Bí thư Trương Quang Nghĩa: Đà Nẵng sẽ xây dựng cảng Liên Chiểu hơn 32.860 tỷ

Nhàđầutư
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa khẳng định, thực hiện Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng sẽ xây dựng cảng Liên Chiểu với tổng mức đầu tư hơn 32.860 tỷ đồng.
VĂN DŨNG
04, Tháng 12, 2019 | 11:57

Nhàđầutư
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa khẳng định, thực hiện Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng sẽ xây dựng cảng Liên Chiểu với tổng mức đầu tư hơn 32.860 tỷ đồng.

Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng cùng tổ đại biểu Quốc hội của TP. Đà Nẵng vừa có buổi tiếp xúc cử tri quận Liên Chiểu.

Tại đây, cử tri Nguyễn Như Thường ở tổ 10, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng cho biết, một số người lo lắng trước thông tin dừng dự án xây dựng cảng Liên Chiểu. Theo ông, địa bàn có 2 dự án trọng điểm là dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và dự án xây dựng cảng Liên Chiểu.

Cử tri Nguyễn Như Thường đề nghị: "Cảng Liên Chiểu nên xây dựng để trở thành cảng hàng hóa, để cảng Tiên Sa thành cảng du lịch sau này là cảng quân sự quốc tế nữa. Cảng Liên Chiểu mà xây dựng thì mang vị trí chiến lược để lên tuyến cao tốc, bớt đi gánh nặng xe container đi trên đường Ngô Quyền chạy ngang qua thành phố".

Cang_Lien_Chieu

Theo báo cáo cuối kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cảng Liên Chiểu, dự kiến mức đầu tư giai đoạn 2022 là 7.378 tỉ đồng (1,845 triệu tấn); giai đoạn 2030 là 7.857 tỉ đồng (17,5 triệu tấn); giai đoạn 2050 là 17.626 tỉ đồng (46 triệu tấn/năm). (Ảnh: UBND TP. Đà Nẵng)

Ông Trương Quang Nghĩa cho biết, Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị khẳng định vai trò cảng Liên Chiểu đối với Đà Nẵng và cả miền Trung, Tây nguyên. Các nhà quy hoạch đặt câu hỏi, ngay thời điểm này có nên làm cảng Liên Chiểu hay không? Trong khi tại tỉnh Quảng Nam có cảng Kỳ Hà, tỉnh Thừa Thiên - Huế có cảng Chân Mây.

Theo ông Nghĩa, để có cái nhìn khách quan, khoa học nhất trên cơ sở tôn trọng ý kiến của các chuyên gia, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng đã họp lắng nghe các ý kiến góp ý và đưa ra quyết định là sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế tại Đà Nẵng về cảng Liên Chiểu và cảng Tiên Sa.

“Qua trao đổi ý kiến, cho đến hôm nay xin khẳng định với bà con là chúng ta thực hiện đúng theo Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị là xây dựng cảng Liên Chiểu. Và dần dần, cảng Tiên Sa trong quá trình xây dựng cảng Liên Chiểu sẽ giảm chức năng hàng hóa. Còn lại khu vực đó là cảng quân sự, cảng hành khách, cảng cá. Đó là khu vực Tiên Sa. Rõ ràng nếu nói đến logistics hay các dịch vụ khác thì cảng Liên Chiểu có rất nhiều lợi thế”, ông Nghĩa nói.

Như Nhadautu.vn đã đưa, tại Hội nghị thảo luận về Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức mới đây, đơn vị tư vấn Surbana Jurong (Singapore) cũng chính thức bày tỏ quan điểm mở rộng cảng Tiên Sa, không phát triển cảng Liên Chiểu.

Trao đổi với Nhadautu.vn, chuyên gia Singapore cho rằng, Cảng Tiên Sa hiện tại vẫn chưa khai thác hết công suất là do dây chuyền chưa hiện đại cộng với bức bối về hạ tầng giao thông ra vào cảng. Vì vậy, cách giải quyết bài toán đối với cảng này không phải là xây dựng một cảng biển thay thế.

“Cách tốt nhất là nâng cấp dây chuyền của Cảng Tiên Sa lên. Bên cạnh đó cần tập trung giải quyết vấn đề về giao thông. Đằng nào cũng phải thiết kế lại hạ tầng giao thông ở khu vực này”, chuyên gia này cho biết.

Cũng theo chuyên gia trên, phương án trên do đơn vị tư vấn nghiên cứu góp ý, còn thực hiện hay không phụ thuộc vào TP. Đà Nẵng.

Đến nay, cả Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã khẳng định giữa các cuộc tiếp xúc cử tri rằng, Đà Nẵng sẽ xây dựng cảng Liên Chiểu.

Theo báo cáo cuối kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cảng Liên Chiểu, Công ty CP Tư vấn xây dựng Cảng – Đường thủy (TEDIPORT) dự kiến mức đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu giai đoạn 2022 là 7.378 tỷ đồng (trong đó vốn nhà nước 46%, vốn tư nhân theo hình thức PPP là 54%); giai đoạn 2030 là 7.857 tỷ đồng (vốn nhà nước 27%, vốn tư nhân 73%); giai đoạn 2050 là 17.626 tỷ đồng (vốn nhà nước 26%, vốn tư nhân 74%). Như vậy tổng mức đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu qua 3 giai đoạn là 32.861 tỷ đồng (vốn nhà nước 31%, vốn tư nhân 69%).

TEDIPORT cũng nêu rõ, cảng Liên Chiểu cần thiết được đầu tư theo hình thức PPP nhằm giảm gánh nặng đầu tư tài chính của ngân sách, nâng cao hiệu suất và năng suất nhờ cạnh tranh lành mạnh; cung cấp được dịch vụ chất lượng cao với giá thấp hơn cho nền kinh tế; cung cấp công nghệ vận hành và khai thác cảng tiên tiến và kiến thức về quản lý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ