Đầu tư gián tiếp, cơ hội và thách thức
Cùng với các nguồn vốn khác, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII (Foreign Indirect Investment) và vốn đầu tư gián tiếp trong nước DII (Domestic Indirect Investment) đánh thức các nguồn lực của đất nước vận động vào cuộc sống sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, tích lũy là nơi bảo toàn và sinh lợi cho chủ sở hữu vốn.

Vốn đầu tư gián tiếp (Indirect Investment-II) là nguồn vốn mà chủ sở hữu của nó nắm các chứng từ có giá nhưng không tham gia vào quản lý, điều hành DN, đơn vị phát hành. Như vậy có thể nói ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp hình thành pháp nhân là nguồn II góp vào. Dĩ nhiên vận động của vốn II phải tuân thủ pháp luật, điều lệ, tập quán... Mục tiêu của II đa dạng nhưng tựu chung là nhà đầu tư tham gia thị trường tài chính nhằm mục tiêu lợi nhuận trung hạn và dài hạn, chủ động thanh khoản chốt lời, cắt lỗ.
Đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài (FII) và đầu tư gián tiếp của người trong nước (DII) đã có trải nghiệm về thời gian, sự kiện đặc biệt là từ khi có thị trường chứng khoán với các công ty cổ phần đại chúng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tiến trình thoái vốn nhà nước. Vốn II góp vào quá trình vốn hóa mạnh hơn tạo điều kiện và áp lực để các công ty cổ phần hoạt động tốt, các DN muốn phát triển mạnh hơn phải cổ phần hóa, lên sàn, có những dự án mới, nâng cao tỷ suất sinh lời để tăng giá trị DN.
Xu hướng II tăng dần theo hướng chuyên nghiệp bởi lẽ không phải ai có tiền, có nhiều tiền cũng trực tiếp đầu tư lập DN, mua DN để làm CEO điều hành kinh doanh, xã hội hình thành hai nhóm “người có vốn, kẻ có công” đồng hành sinh lợi, chia lời. Lợi ích và rủi ro giữa hai loại đầu tư trực tiếp và gián tiếp có nhiều điểm khác nhau mà mỗi chủ sở hữu vốn tự so sánh, đánh giá theo hướng đầu tư chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư tài chính lừng danh trên thế giới luôn có cách làm đẳng cấp để rủi ro nhỏ hơn thành tựu trong thời gian trung hạn trở lên.
Các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư nhộn nhịp
Sau vụ mua bán cổ phiếu Sabeco thành công lại có tin hàng trăm triệu USD từ Thái Lan chuẩn bị đổ vào TTCK Việt Nam thông qua quỹ VFMVN30 ETF(quỹ nội có quy mô lớn nhất trên TTCK Việt Nam với tổng tài sản hiện khoảng 173 triệu USD và danh mục bao gồm 30 cổ phiếu trong rổ VN30). Hiện nay, có 76 công ty chứng khoán và 45 công ty quản lý quỹ hoạt động, tổng lợi nhuận sau thuế năm 2017 của các công ty chứng khoán đạt 4.290 tỷ đồng, của các công ty quản lý quỹ đạt 444 tỷ đồng. Giá trị tài sản ròng của các quỹ năm 2017 tăng 91% so với cuối năm 2016. II có nhiều cơ hội chọn mặt gửi vàng cho đồng vốn của mình, nhiều quỹ không hạn chế sở hữu nước ngoài. Thực tế năng lực quản lý của các quỹ nhỏ còn hạn chế khi TTCK nhiều biến động, thời mua gì thắng đó không ít thì nhiều, đã lùi dần.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FII thông qua các hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài năm 2017 lên tới 6,2 tỷ USD, 6 tháng đầu năm nay mặc dù TTCK Việt Nam không mấy thuận lợi nhưng vốn FII đổ vào tăng 82,4% so với cùng kỳ năm trước đạt mức 4,1 tỷ USD, nâng tổng số FII đến năm 2017 đạt khoảng 32,5 tỷ USD. Tổng đầu tư FII và DII có thể đạt đến 10 tỷ USD năm 2018 tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế, gây áp lực cho các công ty cổ phần, quỹ đầu tư, nhóm nhà đầu tư phải minh bạch, công khai, kinh doanh hiệu quả để tăng giá trị DN. Đầu tư gián tiếp tạo lực đỡ cho TTCK Việt Nam đồng thời đòi hỏi cơ quan nhà nước, các DN liên quan có cơ chế giám sát tốt hơn để tránh việc FII rút vốn đột ngột, hoặc lấn át cổ đông nhỏ, các tranh chấp, hoạt động sai phạm khác có nguy cơ đổ vỡ thị trường tài chính.
Cổ phần hóa, thoái vốn, bán cổ phiếu riêng lẻ… tạo nguồn cung
Từ trên 12.000 DNNN, sau hơn 20 năm đổi mới, tái cấu trúc, cổ phần hóa nay còn 2.700 DNNN trong đó có hơn 500 DN loại 100% vốn nhà nước và loại nhà nước nắm cổ phần chi phối. Các nhà đầu tư cần quan tâm tiến trình IPO, thoái vốn, mua bán DN… chọn công ty có tương lai tốt để mua cổ phần, săn cổ phiếu. Chính phủ dự kiến đến năm 2020 còn khoảng 150 DNNN, chủ yếu là các công ty xổ số, công ích và ba tập đoàn Dầu khí, Điện lực và Viettel…
Một nhà đầu tư gián tiếp chuyên nghiệp không ham quản lý DN mà họ quan tâm đến tốc độ tăng giá trị DN “không hành khách nào thích cầm lái con tàu mà muốn chọn con tàu, lái tàu tốt để đồng hành”.
Tiến trình thoái vốn, mua bán DN, sửa đổi việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để chọn những nhà đầu tư đích thực, chiến lược, chuyên nghiệp thúc đẩy việc ra đời các dự án mới khả thi, tái cơ cấu sâu sắc các loại DN theo hướng trở thành các công ty đại chúng là môi trường tốt, nguồn hàng hóa phong phú cho đầu tư gián tiếp. Giống như người tiêu dùng thông minh nhà đầu tư gián tiếp chọn được hàng ưng ý.
Hiện nay chúng ta chưa có quy định đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tương lai nhà đầu tư được “đi săn” cổ phiếu, mua cổ phần ở thị trường quốc tế. Trước hết các nhà đầu tư có thế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hình thành các pháp nhân sở hữu tài sản và kinh doanh ở các thị trường khu vực, thị trường lớn. Chúng ta luôn chậm không hẳn là chắc mà là muộn mất các cơ hội, ít kinh nghiệm trong thế giới phẳng, hội nhập.
Thị trường chứng khoán phái sinh tăng tính thanh khoản
Ngày 10/08/2017 TTCK phái sinh chính thức hoạt động, cơ hội tốt cho nhà đầu tư giao dịch theo các loại hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 năm). Sau một năm, TTCK phái sinh ghi nhận có 164.872 hợp đồng. Hiện có trên 90% nhà đầu tư trên thị trường cơ sở là nhà đầu tư cá nhân, trong khi con số này trên thị trường phái sinh lên tới trên 95%. Giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm cả hoạt động tự doanh của CTCK) chiếm khoảng 1,41% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Tổng khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong năm qua đạt 23.305 hợp đồng, tương ứng 0,12% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Khúc nhạc dạo đầu khá êm ái, hứa hẹn những nhà đầu tư mới, thương vụ lớn trên thị trường diành cho những người nắm bắt, tiên đoán tương lai.
Thị trường tăng khối lượng hàng hóa giao dịch, mọi người có thể thỏa thuận về giá cả tương lai trên giá cơ sở, xây dựng niềm tin, dự đoán về “mùa màng” để “mua bán lúa non”, hoán đổi “nông sản” trong danh mục “ngũ cốc”. Các bên có quyền chọn mua, chọn bán. Tuy nhiên đây là thị trường có tính ảo vì các hợp đồng được mua bán liên tục khi danh mục CKPS đến cả các hợp đồng tín dụng, lãi suất, tiền tệ dài hạn. Các cuộc khủng hoảng kinh tế, tiền tệ đều có bóng dáng của thị trường phái sinh vì nó thổi bong bong tài chính quá lớn, ông trùm đầu tư Warren Buffet (2002) cảnh báo thị trường phái sinh là loại “vũ khí tài chính hủy diệt hàng loạt”.
Nhà đầu tư làm gì?
Hơn 2 triệu nhà đầu tư tham gia TTCK tăng 17 lần so với năm 2006, hàng hóa trên thị trường là cổ phiếu của trên 1.500 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch với giá trị vốn hoá thị trường khoảng 3.881 nghìn tỷ đồng tương đương 77,5% GDP, năm 2006 chỉ chiếm 22,7% GDP. Xu hướng đầu tư chuyên nghiệp dài hạn, “chốt lời đúng lúc, cắt lỗ đúng độ” thay thế đầu tư không chuyên, loại dần đầu tư theo phong trào hay kiểu đá bóng “cầu âu”.
Câu hỏi tại sao có nhiều dạng quỹ đầu tư lừa đảo thu hút người tham gia đầu tư? Câu trả lời là đa số những người đầu tư đó quá tin vào mời dẫn của quỹ. Kênh đầu tư gián tiếp không từ chối nhà đầu tư nhưng nó kén chọn người đầu tư, độ mở chưa lớn và không dễ thấu hiểu để xây dựng niềm tin chiến lược. Thay đổi thói quen đầu tư của người dân theo hướng đầu tư gián tiếp không phải dễ dàng. Một số quỹ hưu trí độc lập ở nước ngoài từng vận động người nhận lương hưu, người có thu nhập thường xuyên tham gia đầu tư gián tiếp thành công nhưng ở ta không dễ. Thói quen tham gia thị trường tiền tệ ngắn hạn, gửi tiết kiệm, để giành vàng ngoại tệ vẫn còn khá phổ biến ở nhiều quốc gia phương Đông.
Câu hỏi khác tại sao nguồn vốn trong dân rất lớn cỡ 500 tấn vàng và 10 tỷ USD và nguồn vốn ngắn hạn gửi ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ cao? Có thể đưa nguồn vốn này vào đầu tư gián tiếp? hoàn toàn đưa vào được khi các quỹ đầu tư, các công ty cổ phần vận động đầu tư, hoặc có các chương trình bán trái phiếu Chính phủ hấp dẫn. Nếu đầu tư trực tiếp thì môi trường kinh doanh tốt hơn để nhiều người khởi nghiệp. Thực tế một nền kinh tế càng nhiều chủ sở hữu vốn sinh lời cao thì kinh tế tăng trưởng. Trong quá trình đầu tư có rủi ro không tránh khỏi.
Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cạnh tranh trên thị trường giành các cơ hội trong ngắn hạn và tương lai, chúng ta cần có nhiều quỹ đầu tư nội với các nhân sự quản trị tài ba có khả năng thuyết phục nhà đầu tư độc lập mua các chứng chỉ quỹ. Các nhà đầu tư nên phân khúc thị trường theo cách những nhà đầu tư có nhiều vốn, trình độ cao trong một quỹ để giành lợi ích, giảm rủi ro, định hướng các dự án đầu tư mới trong cuộc cách mạng 4.0.
Những nhà đầu tư gián tiếp thành công có những bài học kinh nghiệm quý báu (xương máu) thường rất kín tiếng. Các bí quyết, thủ đoạn đầu tư không phải là “bữa ăn trưa miễn phí”. Không ai sớm thành nhà đầu tư chuyên nghiệp mà chỉ có người quan tâm, theo đuổi thực hành dài hạn mới có cơ hội thành công. Thị trường đầu tư gián tiếp không giành cho những người ngại suy tính, không dám mạo hiểm, không có tính lãng mạn tin vào tương lai.
- Cùng chuyên mục
Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư chiến lược vào trung tâm tài chính
Đến nay đã có hơn 10 nhà đầu tư, trong đó có 3 liên doanh các nhà đầu tư (Makara Capital, Terne Holding, Trump Organization) muốn được lựa chọn làm nhà đầu tư chiến lược để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại Đà Nẵng.
Đầu tư - 06/07/2025 16:54
GDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế (GDP) toàn cầu và khu vực giảm, GDP 6 tháng đầu năm 2025 của Việt Nam tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011-2025.
Đầu tư - 06/07/2025 10:28
Doanh nghiệp FDI lạc quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp FDI lạc quan nhất với 81,0% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn và giữ ổn định hơn.
Đầu tư - 06/07/2025 06:45
Quảng Châu - Trung Quốc muốn hợp tác với Hà Nội phát triển đường sắt đô thị
Lãnh đạo TP. Quảng Châu (Trung Quốc muốn đẩy mạnh tăng cường hợp tác phát triển giao thông với Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là đường sắt đô thị.
Đầu tư - 05/07/2025 14:13
Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI
6 tháng đầu năm 2025, Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn FDI, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024, đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI.
Đầu tư - 05/07/2025 06:45
Vốn FDI nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ trong 16 năm
Cả vốn FDI đăng ký và thực hiện đều tăng cho thấy niềm tin ngày càng gia tăng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế với Việt Nam.
Đầu tư - 04/07/2025 16:19
OBC Holdings ra mắt thị trường địa ốc phía Nam
Công ty CP OBC Thuận An (OBC Holdings) - một thương hiệu địa ốc mới vừa ra mắt thị trường bất động sản phía Nam, với dự án đầu tay là A&K Tower, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 04/07/2025 11:28
EuroCham: Gánh nặng hành chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh
Các rào cản hành chính làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh khu vực đang chạy đua để thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, theo EuroCham.
Đầu tư - 04/07/2025 11:08
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, TP.HCM đã tháo gỡ được 70 dự án để khơi thông nguồn lực trên 400.000 tỷ đồng, tạo lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn tiếp tục tin tưởng và quay lại thành phố để đầu tư.
Đầu tư - 04/07/2025 09:59
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI nhờ chi phí cạnh tranh
Lợi thế chi phí giúp Việt Nam thuộc top các quốc gia có lợi thế cạnh tranh dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tốt nhất, bất chấp giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% từ 2019.
Đầu tư - 04/07/2025 07:34
Thị trường bất động sản có thể sớm chuyển từ khủng hoảng 'thiếu cung' sang 'thừa cung'
TS. Lê Xuân Nghĩa tin rằng, thị trường bất động sản sắp tới sẽ "bội cung", ngược lại tình trạng "thiếu cung" trong vài năm trở lại đây.
Đầu tư - 04/07/2025 07:27
Cần hơn 14.000 tỷ để đầu tư vào hệ thống cảng biển ở Huế
Thời kỳ 2021 – 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển của Huế khoảng 14.050 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho bến cảng khoảng 12.790 tỷ đồng.
Đầu tư - 03/07/2025 09:38
Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư
Hà Nội quyết định thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường.
Đầu tư - 03/07/2025 07:28
Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ
Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo lại việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trước ngày 5/7.
Đầu tư - 02/07/2025 15:11
Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ
Luxshare-ICT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An đề xuất các nội dung nhằm hỗ trợ công ty giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.
Đầu tư - 02/07/2025 13:01
Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm 2025 với lực đẩy từ đầu tư công cùng loạt chính sách tài khóa mở rộng, nhiều ngành kinh tế và nhóm cổ phiếu như hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp và vật liệu xây dựng đang đứng trước chu kỳ tăng trưởng mới, tạo cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư trung – dài hạn cho nhà đầu tư.
Đầu tư thông minh - 02/07/2025 11:33
- Đọc nhiều
-
1
Mỹ áp thuế 20% với Việt Nam, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?
-
2
Dragon Capital:'Các công ty niêm yết Việt Nam gần như không liên quan đến hàng hóa trung chuyển'
-
3
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng
-
4
Bộ Công an thông tin vụ sữa giả HIUP và dầu ăn giả Ofood
-
5
HHV chuẩn bị trả cổ tức cổ phiếu
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago