận dụng sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc.
Đầu tư thông minh - 18/03/2025 15:19
'Doanh nghiệp Mỹ có niềm tin vững chắc vào tương lai Việt Nam'
Đại diện nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Mỹ khẳng định lạc quan vào tương lai kinh doanh ở Việt Nam và đánh giá cao các nỗ lực cải cách, mở cửa thị trường của Chính phủ.
Đầu tư - 18/03/2025 14:27
Quảng Nam tiếp đà 'hồi sinh' bờ biển Hội An
Dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống công trình, nâng cao hiệu quả phòng, chống xói lở bờ biển, tái tạo lại bãi biển…
Đầu tư - 18/03/2025 13:36
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 3 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month