5 biểu đồ cho thấy cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Mỹ đã vượt qua cuộc Đại suy thoái chỉ trong có 2 tháng

Nhàđầutư
Đã 2 tháng trôi qua kể từ khi Mỹ bắt đầu phong tỏa đất nước để hạn chế sự lây lan của virus corona. Nỗi đau kinh tế do virus corona gây ra đã vượt qua cuộc Đại suy thoái với việc hàng triệu người Mỹ bị thất nghiệp, doanh nghiệp bị đóng băng và chi tiêu của người tiêu dùng tụt giảm.
CHÍ THÀNH
24, Tháng 05, 2020 | 15:42

Nhàđầutư
Đã 2 tháng trôi qua kể từ khi Mỹ bắt đầu phong tỏa đất nước để hạn chế sự lây lan của virus corona. Nỗi đau kinh tế do virus corona gây ra đã vượt qua cuộc Đại suy thoái với việc hàng triệu người Mỹ bị thất nghiệp, doanh nghiệp bị đóng băng và chi tiêu của người tiêu dùng tụt giảm.

Phải mất đến vài tuần để các nhà kinh tế đi tới đồng thuận rằng việc ngừng hoạt động để ngăn chặn sự lây lan của virus đã khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Kể từ khi lệnh phong tỏa, cấm mọi người ra đường ở Mỹ đến nay đã được 2 tháng nhưng hậu quả của cuộc suy thoái đang diễn ra đã vượt quá những gì mà cuộc Đại suy thoái gây ra trong vòng 18 tháng, từ năm 2007 đến 2009.

"Nó quá đủ để cho bạn thấy cuộc khủng hoảng đang diễn ra đã phát triển nhanh và sâu như thế nào", Daniel Zhao, nhà kinh tế thuộc Glassdoor nói với Business Insider.

"Quy mô và phạm vi của cuộc khủng hoảng là rất bất thường so với bất kì gián đoạn ngắn các hoạt động kinh tế nào trước đây", ông nói tiếp.

_0 1 a a JobUS-Reuters

Số lượng người thất nghiệp ở Mỹ đã lên tới mức lịch sử, vượt qua cả thời kỳ Đại suy thoái trước đây. Ảnh Reuters/Jason Reed

Những dữ liệu khổng lồ cho thấy nỗi đau của kinh tế Mỹ: hàng triệu lao động Mỹ bị mất việc, hàng triệu việc làm bị biến mất, chi tiêu cho tiêu dùng, bán lẻ và sản xuất đã sụt giảm thảm hại với các mức độ kỷ lục.

Thiệt hại của thị trường lao động cực lớn trong bối cảnh toàn nước Mỹ phải đóng cửa để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. 

Virus corona chỉ mất có 4 tuần để xóa đi toàn bộ các việc làm được tạo mới ra cho nước Mỹ kể từ năm 2009. Và nó mất 9 tuần để số lượng người yêu cầu bảo hiểm nghề nghiệp vượt qua tổng số hồ sơ do cuộc Đại suy thoái gây ra trong vòng cỡ 18 tháng.

Không chỉ thế, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã tăng vọt trong tháng 4 từ mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua hồi tháng 2 lên mức cao nhất nếu tính từ cuộc Đại suy thoái diễn ra trong những năm 1920 và 1930. Và các nhà kinh tế nghĩ rằng con số này còn cao hơn vào tháng 5 này khi danh sách thất nghiệp được điền thêm tên của những người hoạt động trong các khu vực phi nông nghiệp.

Táo và cam

Lindsey Piegza, nhà kinh tế trưởng tại Stifel cho Business Insider biết rằng: "Rất hợp lý khi so sánh suy thoái do virus corona gây ra với cuộc Đại suy thoái bởi đây là sự kiện kinh tế lớn nhất diễn ra mới đây".

_0 1 a a Depression Free Soup Getty

Người thất nghiệp xếp hàng để lấy thực phẩm miễn phí thời kỳ Đại suy thoái ở Mỹ. Ảnh tư liệu của Getty Images

"Thực sự là ít ai nhớ hết lại những gì đã xảy ra trong cuộc Đại suy thoái diễn ra trong thập kỷ 80", Piegza nói.

"Do vậy, cần thiết so sánh các điều tệ hại của những gì đang diễn ra với tác hại của cuộc khủng hoảng tài chính trước đây. Đó là mô hình mà chúng ta đang sống", nhà kinh tế nói tiếp.

Tuy nhiên, cũng có những khác biệt.

Hoa Kỳ đóng cửa nền kinh tế để đối phó với một sự kiện kinh tế, khác với cuộc Đại suy thoái diễn ra sau khi có cuộc khủng hoảng tài chính.

"Cuộc suy thoái đang diễn ra không phải do một điều gì đó sai trong cấu trúc kinh tế gây ra. Nó không phải do bong bóng bất động sản hay khủng hoảng tài chính tạo ra", Zhao nói.

Do vậy, vẫn theo Zhao, mặt tích cực là các hoạt động kinh tế và nhu cầu sẽ tăng trở lại sau khi nền kinh tế được mở trở lại.

"Nếu các doanh nghiệp và người lao động được hỗ trợ trong thời gian diễn ra đại dịch thì hy vọng các hoạt động kinh tế sẽ quay trở lại một cách nhanh chóng hơn so với thời kỳ Đại suy thoái và chúng tôi hy vọng sự hồi phục cũng nhanh hơn so với thời kỳ hậu Đại suy thoái", nhà kinh tế giải thích.

Ryan Sweet, một nhà kinh tế cao cấp tại Moody's nói việc so sánh đại dịch do virus corona gây ra với cuộc Đại suy thoái tương tự như việc so sánh giữa 'táo với cam'.

"Tôi nghĩ điều này giống với một thảm họa thiên nhiên hơn", Sweet nói với Business Insider. Ông nhìn thấy sự giống nhau trong tác động tới thị trường lao động giống như những gì đã xảy ra sau các cơn siêu bão Katrina, Rita hay Sandy.

Tuy vậy, cũng có những thứ không giống với một thảm họa thiên nhiên như cơn bão Katrina: không có sự phá hủy lớn về cơ sở hạ tầng như nhà cửa bị đổ, doanh nghiệp bị phá hủy hay việc hàng nghìn người phải di dời để trú ẩn. 

"Nhưng về mặt thuật ngữ kinh tế, lực lượng lao động cũng bị đột ngột giảm mạnh như những gì xảy ra sau các đợt siêu bão Katrina hay Rita hoành hành. Đó là thứ tôi thấy giống nhau", Sweet nói.

Đa dạng các kịch bản phục hồi

Mặc dầu nhiều bang trong nước Mỹ đã bắt đầu mở cửa trở lại nhưng nước Mỹ dường như vẫn kiên định trong việc phong tỏa đất nước, và như vậy chúng ta sẽ thấy tác động về chiều sâu của đại dịch.

_0 1 a a Crisis 2009 2020 FT

Minh họa về khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 và năm 2020 trên Finantial Times. Minh họa: Ingram Pinn/Financial Times

Các nhà kinh tế dự báo tổng sản phẩm nội địa của Mỹ sẽ còn giảm mạnh trong quí II, kể từ tháng Tư đến tháng Sáu.

Giờ thì các nhà kinh tế ở Mỹ đang xem xét các dữ liệu cho 2 điều: chúng chứng tỏ các chỉ số đã đạt đến mức tồi tệ nhất hay chưa, hoặc chúng đang bắt đầu tăng trở lại.

Nền kinh tế Mỹ phục hồi càng nhanh đồng nghĩa với thời gian suy thoái ngắn lại, và điều này được Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ gọi là "sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động kinh tế trải khắp nền kinh tế, kéo dài hơn một vài tháng, thấy rõ trong chỉ số GDP thực, trong thu nhập thực tế, trong việc làm, trong sản xuất công nghiệp và trong tổng doanh số bán buôn và bán lẽ".

Phần lớn thiệt hại kinh tế dự kiến sẽ xảy ra trong quí II và các nhà kinh tế tiếp tục quan sát các dữ liệu để có thể tạo ra được một bức tranh đầy đủ về tình hình và đánh giá được sự phục hồi có thể diễn ra theo cách nào.

Vẫn có những điều chưa chắc chắn về tương lai, cho dù một số bang ở Mỹ đã mở cửa trở lại. "Tôi nghĩ giờ vẫn còn quá sớm để nói ra được sự phục hồi và tốc độ của sự phục hồi sẽ có hình dạng ra sao. Những ai đã gán các kiểu hồi phục theo các chữ cái theo tôi quả thật là việc 'quá tự tin'", nhà kinh tế Zhao nói.

Ông cho biết thêm: Tất cả những gì có thể xảy ra, về mặt chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng hay về mặt chính sách đều có thể có tác động lớn tới sự hồi phục kinh tế.

Đối với các nhà kinh tế, điều quan trọng là tốc độ của sự hồi phục sẽ diễn ra như thế nào. Trong khi sự phục hồi thời kỳ hậu Đại suy thoái diễn ra trong thời gian rất lâu, tốc độ hồi phục của nó cũng rất chậm.

Theo ông Heidi Shierholz, chuyên gia cao cấp tại Viện Chính sách Kinh tế Mỹ, việc Mỹ hồi phục lại sau khủng hoảng phụ thuộc vào kích cỡ của các gói kích thích kinh tế mà Chính phủ Mỹ sử dụng. 

"Đó là một sự lựa chọn. Một trong những điều khiến cho sự phục hồi từ cuộc Đại suy thoái trở nên tồi tệ và yếu ớt chính là việc chính quyền tiểu bang và địa phương không nhận được đầy đủ sự hỗ trợ cần thiết giúp họ không phải cắt giảm những thứ thiết yếu gây hại cho nền kinh tế", chuyên gia Shierholz nói.

Theo ông Shierholz, chính phủ liên bang có thể ngăn không cho những điều tương tự xảy ra bằng cách đảm bảo lợi ích của mọi người, ngay cả khi họ không làm việc và giúp các doanh nghiệp hoạt động cho dù nền kinh tế chưa hoàn toàn mở lại hết.

"Khi chính phủ làm được những điều này, khi nền kinh tế được mở lại, sẽ có ngay nguồn cầu và niềm tin vào nền kinh tế, giúp quá trình hồi phục được nhanh hơn", chuyên gia Shierholz nói.

Dưới đây là 5 biểu đồ cho thấy khủng hoảng do virus corona gây ra cho nền kinh tế Mỹ tồi tệ hơn nhiều so với thời kỳ Đại suy thoái trước đây.

1. Trong vòng chỉ có 9 tuần, người ta đã nhận thấy một số lượng lớn chưa từng thấy số người Mỹ nộp đơn để lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp. 

_0 1 a a Employment

Đồ họa của Business Insider. Nguồn dữ liệu từ FRED/Cơ quan Việc làm và Đào tạo Mỹ. (Đường xanh nhạt là thời kỳ Đại suy thoái (từ 5/1/2008 đến 27/6/2009), đường xanh đậm là thời kỳ Covid-19 (từ 14/3 đến 16/5/2020).

2. Hơn 38 triệu đơn đề nghị nhận bảo hiểm thất nghiệp chỉ trong vòng có 9 tuần, tức là hơn tổng số đơn đề nghị nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp trong vòng 18 tháng của thời kỳ Đại suy thoái.

_0 1 a a Beginningofcrisis

Đồ họa của Business Insider. Nguồn dữ liệu từ FRED/Cơ quan Việc làm và Đào tạo Mỹ. (Đường xanh nhạt là thời kỳ Đại suy thoái (từ 5/1/2008 đến 27/6/2009), đường xanh đậm là thời kỳ Covid-19 (từ 14/3 đến 16/5/2020).

3. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên tới 14,7% trong tháng 4 vừa qua, cao hơn mức đỉnh 10% vào tháng 10/2009 của thời kỳ Đại suy thoái.

_0 1 a a aUnemployement

Đồ họa của Business Insider. Nguồn dữ liệu từ FRED/Cơ quan Việc làm và Đào tạo Mỹ. (Đường xanh nhạt là thời kỳ Đại suy thoái (từ 5/1/2008 đến 27/6/2009), đường xanh đậm là thời kỳ Covid-19 (từ 14/3 đến 16/5/2020).

4. Bán lẻ và doanh số bán lẻ ngành dịch vụ thực phẩm đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, và giảm gần 25% từ mức đỉnh hồi tháng 2.

_0 1 a a foodservicesales

Đồ họa của Business Insider. Nguồn dữ liệu từ FRED/Cơ quan Việc làm và Đào tạo Mỹ. (Đường xanh nhạt là thời kỳ Đại suy thoái (từ 5/1/2008 đến 27/6/2009), đường xanh đậm là thời kỳ Covid-19 (từ 14/3 đến 16/5/2020).

5. Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ dự kiến sẽ giảm tới 40% trong quí II, tức là gần gấp 5 lần so với mức giảm 8,4% trong quí tồi tệ nhất của thời kỳ Đại suy thoái (quí IV năm 2008).

_0 1 a a GDPUS

Đồ họa của Business Insider. Nguồn dữ liệu từ FRED/Cơ quan Việc làm và Đào tạo Mỹ/Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ. (Đường xanh nhạt là thời kỳ Đại suy thoái (từ 5/1/2008 đến 27/6/2009), đường xanh đậm là thời kỳ Covid-19 (từ 14/3 đến 16/5/2020).

(Theo Business Insider)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ