Đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Bài cuối: Hậu Giang vùng đất 'mới nổi'

Với định hướng đến năm 2030 sẽ phát triển trở thành tỉnh khá trong khu vực, Hậu Giang đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó, việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn tư nhân trong đầu tư phát triển kinh tế được địa phương quan tâm đặc biệt.
PHÚ KHỞI
04, Tháng 07, 2022 | 07:00

Với định hướng đến năm 2030 sẽ phát triển trở thành tỉnh khá trong khu vực, Hậu Giang đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó, việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn tư nhân trong đầu tư phát triển kinh tế được địa phương quan tâm đặc biệt.

Untitled

Hậu Giang đưa vào quy hoạch thêm 7 khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thuê đất của doanh nghiệp, nhà đầu tư

Nơi tiềm năng hội tụ

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV và chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Hậu Giang đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, xây dựng Hậu Giang trở thành tỉnh có nền sản xuất công nghiệp phát triển khá, không phụ thuộc vào ngân sách Trung ương.

Mục tiêu đến năm 2050, xây dựng Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng ĐBSCL, có trình độ phát triển khá so với cả nước; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân liên tục khoảng 7%, cơ cấu kinh tế hiện đại, trở thành trung tâm công nghiệp của vùng, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp.

Để thực hiện đạt mục tiêu trên, tỉnh Hậu Giang xác định công tác thu hút đầu tư là một trong những giải pháp then chốt, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với kỳ vọng thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào địa phương để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang.

Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Nghị quyết 13-NQ/ TW, ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phướng hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã xác định ĐBSCL là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Trên quan điểm đó, Bộ Chính trị cũng đã nhất trí chủ trương tập trung nguồn lực đầu tư cho vùng này nhiều hơn; đồng thời cũng cho phép thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù trong phát triển vùng, đây chính là yếu tố “thiên thời” cho vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng.

Bên cạnh đó, tỉnh Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, đô thị, logistics và cả năng lượng tái tạo và như thế Hậu Giang đã có yếu tố “địa lợi”. Song song đó, hệ thống chính trị, chính quyền và người dân địa phương trên dưới đồng lòng chung tay xây dụng vì một Hậu Giang năng động, phát triển, đó là yếu tố “nhân hòa”. Với tiềm năng hội tụ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, Hậu Giang sẽ là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư.

Nhiều dự án đang đợi nhà đầu tư

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh cho biết, nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng cơ hội đầu tư tại địa phương, yỉnh đang ráo riết chuẩn bị các điều kiên cần thiết để tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô lớn với sự tham dự khoảng 500 đại biểu là đại diện các bộ, ngành Trung ương, nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Hội nghị xúc tiến đầu tư là hoạt động nhằm quảng bá các dự án ưu tiên mời gọi đầu tư; lựa chọn các doanh nghiệp có tiềm lục thực hiện các dự án. Đồng thời, Hội nghị cũng là một kênh xúc tiến thương mại, du lịch, giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận, tìm hiểu các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của tỉnh.

Ngoài ra, hội nghị còn là diễn đàn để các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà đầu tư gặp gỡ, trao đổi về cơ chế chính sách, môi trường đầu tư, đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư phù hợp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Người đúng đúng chính quyền tỉnh Hậu Giang cũng cho biết, năm 2022 được tỉnh Hậu Giang chọn là năm doanh nghiệp, và chủ đề của hội nghị xúc tiến đầu tư lần này là “Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui”. Điều này thể hiện sự cầu thị, đồng hành và cam kết mạnh mẽ của chính quyền tỉnh Hậu Giang trong việc mời gọi cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến đầu tư tại Hậu Giang.

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo, tỉnh chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực đầu tư vào hạ tầng cho khu, cụm công nghiệp, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao; phát triển đô thị và du lịch.

Trong đó địa phương đặc biệt ưu tiên cho những dự án sử dụng đất ít nhất, tiết kiệm năng lượng nhưng hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao, nộp ngân sách cao và các dự án chú trọng đến bảo vệ môi trường, có ý nghĩa về an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, địa phương cũng đã có quy hoạch và đưa ra danh mục các dự án ưu tiên vận động thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tỉnh Hậu Giang thời kỳ đến năm 2025 bao gồm 31 dự án tập trung trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp và hạ tầng khoa học, công nghệ, hạ tầng năng lượng sạch, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và y tế với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 876 triệu USD, tương đương hơn 19.000 tỷ đồng.

Theo ông Đồng Văn Thanh, về chuẩn bị đất sạch để bố trí cho dự án đầu tư, Hậu Giang hiện có 2 KCN với tổng dịện tích 494 ha đã lấp đầy 80%; Giai đoạn 2021- 2025, Hậu Giang quy hoạch thêm 7 KCN và một số cụm công nghiệp. Hiện tại đã có nhà đầu tư đăng ký đầu tư dự án hạ tầng KCN với diện tích 700ha, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thuê đất công nghiệp cho nhà đầu tư ngay tại hội nghị xúc tiến đầu tư lần này.

Ngoài ra địa phương cũng đã quy hoạch KCN công nghệ cao với diện tích 5.200ha với cơ sở hạ tầng đang được hoàn thiện, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thuê đất triển khai dự án của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì ngoại trừ TP. Vị Thanh, các đơn vị còn lại của tỉnh Hậu Giang thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên khi doanh nghiệp đầu tư vào các đơn vị hành chính này sẽ được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế, tiền thuê đất… “Trong những năm qua, địa phương luôn kiên trì với công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Kết quả nổi bật được thể hiện qua các Chỉ số PCI, PARINDEX; PAPI và SIPAS đều tăng hạng qua từng năm. Năm 2021, địa phương được xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố về thực hiện chuyển đổi số; chỉ số Vietnam Ict Index tăng 15 bậc, xếp thứ 32/63 tỉnh, thành phố”, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ