Đầu tư vào dữ liệu và chuyển đổi số, xu thế tất yếu của doanh nghiệp

Nhàđầutư
Việt Nam đang đặt mục tiêu hướng đến tỉ lệ đóng góp vào GDP của nền kinh tế số chiếm 20% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Khi được tư vấn và thực hiện chuyển đổi số (CĐS) dữ liệu đúng cách, doanh nghiệp sẽ được giải phóng tiềm năng, tối ưu hóa tài nguyên và phát triển bền vững. 
THIÊN KỲ
23, Tháng 10, 2023 | 17:38

Nhàđầutư
Việt Nam đang đặt mục tiêu hướng đến tỉ lệ đóng góp vào GDP của nền kinh tế số chiếm 20% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Khi được tư vấn và thực hiện chuyển đổi số (CĐS) dữ liệu đúng cách, doanh nghiệp sẽ được giải phóng tiềm năng, tối ưu hóa tài nguyên và phát triển bền vững. 

Empty

Việt Nam đang đặt mục tiêu hướng đến tỉ lệ đóng góp vào GDP của nền kinh tế số chiếm 20% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Ảnh: Syllog

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số được định nghĩa là nền kinh tế dựa trên công nghệ số và nền tảng số, với các hoạt động kinh tế bằng công nghệ số và nền tảng số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành trên internet.

Báo cáo Vietnam Customers Experience Excellence (CEE - Cung cấp trải nghiệm khách hàng xuất sắc) của KPMG năm 2022 cho thấy trong bảng xếp hạng Top 10 có đến 4 thương hiệu trong nước là PNJ, Viettel, Vietnam Airlines và Sacombank. Trong đó, 3/4 thương hiệu này đều có thành tích kinh doanh khả quan trong năm 2022 gắn liền với nhiều hoạt động CĐS.

Vào năm 2022, Viettel từng công bố doanh thu đạt 163.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 43.000 tỉ đồng, tăng lần lượt 6% và 3% so với năm 2021, đồng thời là mức lãi lớn nhất của doanh nghiệp này trong 5 năm trở lại đây. Tương tự là tình hình kinh doanh khả quan của PNJ và Sacombank. Năm 2022, PNJ đạt doanh thu thuần 33.876 tỉ đồng (tăng 73%) và lợi nhuận sau thuế 1.807 tỉ đồng (tăng 75,6%) so với cùng kỳ. Sacombank cũng ghi nhận lãi trước thuế hơn 6.300 tỉ đồng, tăng 142%.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ trong đó bao gồm tự động hóa trên nền tảng dữ liệu, phân tích và trí tuệ nhân tạo. Sự đầu tư với hai mục tiêu chính là tăng hiệu suất vận hành trong khi giảm chi phí và gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng.

Nhìn lại chặng đường CĐS của mình trong 5 năm (từ 2018-2022) ông Đặng Hải Anh Giám đốc Cao cấp Công nghệ Thông tin (CIO - Chief Information Officer) của Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) chia sẻ, với tầm nhìn của một nhà bán lẻ hiện đại, PNJ sớm nhìn nhận và đầu tư vào chuyển đổi số để đáp ứng đa dạng nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng trong từng giai đoạn. PNJ hướng đến tiêu chí dù khách hàng mua hàng ở giai đoạn nào thì thông tin sản phẩm, chính sách bảo hành và các dịch vụ đi kèm luôn minh bạch, đồng bộ. 

PNJ áp dụng quy trình thác đổ (waterfall) qua 5 bước tuần tự từ trên xuống dưới như: nhận yêu cầu - thiết kế - làm sản phẩm mẫu - xây dựng sản phẩm - kiểm thử - đưa vào sử dụng…

Hiện PNJ đã xây dựng được quy trình làm việc mới giúp các bộ phận liên quan tương tác liên tục với nhau. Nhờ đó, doanh nghiệp đã giảm 50% lượng thời gian đưa sản phẩm ra thị trường với các dự án nhỏ và 30% với dự án lớn. Bằng cách này, PNJ đảm bảo chất lượng đầu ra vượt trội, tiết kiệm thời gian, kinh phí và nhân lực. 

CĐS và đầu tư vào dữ liệu, trí tuệ nhân tạo là yêu cầu cấp thiết ở mức toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, muốn giải phóng tiềm năng của các doanh nghiệp bằng cách đo, đề xuất chiến lược, có các biện pháp theo dõi đúng và tận dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa tài nguyên và phục vụ khách hàng tốt nhất, hiểu khách hàng nhất các doanh nghiệp phải có sự hợp tác với các doanh nghiệp chuyên về cung cấp giải pháp CĐS, dữ liệu. 

Ms Hanh Nguyen

Bà Hạnh Nguyễn, Co-Founder của Syllog Singapore cho rằng muốn giải phóng tiềm năng của các doanh nghiệp phải có cách đo, đề xuất chiến lược, biện pháp theo dõi đúng và tận dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa tài nguyên và phục vụ khách hàng tốt nhất, hiểu khách hàng nhất. Ảnh: Syllog

Là công ty tư vấn mảng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo cho các doanh nghiệp, bao gồm từ kiến trúc hạ tầng cho hệ thống dữ liệu, tới hệ thống báo cáo, phân tích chuyên sâu và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo bà Hạnh Nguyễn, Co-Founder của Syllog Singapore cho biết, điều quan trọng nhất trong quá trình CĐS cho công ty (thay đổi toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu, báo cáo...) không chỉ là tạo ra văn hóa sử dụng số liệu, dữ liệu tới công ty, tự động hóa trên nền tảng dữ liệu mà còn tạo tiền đề và tiết kiệm nhân lực để công ty chuyển sang giai đoạn phân tích dữ liệu và áp dụng trí tuệ nhân tạo nhờ có hệ thống dữ liệu chuẩn.

"Với Syllog sau khi dự án kết thúc phase 1, chúng tôi đã giúp công ty tuyển nhân sự và xây dựng chiến lược cho phase 2, bao gồm các user cases cho phần phân tích chuyên sâu và trí tuệ nhân tạo để công ty có thể tiếp tục khai thác dữ liệu để tối ưu hóa chi phí và tăng lợi nhuận", vị này nhấn mạnh.

Tuy nhiên, hiện trong quá trình thực hiện CĐS, doanh nghiệp đang gặp những rào cản như tư duy nhận thức của lãnh đạo về CĐS, văn hóa cục bộ phòng ban, nhân viên tiêu cực, lợi ích nhóm, sợ nghĩ làm cùng lúc nhiều việc, sợ minh bạch, sợ mất dữ liệu, không bảo mật, nhân sự còn yếu kém công nghệ thông tin, cái gì cũng muốn làm, không giới hạn mục tiêu sự chủ quan, chưa làm chủ công nghệ.

Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc khai thác giá trị từ dữ liệu và cần một tư vấn độc lập đến để đánh giá lại chiến lược dữ liệu, cơ sở dữ liệu, các chỉ số KPI mà doanh nghiệp đang sử dụng. Syllog cũng có thể giúp cung cấp các phân tích chuyên sâu để giúp khai thác việc personalized trải nghiệm của khách hàng, tính toán life cycle value của khách hàng, tìm kiếm các cơ hội nâng cao doanh thu mới từ dữ liệu.

Nếu chủ doanh nghiệp muốn áp dụng trí tuệ nhân tạo nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hoặc doanh nghiệp đã có ý tưởng về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo nhưng chưa có đủ đội ngũ để triển khai, Syllog có thể cung cấp dịch vụ tư vấn và triển khai các mô hình Machine Learning và trí tuệ nhân tạo thiết thực nhất cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo báo cáo thường niên CĐS doanh nghiệp năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) có 48,8% các công ty trước đây đã sử dụng một số giải pháp CĐS nhất định, nhưng họ đã ngừng sử dụng do các giải pháp không phù hợp hoặc tính chất tạm thời của chúng, chẳng hạn như đáp ứng các nhu cầu trước mắt do đại dịch Covid-19 gây ra.

Một yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng này là nhiều doanh nghiệp chưa xác định chính xác mục tiêu, chiến lược CĐS phù hợp, cũng như thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng nhân sự để triển khai CĐS. Điều này được thể hiện rõ trong các số liệu thống kê, vì chỉ có 6,2% đã hoàn thành thành công việc xác định mục tiêu CĐS và chỉ 7,6% đã thực hiện các bước gia tăng trong việc thiết lập cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho chuyển đổi số.

Cũng theo báo cáo này, 35,3% các công ty đã số hóa dữ liệu và quy trình, chủ yếu chuyển đổi các tài liệu, văn bản và giấy tờ vật lý từ "bản cứng" sang "bản mềm" được lưu trữ trong hệ thống của họ. Bước này rất quan trọng để tiến tới phạm vi CĐS rộng hơn và đồng bộ hơn.

Một tỷ lệ nhỏ (2,2%) đã làm chủ công nghệ và phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu và tự động hóa quy trình để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh, mặc dù một số vẫn gặp phải những thách thức trong quá trình sử dụng công nghệ.

Chia sẻ thêm về những thực trạng này đại diện Syllog cho biết trong những trường hợp Syllog đã tư vấn trong thời gian từ 2021-2023 các công ty được Syllog tư vấn, dàn trải và loay hoay ở các bước đầu của số hoá.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ