'Thế hệ Z' có thực sự bị lãng quên trong đại dịch Covid-19?

Nhàđầutư
Cuộc chiến giữa các thế hệ, đó là chủ đề chính của tuần báo Pháp Le Courrier International xuất bản cuối tuần này, đề cập đến một chủ đề khá nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi: Liệu Covid-19 có khoét sâu mâu thuẫn giữa thế hệ trẻ với những người cao tuổi, trong gia đình cũng như ngoài xã hội?
HOÀNG AN
24, Tháng 05, 2020 | 06:31

Nhàđầutư
Cuộc chiến giữa các thế hệ, đó là chủ đề chính của tuần báo Pháp Le Courrier International xuất bản cuối tuần này, đề cập đến một chủ đề khá nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi: Liệu Covid-19 có khoét sâu mâu thuẫn giữa thế hệ trẻ với những người cao tuổi, trong gia đình cũng như ngoài xã hội?

Thế hệ Z, tên gọi của thế hệ trẻ sinh sau 1996, đang bị mắc kẹt trong một thế giới 'đang đi tới ngày tận thế', theo cách gọi của tờ Le Courrier International, khi các thảm họa trở thành những chuyện thường ngày và tình trạng bấp bênh ngày một lên cao.

_0 1 a a genZ

Thế hệ Z tuy được coi là được hưởng nhiều lơi ích của thời đại mới nhưng cũng 'kế thừa' những điều tệ hại của thế giới hiện đại. Minh họa từ Datawords

Ngược lại, thế hệ người già hiện nay (chính là thế hệ trẻ nổi tiếng một thời với cái tên baby boomer, tức là những người sinh sau giai đoạn chiến tranh (từ 1944 đến 1964) ở châu Âu lại được coi là thế hệ được hưởng những điều kiện thuận lợi của một xã hội có đầy đủ việc làm và tăng trưởng liên tục. Thế hệ này bị cáo buộc là đã để lại 'một thế giới nghẹt thở, đầy ô nhiễm và khó sống' cho thế hệ trẻ ngày nay, theo cách nói của Pascal Chabot trên tờ báo Bỉ La Libre Belgique.

Tờ Le Courrier International cho rằng dù thế hệ cao tuổi phải sống cách biệt trong các nhà dưỡng lão, và là đối tượng chịu thiệt hại nhiều về nhân mạng trong đại dịch Covid-19 nhưng chính thế hệ Z, những người dưới 30 tuổi lại mới là đối tượng bị lãng quên nhiều nhất.

Dù ít có nguy cơ mắc bệnh hơn người già nhưng vì lệnh phong tỏa, những người trẻ tuổi cũng đã buộc phải sống ở trong nhà. Vốn đã từng phải sống trong hoàn cảnh bấp bênh trước thời kỳ bệnh dịch nhưng việc buộc phải sống tại nhà trong những tuần lễ phong tỏa lại càng khiến cuộc sống của họ khó khăn thêm, và tương lai của họ cũng bất định hơn.

_0 1 a a Gen-Z

Minh họa của Product Growth

Theo Le Courrier International, giới trẻ tại các nước phương Tây có cái nhìn rất khác người già về đại dịch, thậm chí có thể hoàn toàn trái ngược với người cao tuổi hay những người thuộc tầng lớp trung niên.

Cô Georgia Noble Irwin, 20 tuổi người Canada tâm sự điều này trên tờ Globe and Mail: "Cô rất ngạc nhiên khi chứng kiến thái độ sững sờ của bố mẹ cô trước đại dịch". Với cô, cũng như các bạn bè cùng trang lứa của cô thì một biến cố như đại dịch Covid-19 là điều hoàn toàn bình thường, có thể dự báo được trong một thế giới như hiện nay. Bởi đó là một thế giới, theo giới trẻ, khá gần với ngày tận thế, với các thảm họa diễn ra hàng ngày và có xu hướng ngày càng gia tăng.

Lúc mới 2 tuổi rưỡi, Georgia sống tại New York, ngay cạnh tòa tháp đôi bị khủng bố tấn công. Trong suốt tuổi thơ ấu của mình, cô chứng kiến các cảnh cháy rừng như cơm bữa và không đếm nổi bao nhiêu lần chứng kiến các cảnh tan băng tại các cực của trái đất. Hàng trăm loài động vật đã biến mất trong 'tuổi thơ ngắn ngủi' của chúng và Georgia đã góp tiền cho Quỹ bảo vệ động vật thế giới WWF trong nhiều năm liền để cứu loài gấu trắng Bắc cực khỏi bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu.

Thiếu nữ 20 tuổi này kết án các thế hệ đi trước đã tạo ra thế giới kinh hoàng hiện nay, tạo ra biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường, tạo ra một thế giới cạn kiệt tài nguyên... "Thế hệ ngày nay đã được chuẩn bị để sống trong một thế giới 'thảm họa' như vậy", cô nhấn mạnh.

_0 1 a a glasses pink

Cuộc đời hoàn toàn không còn là mầu hồng đối với thế hệ Z. Minh họa của Wenting Li/Global and Mail

Dẫn lại một bài báo trên The Sydney Morning Herald, tờ Le Courrier International cho rằng 'Hãy mang lại hy vọng cho thế hệ trẻ' bằng cách đưa ra các kế hoạch chấn hưng công bằng hơn và thực sự chú trọng tới môi trường.

Nhà báo Caitlin Fitzsimmons, tác giả bài viết trên The Sydney Morning Herald, cho rằng chúng ta nên 'cố gắng vượt qua các mẫu thuẫn có tính giả tạo. "Hãy cổ vũ cho việc phong tỏa để cứu nền kinh tế, cứu giới trẻ thay vì cứu thế hệ trung niên", ông nhấn mạnh.

Theo tác giả, ngăn ngừa đại dịch là điều chắc chắn phải làm, để giải quyết cuộc khủng hoảng y tế trước mắt, nhưng về lâu dài, không thể quên đi xu thế biến đổi khí hậu, là "mối đe dọa nguy hiểm hơn nhiều về dài hạn". Chưa kể việc, biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy cơ đại dịch xuất hiện nhiều hơn.

Chấn hưng kinh tế bằng mọi giá là đi vào ngõ cụt. Vấn đề chủ yếu mà lớp người đi trước có thể làm cho các thế hệ trẻ, là xây dựng một hệ thống kinh tế coi việc bảo vệ tối đa môi trường là mục tiêu. Để "trả món nợ" cho các thế hệ trẻ không gì tốt hơn là để cho chúng có một tương lai, ông kết luận. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ