Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài hậu CPTPP: Nhiều việc cần phải làm!

Sang năm 2018, với triển vọng tình hình kinh tế vĩ mô cùng hiệp định CPTPP được ký kết, lượng vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ còn tăng mạnh hơn.
TRẦN THÚY
10, Tháng 03, 2018 | 06:11

Sang năm 2018, với triển vọng tình hình kinh tế vĩ mô cùng hiệp định CPTPP được ký kết, lượng vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ còn tăng mạnh hơn.

TS Can Van Luc

 Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài hậu CPTPP: Nhiều việc cần phải làm!

Nhiều kỳ vọng

Rạng sáng nay (ngày 9/3 theo giờ Việt Nam), Bộ trưởng phụ trách Kinh tế của 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã tham gia Lễ ký kết chính thức Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Santiago, Chile. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ CPTPP với sự vắng mặt của Mỹ ít hơn nhiều so với TPP trước đó, đây vẫn là một bước tiến mới của Việt Nam trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế.

Trao đổi với phóng viên BizLIVE, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, việc CPTPP được thông qua sẽ có tác động lớn tới ba mảng chính của Việt Nam, bao gồm thương mại, dịch vụ và đầu tư. Riêng mảng đầu tư được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Theo chuyên gia, các quốc gia như Nhật, Úc, New Zealand là những nước thời gian vừa qua đã đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam nhưng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, đặc biệt là Úc và New Zealand, là những nước có quan hệ thương mại, đầu tư vào Việt Nam chưa nhiều.

Về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tại Việt Nam, TS. Lực cho biết, trong năm 2017, thị trường chứng khoán ghi nhận sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền khối ngoại. Theo đó, kết thúc năm, mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán đã đạt khoảng 1,7 tỷ USD, trong đó, 1 tỷ USD là vào cổ phiếu và 700 triệu USD là vào thị trường trái phiếu. Con số này cao hơn rất nhiều so với năm 2016.

Sang năm 2018, với triển vọng tình hình kinh tế vĩ mô cùng hiệp định CPTPP được ký kết, lượng vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ còn tăng mạnh hơn.“Tất nhiên, việc CPTPP được thông qua sẽ có tác động tích cực lên thị trường, tuy nhiên, để lượng hoá bao nhiêu thì khó có thể tính. Năm ngoái khối ngoại đã mua ròng khoảng 1,7 USD, năm nay tôi cho rằng con số này sẽ đạt khoảng 2,5 đến 3 tỷ USD”, TS. Lực nói.

Trong khi đó, trong một báo cáo mới ra, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) cho biết, thị trường chứng khoán Việt hiện đã phục hồi sau khi giảm mạnh đầu tháng 2. Khối ngoại tiếp tục mua ròng ở mức cao.

Thống kê từ đơn vị này cho thấy, từ đầu năm 2018, mua ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán chính thức ở mức cao, đạt xấp xỉ 573 triệu USD (trong đó 542 triệu USD cổ phiếu và 31 triệu USD trái phiếu). Trong tháng 2, khối ngoại tiếp tục mua ròng 151 triệu USD trong đó mua ròng 154 triệu USD cổ phiếu và bán ròng 3 triệu USD trái phiếu.

"Nhìn chung, triển vọng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong năm 2018 tích cực do các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lạm phát của Việt Nam ổn định, tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể vượt mức 6,8% và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết", NFSC nhận định.

Nhiều việc cần phải làm!

Mặc dù triển vọng khá sáng sủa, nhưng theo các chuyên gia, để thu hút hơn nữa nguồn vốn FII vào Việt Nam sau khi CPTPP được ký kết, Chính phủ Việt Nam sẽ còn nhiều việc phải làm.Theo NFSC, để tăng nguồn cung cho thị trường và thu hút nhà đầu tư nước ngoài, cần tiếp tục thúc đẩy cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp lớn cần có lộ trình IPO sớm để tận dụng cơ hội thị trường chứng khoán đang thuận lợi, tránh tập trung dồn dập vào cuối giai đoạn 2019-2020.

Còn theo TS. Cấn Văn Lực, có 6 điểm chính các nhà hoạch định chính sách cần phải thực hiện để có thể thu hút nguồn vốn này.

Thứ nhất, cần phải tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Thứ hai là tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh.

Thứ ba, đối với thị trường vốn, trong đó có thị trường cổ phiếu và trái phiếu, cần tăng thêm tính minh bạch và tính tuân thủ trên thị trường.

Thứ tư, đẩy mạnh cổ phần hoá và thoái vốn, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược của các doanh nghiệp Nhà nước, vừa tạo cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài, vừa thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.

Thứ năm, hết sức chú trọng đến các vấn đề liên quan đến quản trị công ty sau khi cổ phần hoá, bởi các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến quản trị, kinh nghiệm điều hành và tính minh bạch của doanh nghiệp.

Thứ sáu, đối với thị trường chứng khoán thì cần phải thúc đẩy hơn nữa thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp vốn hiện nay vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1% GDP.

(Theo BIZLIVE)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ