Chứng khoán đến thời miễn nhiễm COVID-19?

TẢ PHÙ
07:00 04/05/2021

Tâm lý nhà đầu tư trong nước hiện đã vững vàng hơn rất nhiều. Dù vậy, với việc thông tin liên quan tới ca nhiễm COVID-19 liên tục xuất hiện trong kỳ nghỉ lễ, các chuyên gia chứng khoán nhận định TTCK sẽ có những phản ứng rõ ràng trong các phiên đầu tuần tới đây.

CK BAI 1 (1)

Ảnh: Internet.

Thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng luôn nhạy cảm với các thông tin về đại dịch COVID-19.

Quý I năm 2020 đã ghi nhận một quãng thời gian khắc nghiệt nhất với giới đầu tư trong nước. Những thông tin về dịch bệnh đã đẩy chỉ số VnIndex tụt từ trên 1.000 điểm từ cuối năm 2019 xuống hơn 659 điểm vào tháng 3/2020. Đây cũng là mức thấp nhất trong 3 năm giao dịch của chỉ số.

Sau đó, như đã biết, thị trường đã hồi phục mạnh mẽ trong 9 tháng còn lại với mức tăng trưởng gần 60% kể từ đáy. Hậu thuẫn cho đà tăng là dòng vốn rẻ và lớp nhà đầu tư F0.

Dù vậy, nỗi lo ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với VN-Index vẫn luôn hiện hữu. Một tỷ lệ lớn nguồn vốn trên thị trường đến từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ - những người vốn có tâm lý yếu và sẵn sàng “bán tháo” khi thị trường xuất hiện thông tin xấu.

Bằng chứng rõ ràng nhất là trong phiên 28/1/2021, khi xuất hiện thông tin về 2 ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, VN-Index đã giảm đến 73,23 điểm – mức sụt mạnh nhất trong lịch sử của thị trường.

Đến nay, câu chuyện về COVID-19 đã có phần khác. Vào giờ nghỉ trưa giữa phiên 29/4, khi truyền thông đưa tin về ca dương tính COVID-19 đầu tiên tại Hà Nam, đã có nhiều lo ngại thị trường sẽ giảm điểm. Tuy nhiên, ngược lại, VN-Index trong phiên chiều tiếp tục duy trì sắc xanh, chốt phiên tăng 0,8% lên 1.239,39 điểm.

Dẫu vậy, trong bối cảnh Việt Nam liên tục ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhà đầu tư có lý do để lo lắng về nhịp điều chỉnh của thị trường.

Thông tin về ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng xuất hiện vào giờ nghỉ giữa phiên 29/4, tuy nhiên VN-Index vẫn tăng điểm mạnh và đóng phiên tăng 9,84 điểm. Phải chăng tâm lý nhà đầu tư Việt Nam đã vững vàng hơn?

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, CTCP Chứng khoán VPS: Với phiên 29/4, thị trường cho thấy đang trong giai đoạn hồi phục ngắn sau chuỗi giảm điểm. Dòng tiền ETF mua tập trung các nhóm cổ phiếu lớn, dẫn đến thị trường chứng khoán tăng điểm. Có thể thấy chỉ số có sự phục hồi tốt, nhà đầu tư rõ ràng không còn tâm lý e sợ nữa.

Tuy nhiên, cũng không hẳn thị trường giờ miễn nhiễm với thông tin COVID-19. Như quan sát, trong các đợt bùng dịch trước đây, chỉ số sẽ có biến động đôi chút và sau đó sẽ hồi phục đi lên. Có lẽ, tâm lý nhà đầu tư tạm thời đang ổn hơn.

Dù vậy, với việc các thông tin liên quan tới ca nhiễm COVID-19 liên tục xuất hiện trong kỳ nghỉ lễ, tôi cho rằng thị trường sẽ phản ứng rõ ràng hơn trong các phiên đầu tuần tới đây.

luu-duc-khanh-0941

Ông Lưu Đức Khánh

Ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNCS): Chắc chắn là tâm lý nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đã vững vàng hơn rất nhiều. Điều này dựa trên cơ sở Chính phủ Việt Nam đã có kinh nghiệm chống dịch và kiểm soát dịch tốt. Bên cạnh đó, thị trường có chăng giảm thì chỉ trong ngắn hạn, còn xu hướng dài hạn vẫn tốt dựa trên nền tảng và triển vọng kinh tế Việt Nam.

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam: Những lần thị trường chứng khoán ảnh hưởng bởi COVID-19 trước đây thực tế lại là cơ hội cho các nhà đầu tư. Có thể thấy, thị trường thường suy giảm trong ngắn hạn và sau đó bật tăng trở lại. Vì vậy, dường như nhà đầu tư luôn sẵn sàng đối mặt với vấn đề dịch bệnh. Dù vậy, tôi cho rằng còn tùy vào từng giai đoạn của thị trường.

Đặt trong bối cảnh hiện tại, tác động của COVID-19 còn đến từ ảnh hưởng của các nước trong khu vực, đặc biệt là Ấn Độ (nước sản xuất vaccine thứ 2 trên thế giới). Điều này có lẽ sẽ khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại hơn.

Với những gì đã đạt được trong quá khứ, nhà đầu tư rõ ràng có niềm tin Chính phủ sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng lưu ý rằng thị trường trong ngắn và trung hạn sẽ gặp khó khăn với nhiều yếu tố là lực cản khác như: Dư nợ margin thị trường khá cao, cổ phiếu đã tăng nhiều và nhiều cổ phiếu midcap, smallcap đã tăng nóng,....

Giờ đã là tháng 5/2021, thị trường có vẻ đã bước vào khoảng trống thông tin khi các doanh nghiệp gần như đã công bố BCTC quý I/2021, kế hoạch kinh doanh 2021. Thông tin được cập nhật dày đặc gần đây lại là tin về đại dịch COVID-19 với số ca nhiễm ngày càng tăng. Ông cho rằng đây sẽ là rủi ro hiện hữu với VN-Index trong thời gian tới?

Ông Lê Đức Khánh:Thị trường đang chịu đồng loạt nhiều hiệu ứng cùng lúc như: Thông tin COVID-19, hiệu ứng “Sell in May, go away”, PE 18 lần – mức khá cao,.... Mặt khác, chỉ số đã có nhịp tăng mạnh từ đầu tháng 4 đến nay, do đó nhịp điều chỉnh nghỉ ngơi của thị trường là cần thiết.

Có thể thấy, tín hiệu điều chỉnh của chỉ số đã xuất hiện cách đây 1 tuần khi mặt bằng các cổ phiếu đã tăng cao, dòng tiền chỉ tập trung chủ yếu ở các mã cổ phiếu vốn hóa lớn, thanh khoản ngày càng giảm.

Ông Đỗ Bảo Ngọc: Cuối tháng 4 và đầu tháng 5 là cao điểm các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý I/2021. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mùa ĐHĐCĐ thường niên với các thông tin về việc chia cổ tức, kế hoạch kinh doanh năm 2021. Sau thời điểm này, thị trường bước vào vùng khoảng trống thông tin và các cổ phiếu bắt đầu có sự phân hóa. Theo đó, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt có xu hướng tăng giá trong dài hạn và ngược lại.

Mặt khác, với những thông tin liên tục về COVID-19 trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, thị trường chung nhiều khả năng sẽ có nhịp điều chỉnh. Dù vậy, tôi vẫn cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng trong lạc quan. Bởi, kết quả kinh doanh các công ty trong quý I/2021 tốt, lãi suất thấp, cung tiền dồi dào, dòng tiền vào ETF nội tăng đáng kể...Đây là những yếu tố ảnh hưởng tích cực tới thị trường.

3109_NDM_6538

Ông Đỗ Bảo Ngọc. Ảnh: Internet.

Nguyễn Thế Minh: Thị trường đang gặp khó khăn trong ngắn hạn vì dư nợ margin cao; các cổ phiếu penny, smallcap đã tăng nhiều; cùng với đó các doanh nghiệp đã gần như công bố hết báo cáo tài chính quý I/2021 và đà tăng hầu hết đã được phản ánh vào giá, nhất là dòng ngân hàng – nhóm dẫn dắt thị trường.

Với dư địa tăng của thị trường không còn nhiều, nhà đầu tư sẽ bán và giảm tỷ trọng cổ phiếu, giảm tỷ trọng margin. Đà tăng của thị trường có thể gặp khó dù ngưỡng 1.200 có thể giữ được.

Có thể thấy, nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn mở tài khoản chứng khoán, không ít doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng sản xuất mạnh trở lại, lượng tiền này nhiều khả năng tiếp tục chảy vào TTCK, nhất là khi các kênh đầu tư còn lại đều không hấp dẫn bằng, lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức thấp,...

Thống kê cho thấy, dư nợ margin tại 30 công ty chứng khoán đã lên đến 110.000 tỷ đồng. Dư nợ margin cao được cho là tiềm ẩn rủi ro khi thị trường biến động điều chỉnh. Ông nghĩ thế nào?

Lê Đức Khánh: Tôi cho rằng, rủi ro lớn nhất ở đây vẫn là tâm lý nhà đầu tư, không hẳn là trạng thái margin. Khi thị trường giảm điểm, họ sẵn sàng bán tháo.

Đỗ Bảo Ngọc: Cần hiểu rằng, mức độ cao của margin cao phù hợp điều kiện nền kinh tế hiện tại. Các công ty chứng khoán tích cực tăng vốn nhiều (phát hành cổ phiếu, trái phiếu,...) nhằm bổ sung nguồn lực tài chính tốt.

Thị trường hiện đang ở mức cao nhất lịch sử. Các nhà đầu tư thay vì gửi tiền ở ngân hàng với lãi suất thấp, thì họ đầu tư chứng khoán. Điều này khiến thanh khoản tăng mạnh. Đó là sự dịch chuyển bình thường của dòng tiền trong nền kinh tế.

screen-shot-2021-03-31-at-111258-am-1113

Ông Nguyễn Thế Minh

Ông đánh giá nhà đầu tư cần có chiến lược giao dịch thế nào trong thời gian tới?

Ông Lê Đức Khánh: Nhà đầu tư không nên bán tháo bằng mọi giá khi thị trường điều chỉnh sâu, nên tập trung vào câu chuyện quản trị rủi ro, quản trị danh mục, nên nắm các cổ phiếu chiến lược, các mã bị định giá thấp, hạn chế dùng đòn bẩy.

Ông Đỗ Bảo Ngọc: Thị trường có thể điều chỉnh trong ngắn hạn. Đó là cơ hội để các nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục, lựa chọn cổ phiếu tốt trong quý I/2021. Thị trường điều chỉnh là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng.

Ông Nguyễn Thế Minh: Với lượng tiền chờ ngoài thị trường vẫn còn nhiều, tôi cho rằng chỉ số vẫn giữ được mốc 1.200.

Trong ngắn hạn, tỷ trọng cổ phiếu hợp lý nắm giữ là 30% danh mục, nhưng không mua mới vì chưa có dấu hiệu thị trường tạo đáy. Nếu muốn mua cổ phiếu, nhà đầu tư có thể giải ngân tỷ trọng thấp với mức hợp lý dưới 5% và không dùng đòn bẩy trong giai đoạn hiện tại.

Với những người nắm tỷ trọng cổ phiếu cao, nhất là có đòn bẩy margin cao, nên canh hạ tỷ trọng, nhất là hạ margin.

  • Cùng chuyên mục
Vì sao tiền vẫn ùn ùn vào ngân hàng?

Vì sao tiền vẫn ùn ùn vào ngân hàng?

Lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tiếp tục đổ vào hệ thống ngân hàng và vượt qua các tổ chức kinh tế dù lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức thấp.

Tài chính - 14/11/2024 10:43

Lạm phát tại Mỹ đạt 2,6% vào tháng 10

Lạm phát tại Mỹ đạt 2,6% vào tháng 10

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), lạm phát Mỹ đã tăng lên vào tháng 10. Diễn biến này đã nằm trong kỳ vọng của Phố Wall.

Tài chính - 14/11/2024 09:31

Lợi nhuận Bệnh viện TNH lao dốc

Lợi nhuận Bệnh viện TNH lao dốc

Lợi nhuận Bệnh viện TNH lao dốc mạnh trong quý III do kinh tế khó khăn, cạnh tranh tăng, bão Yagi, tăng giá viện phí và Bệnh viện TNH Việt Yên chậm đi vào hoạt động hơn dự kiến.

Tài chính - 14/11/2024 06:30

Cơ chế CCP quan trọng thế nào với nâng hạng thị trường?

Cơ chế CCP quan trọng thế nào với nâng hạng thị trường?

Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ và tổng thể cho câu chuyện phát triển thị trường chứng khoán theo hướng bền vững và đi đúng thông lệ quốc tế, Tổng Giám đốc VSDC cho biết.

Tài chính - 13/11/2024 11:00

Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho

Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho

CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2024 nhằm giảm áp lực tồn kho cho hệ thống phân phối cũng như thực hiện chiến lược kinh doanh.

Tài chính - 13/11/2024 07:00

Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng

Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng

Các chuyên gia đánh giá với triển vọng nâng hạng, nhiều nhóm ngành trên thị trường sẽ được hưởng lợi, đứng đầu là cổ phiếu ngân hàng.

Tài chính - 13/11/2024 06:30

Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông

Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông

Từ 2018 trở đi, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông sở hữu cổ phiếu CII chỉ còn chiếm 40% đến 50% tổng lợi nhuận sau thuế. Gánh nặng chi phí lãi vay lớn là một trong nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Tài chính - 13/11/2024 06:30

Hồi sinh nhờ show ‘Anh Trai Chị Đẹp’, cổ phiếu YeaH1 ngược dòng tăng giá

Hồi sinh nhờ show ‘Anh Trai Chị Đẹp’, cổ phiếu YeaH1 ngược dòng tăng giá

Mạnh tay đầu tư gameshow cùng thoái vốn loạt công ty con, YeaH1 ghi nhận lãi lớn 9 tháng. Cổ phiếu YEG tăng giá trong bối cảnh thị trường chung ảm đạm 1 tháng qua.

Tài chính - 12/11/2024 16:43

Liên danh Newland- NHS Group làm dự án 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương

Liên danh Newland- NHS Group làm dự án 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương

Liên danh CTCP Đầu tư Newland và CTCP Đầu tư xây dựng NHS sẽ thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương.

Tài chính - 12/11/2024 09:29

Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Nhiều doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ trong kỳ BCTC quý III/2024, do ảnh hưởng từ sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong nước, xuất khẩu khó khăn...

Tài chính - 12/11/2024 06:47

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Trong khi nhóm ngân hàng giao dịch kém tích cực và gia tăng sức ép lên thị trường chung, thì các cổ phiếu công nghệ và logistics nổi sóng lớn trong phiên 11/11.

Tài chính - 11/11/2024 15:26

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023 và tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nếu so sánh với cuối tháng 9, tín dụng đã tăng 1,08% trong tháng 10, tương ứng tăng hơn 146.500 tỷ đồng.

Tài chính - 11/11/2024 07:40

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Với vai trò là đối tác chiến lược toàn diện và là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc trong khối ASEAN, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động nhất định từ gói kích thích kinh tế của Trung Quốc.

Tài chính - 11/11/2024 07:00

Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á

Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á

Không dừng lại ở vai trò chủ đầu tư/nhà phát triển dự án, sợi dây liên hệ giữa nhóm Vĩnh Phú và Kiến Á còn thể hiện ở loạt giao dịch chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng hợp tác đầu tư, góp vốn…

Tài chính - 11/11/2024 07:00

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước ở miền Trung ghi nhận sự phân hóa trong quý III/2024, trong đó có không ít doanh nghiệp đã về đích lợi nhuận chỉ sau 9 tháng đầu năm 2024.

Tài chính - 10/11/2024 09:40

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Việc công bố thông tin và minh bạch hoạt động của doanh nghiệp là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin thị trường, góp phần vào sự vận hành thị trường hiệu quả, công bằng và phát triển bền vững

Tài chính - 09/11/2024 13:44