Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II: Mơ về con đường cao tốc để thoát nghèo

Đó là nỗi niềm đau đáu mà cô gái Hoàng Thị Bình, dân tộc Nùng, đại biểu của tỉnh Cao Bằng dự Đại hội Đại biểu toàn quốc (ĐHĐBTQ) các dân tộc thiểu số lần thứ II chia sẻ với chúng tôi.
MY ANH
07, Tháng 12, 2020 | 10:04

Đó là nỗi niềm đau đáu mà cô gái Hoàng Thị Bình, dân tộc Nùng, đại biểu của tỉnh Cao Bằng dự Đại hội Đại biểu toàn quốc (ĐHĐBTQ) các dân tộc thiểu số lần thứ II chia sẻ với chúng tôi.

130602557_1114171029033451_9066311997286210204_n

 

Đại biểu Hoàng Thị Bình kể, Trùng Khánh (Cao Bằng) quê tôi nay vẫn còn nghèo. Cuộc sống đồng bào Nùng và nhiều dân tộc thiểu số tại Cao Bằng vẫn còn nhiều khó khăn bởi thu nhập chính dựa vào nông nghiệp nhưng đất nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 10% tổng diện tích tự nhiên. Quê tôi vẫn còn nhiều trẻ em chưa được đến trường, nhiều người già chưa được khám chữa bệnh thường xuyên. Việc giao thương của người dân giữa các với địa phương trong xã, huyện, tỉnh còn rất hạn chế bởi địa hình bị chia cắt, không có nhiều tuyến đường giao thông kết nối.

Hoàng Thị Bình cho biết con đường đưa chị từ Trùng Khánh xuống miền xuôi dự đại hội “gập gềnh lắm, từ Trùng Khánh về thành phố Cao Bằng đã mất 5 giờ đồng hồ, rồi từ thành phố Cao Bằng về Hà Nội phải mất thêm nửa ngày đường di chuyển bằng ô tô. Đó là một khoảng cách còn rất lâu và rất xa về thời gian và không gian nối giữa đồng bào miền núi với trung tâm Cao Bằng và thủ đô nước Việt”.

Nhưng nhìn từ chiều ngược lại, từ bao đời nay Cao Bằng được thiên nhiên ban tặng cho phong cảnh hữu tình, đồng bào các dân tộc đoàn kết, nhân ái thuỷ chung, giàu lòng yêu quê hương đất nước, một lòng một dạ theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng, nơi được ví là “chiếc nôi” truyền thống cách mạng Việt Nam, vùng đất “phên dậu” của Tổ quốc với nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh đã được nhà nước và tổ chức thế giới xếp loại.

Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Cao Bằng phát huy truyền thống cách mạng, hăng say lao động sản xuất, nỗ lực xây dựng quê hương nên đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy vậy, nhìn vào thực trạng vẫn còn nhiều yếu tố chủ quan, khách quan thách thức sự phát triển của Cao Bằng so với nhiều địa phương trong cả nước. Trong đó vấn đề địa hình đồi núi chia cắt, hạ tầng giao thông yếu kém chính là trở lực lớn nhất làm hạn chế sự thông thương, giao kết cục bộ giữa các xã, huyện trong tỉnh Cao Bằng, và giữa Cao Bằng với các địa phương trong vùng, với Thủ đô Hà Nội, với nhiều nơi, với nhà đầu tư và bạn bè quốc tế.

“Cao Bằng của chúng tôi không có đường thuỷ, không có đường sắt, mơ ước về đường hàng không có lẽ cũng còn là một giấc mơ rất dài. Chỉ có đường bộ là con đường sống còn của Cao Bằng. Nhưng hiện trạng đường bộ Cao Bằng yếu kém như thế nào thì chắc ai cũng biết”, đại biểu này bày tỏ.

Những tưởng sự nghèo khó sẽ còn đeo bám dài lâu thế hệ người Cao Bằng, nhưng đầu tháng 10 năm 2020 vừa qua, Cao Bằng đã động thổ dự án cao tốc kết nối giữa tỉnh Lạng Sơn lên đến các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng, cùng với đó là khởi công các dự án nhỏ nối nết liên vùng, tin vui này đã làm cho đồng bào các dân tộc rất phấn khởi. Sự phấn khởi đó hiện lên trên nét mặt rạng ngời của người dân. Đó là một sự kiện lớn, ít thấy và tràn đầy cơ hội giải thoát sự bức bí về giao thông, tràn đầy hy vọng về tương lai gần có thể đưa Cao Bằng thoát nghèo.

“Để Cao Bằng phấn đấu cao bằng người” như lời Bác Hồ dặn, tôi nghĩ rằng từ lâu các thế hệ lãnh đạo Cao Bằng đã nhìn thấy tầm quan trọng của các tuyến đường và khoá lãnh đạo này đã cụ thể hoá điều đó bằng sự quyết tâm, quyết liệt, khẩn trương tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn, cản trở lớn nhất tới sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh đó là kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông”, chị Bình nói.

Ngày 10/8/2020, tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1212/QĐ-TTg - tuyến đường sẽ mở ra cơ hội đột phá, khác biệt để Cao Bằng phát triển nhanh và bền vững.

Trong thành quả bước đầu đó, suốt 2 năm qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đã đồng hành, quyết tâm cùng với Đảng bộ, chính quyền Cao Bằng làm mọi điều có thể, vượt qua mọi khó khăn từ chia sẻ kinh nghiệm, khảo sát thiết kế, đề xuất giải pháp kỹ thuật, phương án khả thi về tiết kiệm, giảm chi phí trên tổng mức đầu tư,…

Tuy vậy, nhưng đã có những lúc dự án cao tốc lên với Cao Bằng gặp rất nhiều khó khăn, tưởng chừng không vượt qua được, phải bỏ cuộc, nhưng với tình cảm, nghĩa tình, tâm huyết, trách nhiệm, quyết tâm, quyết liệt, cán bộ của Tập đoàn tham gia Ban Chỉ đạo do tỉnh thành lập đã không quản khó khăn, vất vả, nghiên cứu, đề xuất để dự án đường bộ cao tốc được phê duyệt.

“Để Cao Bằng được cao bằng người”, tôi tin tưởng rằng Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương sẽ tiếp tục quan tâm nhiều hơn, cùng với kinh nghiệm, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân Cao Bằng và của tỉnh Lạng Sơn, dự án sẽ hoàn thành vượt tiến độ, bảo đảm chất lượng và an toàn và là dự án kiểu mẫu của các dự án đường bộ cao tốc”, chị Hoàng Thị Bình với ánh mắt tin tưởng.

Đại biểu Hoàng Thị Bình cũng cho biết, những tâm tư của mình đã được đại biểu này viết thành tham luận gửi tới Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II năm nay. Và với chị đã gói trọn niềm tin, luôn mơ về một con đường cao tốc để thoát nghèo cho bà con, cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi quê hương cách mạng Cao Bằng.

Ngày 4/12, Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II đã diễn ra trọng thể tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, với chủ đề: “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”. Về dự Đại hội có 1.600 đại biểu, được bầu chọn tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ ba, đại diện cho 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng đi dự Đại hội gồm 56 người, trong đó có 44 đại biểu chính thức được Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ III bầu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ