Đà Nẵng thúc tiến độ khảo sát để sớm khởi động dự án cảng Liên Chiểu

Nhàđầutư
Đà Nẵng mong muốn JICA (Nhật Bản) sớm hoàn thành dự án khảo sát thu thập số liệu nghiên cứu dự án Phát triển cảng Liên Chiểu để sớm khởi động dự án trong năm 2021.
THÀNH VÂN
08, Tháng 11, 2020 | 07:31

Nhàđầutư
Đà Nẵng mong muốn JICA (Nhật Bản) sớm hoàn thành dự án khảo sát thu thập số liệu nghiên cứu dự án Phát triển cảng Liên Chiểu để sớm khởi động dự án trong năm 2021.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng vừa có buổi việc với Đại diện cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam để nghe Báo cáo đầu kỳ dự án khảo sát thu thập số liệu nghiên cứu dự án Phát triển cảng Liên Chiểu tại Đà Nẵng.

Trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định rõ nhiệm vụ là sớm triển khai xây dựng Cảng Liên Chiểu thành cảng loại IA theo quy hoạch hệ thống cảng quốc gia, mở rộng và chuyển đổi Cảng Tiên Sa thành Cảng du lịch quốc tế".  

Theo định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị ngành giao thông vận tải, đơn vị tư vấn sẽ nghiên cứu phát triển cảng Liên Chiểu, khu đô thị cảng và nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý cảng thống nhất phù hợp với định hướng của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Việc nghiên cứu này phải hoàn thành ngay trong năm 2020 để dự án có thể khởi động ngay trong năm 2021, phù hợp với giai đoạn phát triển 5 năm 2021-2025 của thành phố.   

Trước đó, JICA đã đồng ý tài trợ khoảng 11 tỷ đồng để triển khai dự án Khảo sát thu thập số liệu Phát triển cảng Liên Chiểu, sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính Phủ Nhật Bản. 

cang---lien---chieu

Phối cảnh dự án cảng Liên Chiểu.

Theo đó, đơn vị JICA sẽ làm những nội dung chính như: rà soát, thu thập các số liệu về dự án cảng Liên Chiểu và quy hoạch phát triển cảng; đề xuất chiến lược Quy hoạch phát triển cảng và các khu vực lân cận; lập quy hoạch cảng giai đoạn 2025-2040; đề xuất hướng tuyến đường nối phù hợp với Cảng Liên Chiểu và kết cấu hạ tầng đường hiện hữu; xem xét tính khả thi của việc phân dịch hợp phần đầu tư công/tư (đưa ra phạm vi nghiên cứu tiền khả thi hợp phần kêu gọi tư nhân theo quy định của Việt Nam). 

Ông Shinraku Takaaki, Đại diện JICA tại Việt Nam cho biết, do tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hợp tác phát triển nói chung và của hoạt động nghiên cứu, khảo sát dự án cảng Liên Chiểu nói riêng. Hiện nay, JICA đã cử các chuyên gia từ Nhật Bản sang và do phải thực hiện các biện pháp cách ly phòng dịch nên tiến độ thực hiện dự án nghiên cứu chậm hơn so với dự kiến.

“Dựa trên cơ sở nhu cầu sản xuất, vận tải thực tế và dự báo, các định hướng phát triển, Đồ án của tư vấn sẽ đề xuất một quy hoạch bến cảng Liên Chiểu theo hướng hiện đại; công nghệ quản lý vận hành cảng mới nhất; đánh giá tính khả thi tài chính của dự án; phân định rõ khu vực  đầu tư công và và khu vực đầu tư tư nhân… Mục tiêu cuối cùng là xây dựng cảng Liên Chiểu tăng được tính hấp dẫn, khả năng thu hút đầu tư cùng khả năng cạnh tranh với các cảng khác”, ông Shinraku Takaaki cho hay.

Tại buổi làm việc, ông Trần Phước Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng mong muốn JICA sớm hoàn thành dự án khảo sát thu thập số liệu nghiên cứu dự án Phát triển cảng Liên Chiểu để có sự triển khai dự án đồng bộ, hiệu quả.

Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng đề nghị bổ sung thêm ý nghĩa của việc khảo sát còn nhằm mục tiêu đề xuất mô hình công ty quản lý, điều hành khai thác cảng có liên hệ với các khu dịch vụ hậu cần sau cảng, các trung tâm logictic phục vụ khai thác cảng biển; lưu ý về phần cơ sở hạ tầng dùng chung do nhà nước đầu tư.

Được biết, dự án cảng Liên Chiểu Đà Nẵng gồm 2 phần: phần cơ sở hạ tầng dùng chung và phần kêu gọi đầu tư. 

Trong đó, đối với phần cơ sở hạ tầng dùng chung, cảng Liên Chiểu sẽ đáp ứng yêu cầu cơ sở hạ tầng cho phát triển 2 bến ban đầu, có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU; bảo đảm lượng hàng thông qua từ 3,5-5,0 triệu tấn/năm và phát triển các bến tiếp theo theo quy hoạch...

Dự kiến, tổng mức đầu tư cho hợp phần này là 3.426 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 2.995 tỷ đồng, còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, tư vấn và dự phòng. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ