Có 'lối thoát' cho hàng nghìn MW điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp?

Nhàđầutư
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi EVN yêu cầu dựa trên Thông tư 15 mới ban hành quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp để xây dựng khung giá phát điện. Đây có thể coi là nền tảng, "lối thoát" cho hàng nghìn MW điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.
ĐÌNH VŨ
05, Tháng 10, 2022 | 15:28

Nhàđầutư
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi EVN yêu cầu dựa trên Thông tư 15 mới ban hành quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp để xây dựng khung giá phát điện. Đây có thể coi là nền tảng, "lối thoát" cho hàng nghìn MW điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

dien-mat-troi

Bộ Công Thương yêu cầu EVN xây dựng khung giá phát điện mặt trời, điện gió. Ảnh: Internet.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến nay còn 62 dự án điện gió với tổng công suất 3.479 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN, nhưng không kịp hoàn thành COD trước 31/10/2021 nên chưa được bán điện. Bên cạnh đó, 452 MW điện mặt trời cũng đã hoàn thành sau thời hạn 31/12/2020 nên phải chờ xác định giá bán điện hơn một năm, vẫn chưa được bán điện.

Liên quan đến cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, Bộ Công Thương đề xuất và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cơ chế nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành.

Các dự án điện gió, điện mặt trời sẽ triển khai trong tương lai sẽ được áp dụng cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện tương tự như nêu ở trên, để đảm bảo tính đồng nhất của hành lang pháp lý với các dự án.

Ngày 3/10/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Đây có thể coi là một trong những tiền đề để giải toả phần nào những vấn đề đang đặt ra cho các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp gần đây.

Thông tư 15 áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia triển khai đầu tư nhà máy hoặc phần nhà máy điện mặt trời đã ký kết hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước ngày 1/1/2021 và các nhà máy hoặc phần nhà máy điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1/11/2021 nhưng không đáp ứng điều kiện áp dụng giá mua điện quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 5 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế khuyến khích, phát triển điện mặt trời tại Việt Nam và khoản 7 Điều 1 Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 26/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện gió tại Việt Nam.

Khung giá phát điện của Nhà máy điện mặt trời mặt đất, Nhà máy điện mặt trời nổi, Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển là dải giá trị từ giá trị tối thiểu (0 đồng/kWWh) đến giá trị tối đa.

Phương pháp xác định giá phát điện của Nhà máy điện mặt trời, gió dựa trên chi phí vốn đầu tư, điện năng giao nhận bình quân, tỷ suất chiết khấu tài chính, tỷ suất sinh lời...

Ngày 4/10/2022, Bộ Công thương có công văn gửi EVN về việc tính toán khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. 

Cụ thể, Bộ Công thương yêu cầu EVN có văn bản đề nghị các chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời mặt đất, nhà máy điện mặt trời nổi ký kết hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/1/2021 và các nhà máy điện gió trong đất liền, nhà má điện gió trên biển ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/11/2021 cung cấp các báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật đã được thẩm định gửi EVN để phục vụ triển khai tính toán khung giá phát điện áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp;

Lựa chọn bộ thông số, tính toán, xây dựng khung giá phát điện của nhà máy điện mặt trời, điện gió theo quy định tại Thông tư số 15 trình Cục Điều tiết Điện lực kiểm tra, thẩm định và báo cáo Bộ Công Thương xem xét và ban hành khung giá.

Ngày 12/9/2022, EVN đã có công văn gửi Bộ Công Thương về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và sẽ triển khai trong tương lai. EVN theo đó đề nghị Bộ Công Thương không giao EVN đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện các Dự án này.

Thay vào đó, EVN đề xuất trước mắt cho phép các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp tham gia thị trường điện, được thanh toán theo giá thị trường điện giao ngay và không vượt khung giá phát điện của loại hình nguồn điện tương ứng do Bộ Công Thương phê duyệt (việc chào giá và công bố công suất từng chu kỳ giao dịch tuân thủ quy định vận hành thị trường điện).

Từ kinh nghiệm đàm phán các dự án năng lượng truyền thống theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, EVN thấy rằng đề xuất "giao EVN đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với Chủ đầu tư trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành" không khả thi trong điều kiện tại Việt Nam do thời gian sẽ kéo dài và các Dự án chuyển tiếp đã đầu tư ở nhiều giai đoạn khác nhau, đã thực hiện với khung giá điện không hồi tố lại được các năm trước khi đàm phán với số lượng lớn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ