Đại dịch Covid-19 có thể khiến thế giới mất đi 82.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tới

Nhàđầutư
Một nghiên cứu mới đây của đại học Cambridge (Anh) cảnh báo nền kinh tế toàn cầu có thể mất đi tới 82.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tới vì đại dịch do vi-rút corona gây ra (Covid-19). Trong trường hợp hồi phục nhanh thì nền kinh tế toàn cầu vẫn có thể mất đi cỡ 3,3 nghìn tỷ USD.
CHÍ THÀNH
26, Tháng 05, 2020 | 05:50

Nhàđầutư
Một nghiên cứu mới đây của đại học Cambridge (Anh) cảnh báo nền kinh tế toàn cầu có thể mất đi tới 82.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tới vì đại dịch do vi-rút corona gây ra (Covid-19). Trong trường hợp hồi phục nhanh thì nền kinh tế toàn cầu vẫn có thể mất đi cỡ 3,3 nghìn tỷ USD.

Theo nghiên cứu của Đại học kinh tế Judge thuộc Đại học Cambridge, trong kịch bản tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu có thể mất đi tới 82.000 tỷ USD. Đây là số liệu ước tính của Trung tâm nghiên cứu rủi ro của Đại học kinh tế Judge đưa ra, khi tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu giảm xuống vì suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài.

_0 1 a a kichbanKTTG

Ảnh minh họa của Stefano Guidi via Getty

"Nền kinh tế toàn cầu vẫn ở trong tình trạng 'ngưng đọng hoàn toàn' (full stop), như cách nói của Daniel Defoe đã từng dùng cách đây 300 năm, Keith Wade, nhà kinh tế trưởng của Quỹ quản lý Schroders nói trong một nghiên cứu mới công bố khác. 

Những dự báo tổn hại này dựa trên tổng lượng GDP toàn cầu có được trong năm 2019, đạt cỡ 69,2 nghìn tỷ USD đối với 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, sự tương phản trong nghiên cứu này là khá lớn.

Trung tâm nghiên cứu rủi ro của Đại học kinh tế Judge (Đại học Cambridge) cho rằng trong trường hợp lạc quan nhất, nền kinh tế toàn cầu sẽ mất đi cỡ 3,3 nghìn tỷ USD khi kinh tế toàn cầu phục hồi ở mức độ nhanh nhất, còn trong kịch bản tồi tệ của suy thoái, kinh tế toàn cầu sẽ mất đi tới 82 nghìn tỷ USD.

Theo một kịch bản dung hòa, số lượng mất mát của kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào khoảng 25,8 nghìn tỷ USD, tức là tương đương cỡ 5,8% GDP toàn cầu trong vòng 5 năm tới.

Để đưa ra một con số về tác động tiềm năng đối với kinh tế toàn cầu, dự báo tổn thất trong vòng 5 năm tới dưới đây đã bổ sung thêm các bối cảnh (tất cả đều đại diện cho số % ước tính GDP trong 5 năm).

Kinh tế nước Mỹ trong kịch bản lạc quan nhất sẽ mất đi 550 tỷ USD, tức cỡ 0,4% GDP, còn trong kịch bản xấu thì mất đi tới 19,9 nghìn tỷ USD, tương đương 13,6% GDP.

Kinh tế nước Anh mất đi 96 tỷ USD (0,45% GDP) trong kịch bản lạc quan, và mất đi 2,5 nghỉn tỷ USD (16,8% GDP) trong kịch bản tồi tệ nhất.

Tương tự, kinh tế Trung Quốc sẽ mất đi cỡ 1.000 tỷ USD trong kịch bản lạc quan nhất, tương đương 0,9% GDP và mất cỡ 19.000 tỷ USD trong kịch bản tệ nhất, tức cỡ 16,5% GDP.

Nghiên cứu nhấn mạnh rằng đây không phải là các con số dự báo cho những gì sẽ xảy ra, mà chỉ là các dự phóng về những gì có thể xảy ra. Chúng cũng không phản ánh sự thu hẹp các hoạt động kinh tế mà chỉ là tiềm năng GDP có nguy cơ bị mất.

Andrew Coburn, nhà khoa học trưởng đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Các tính toán mới về nguy cơ liên quan tới GDP (GDP@Risk) không phải là các sự báo, mà chỉ là những dự đoán dựa trên nhiều kịch bản khác nhau có thể xảy ra trong vòng 5 năm tới liên quan tới các tác động kinh tế do Covid-19 gây ra".

Đáng chú ý, thị trường tài chính trên thực tế đã không bị ảnh hưởng của các kịch bản ngày tận thế. Chỉ số S&P 500 vẫn tiếp tục gia tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ, và thậm chí còn tăng tới 30% trong tháng Ba vừa qua.

Trong các tác động liên quan khác, tăng trưởng và lợi nhuận trong tương lai có thể tiếp tục bị suy giảm trong vòng 40 năm sau khi đại dịch xảy ra, vẫn theo đánh giá của Keith Wade, nhà kinh tế trưởng của Quỹ quản lý Schroders.

_0 1 a a Bang1

Bảng đánh giá tác động của các đại dịch trong quá khứ của Keith Wade, nhà kinh tế trưởng của Quỹ quản lý Schroders.

Bằng cách trích dẫn những nghiên cứu về tác động kinh tế lâu dài của các đại dịch trong quá khứ, Wade đã làm sáng tỏ tác động của những đợt bùng phát dịch bệnh kể từ Cái chết Đen từ thế kỷ 14 cho tới sự bùng nổ của vi-rút H1N1 trong năm 2009.

"Nền kinh tế thế giới vẫn ở trong giai đoạn 'dừng hoàn toàn' (full stop), như cách nói của nhà văn-nhà báo Daniel Defoe đưa ra cách đây 300 năm, Wade cho biết.

"Virus có khả năng củng cố các xu hướng thúc đẩy hoạt động trước khi dịch bệnh bùng phát, bằng cách thách thức con đường tăng trưởng, tạo áp lực lớn hơn đối với tài chính của chính phủ và gia tăng bất bình đẳng khi công nghệ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết", Wade kết luận.

(Theo Business Insider)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ