Chân dung hai liên danh 'chạy đua' vào dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn

Nhàđầutư
Liên danh Cienco4 với sự tham gia của Hoà Bình Corp, Tân Thành Đô, thành viên Phương Thành Tranconsin và Thuận An Group được đánh giá khá cao, song nhóm Licogi16, FECON và Đầu tư 468 cũng còn đó những lợi thế cho riêng mình ở dự án PPP hơn 6.300 tỷ đồng.
TẢ PHÙ
05, Tháng 05, 2020 | 13:45

Nhàđầutư
Liên danh Cienco4 với sự tham gia của Hoà Bình Corp, Tân Thành Đô, thành viên Phương Thành Tranconsin và Thuận An Group được đánh giá khá cao, song nhóm Licogi16, FECON và Đầu tư 468 cũng còn đó những lợi thế cho riêng mình ở dự án PPP hơn 6.300 tỷ đồng.

nhadautu - nhieu ong lon doi dau tai du an quoc lo 45- nghi son

Nhiều ông lớn đối đầu nhau tại dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn (Ảnh: Internet)

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký quyết định phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Đoạn cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn là 1 trong số 8 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông triển khai theo hình thức PPP. Dự án có chiều dài 43 km với điểm đầu tại Km337+000 sau vị trí giao đường Nghi Sơn - Thọ Xuân, thuộc địa phận huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; điểm cuối tại Km380+000 (nút giao với đường Nghi Sơn - Bãi Trành), thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Dự án được thiết kế theo quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, tổng mức đầu tư dự kiến là 6.333 tỷ đồng (vốn hỗ trợ của Nhà nước là 2.003 tỷ đồng, vốn tư nhân là 4.330 tỷ đồng), thời gian hoàn vốn là 24 năm.

Theo đó, danh sách ngắn nhà đầu tư trúng sơ tuyển gồm Liên danh CTCP Tập đoàn Cienco4, CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, CTCP phát triển xây dựng và thương mại Thuận An, CTCP Tập đoàn Tân Thành Đô, CTCP xây dựng giao thông 18 và Liên danh Công ty cổ phần Licogi 16, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Điền Phước, CTCP FECON, CTCP Hạ tầng và phát triển đô thị FECON, CTCP Đầu tư 468.

Liên danh Cienco 4, HBC, Thuận An, Tân Thành Đô, CTCP xây dựng giao thông 18

Trong số các cái tên này, Cienco4 tất nhiên vẫn là nổi bật nhất. Cựu thành viên Bộ GTVT là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực cầu đường. Vài năm trở lại, dù có phần đi xuống, song tập đoàn gắn bó sâu đậm với Nghệ An vẫn là cái tên được tin tưởng lựa chọn tại nhiều công trình quan trọng.

Tính đến hết ngày 31/3/2020, tổng tài sản hợp nhất của Cienco4 đạt 7.352 tỷ đồng, vốn cổ phần 1.000 tỷ đồng, là những bảo chứng cho khả năng triển khai các dự án lớn của doanh nghiệp này.

Tuy vậy, những dấu hiệu thể hiện sự đi xuống của Cienco4 có lẽ sẽ cần được lưu tâm. Doanh thu thuần toàn tập đoàn quý I/2020 chỉ gần 240 tỷ đồng, giảm 55,8% so với cùng kỳ, kéo lãi sau thuế giảm 60,4% về còn 18,9 tỷ đồng.

Cienco4 kinh doanh kém khả quan trong bối cảnh áp lực đòn bẩy tài chính rất lớn, với số dư vay nợ ngân hàng tới cuối kỳ là hơn 3.600 tỷ đồng, bằng non nửa tổng tài sản và gấp 3,6 lần vốn cổ phần. Giá cổ phiếu C4G trên sàn UpCOM hiện chỉ được giao dịch quanh mức 5.900 đồng/cổ phiếu.

Không kém cạnh Cienco4, CTCP xây dựng giao thông 18 (Transconco.18) thành lập ngày 12/1/2001, đóng trụ sở tại cụm 10 Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là khai thác đá, cát, sỏi, đất sét. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật là ông Phạm Văn Lăm.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Transconco.18 là công ty thành viên của CTCP Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành (Phương Thành Tranconsin) – doanh nghiệp có Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật là ông Phạm Văn Khôi, anh trai ông Phạm Văn Lăm.

Phương Thành Tranconsin được biết đến là nhà thầu xây dựng nổi tiếng, bên cạnh đó, còn là nhà đầu tư các dự án BOT Pháp Vân Cầu Giẽ, dự án đường cao tốc hạ Long Vân Đồn, dự án BOT cầu Bạch Đằng…. và tham gia thi công các dự án trọng điểm của Nhà Nước như: Dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; Dự án BOT cầu Bạch Đằng; Dự án BOT cao tốc Hạ Long – Vân Đồn; dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Dự án xây dựng đường hành lang ven biển tại Cà Mau ( gói thầu CW7.3 ), Gói thầu CW2C Dự án kết nối cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống….

Cùng với Transconco.18, Phương Thành Tranconsin còn là chủ sở hữu 5 công ty thành viên khác là Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ; Công ty TNHH một thành viên tư vấn xây dựng TCI; Công ty TNHH một thành viên khai thác mỏ Thuận Phát, CTCP Nguyên Minh và CTCP giáo dục Poki Tân á châu. 

Với CTCP phát triển xây dựng và thương mại Thuận An (Thuận An), đây cũng là cái tên nổi bật trong liên danh 5 doanh nghiệp. Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Thuận An thành lập ngày 4/8/2004, đóng trụ sở tại số 141 đường Trường Chinh, tổ 20, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. Tổng Giám đốc/Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Duy Hưng (sinh năm 1974).

Đáng chú ý, Thuận An được biết đến là một nhà thầu có kinh nghiệm khi thi công nhiều hợp đồng xây dựng như: Tham gia Liên danh cùng CTCP đầu tư xây dựng Trường Sơn thi công gói thầu số XL2, xây dựng 03 cầu trên tuyến gồm: Cầu vượt đường sắt (Km 437+571); cầu Kênh nhà Lê (Km 441 +813) và Cầu Cấm (Km442+549) thuộc dự án nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Diễn Châu (Km425+900) - Quán Hành (Km449+300); Tham gia Liên danh cùng Công ty TNHH Xây Dựng Thống Nhất thực hiện Hợp đồng số 36A/HĐXD ngày 19/06/2012 về việc thi công xây dựng gói thầu số 21: Thi công xây dựng 03 cầu trong đoạn từ Km4+485,71 đến Km6+338,10 thuộc Công trình đường Vĩnh Hy - Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận; Tham gia liên danh cùng CTCP Phát triển Xây dựng, CTCP Xây dựng số 9 thực hiện thi công xây dựng 2 cầu vượt trên QL1 tại các nút giao với QL1C và nút giao Ngã ba Thành, tỉnh Khánh Hòa và hệ thống điện chiếu sáng thuộc Dự án: Xây dựng hai cầu vượt trên QL1 tại các nút giao với QL1C và nút giao Ngã ba Thành, tỉnh Khánh Hòa;…

Trong khi đó, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) dù là nhà thầu quen mặt tại nhiều công trình lớn, nhưng lại “chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia các dự án BT, BOT, PPP” (Trích Báo cáo thường niên HBC năm 2019).

Dù vậy, lĩnh vực mới mẻ này là một phần trong chiến lược đa dạng hóa của HBC, nhằm tận dụng cơ hội trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và giảm rủi ro việc tập trung một lĩnh vực duy nhất. Báo cáo thường niên 2019 cho thấy, HBC đã cụ thể hóa chiến lược này bằng cách đẩy mạnh mua cổ phần kiểm soát tại CTCP 479 - công ty con ngành cầu đường của Cienco 4 (tính đến hết ngày 31/3/2020, HBC đang sở hữu 22,2% vốn CTCP 479). HBC cũng cho biết, sau khi hoàn tất hồ sơ M&A, doanh nghiệp sẽ sở hữu 57% cổ phần của CTCP 479. 

Trước khi tham gia liên danh Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, HBC cũng tham gia đấu thầu các dự án Bắc-Nam, đoạn Nha Trang – Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hào.

Về phần mình, CTCP Tập đoàn Tân Thành Đô (Tân Thành Đô) lại được giới đầu tư biết đến chủ yếu với lĩnh vực nhập khẩu, phân phối ô tô thông qua 15 công ty thành viên, trong đó nổi bật một số cái tên như: Công ty City Ford (HOSE: CTF), City Ford – Nha Trang, City Ford – Bà Rịa, Ford Phú Mỹ, Công ty TNHH Ô tô Thế giới (World Auto), hay CTCP Xe khách Sài Gòn (UPCOM: BSG).

Ngoài ra, Tân Thành Đô cũng đang sở hữu một số dự bất động sản đáng chú ý như: Tổ hợp dự án Cửa Lò Golf Resort; Khu căn hộ cao tầng tại 124/9D đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, diện tích diện tích 1.839 m2 (Theo Quyết định chấp thuận số 6597/QĐ-UBNd ngày 26/12/2017 của UBND TP.HCM); dự án khu du lịch biển Vogue Resort, quy mô 19,57 ha, nằm trên trục đường chính Nguyễn Tất Thành, cách thành phố Cam Ranh 20 km, cách trung tâm thành phố Nha Trang 20 km.

Dù vậy, ít ai biết tập đoàn của gia đình đại gia Trần Ngọc Dân cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực BOT. Cụ thể vào giữa thấp niên trước, Tập đoàn từng tham gia vào dự án nâng cấp, cải tạo QL1K (địa điểm xây dựng: Tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM) cùng liên danh CTCP đầu tư xây dựng 194, CTCP Rạng Đông, Công ty TNHH XDĐT CSHT Phú Thọ và Công ty TNHH BVM Thái Thành Nam. Tổng mức đầu tư dự án là 397,06 tỷ đồng.

Liên danh Licogi 16, Điền Phước, FECON, FC I&U, Đầu tư 468

Bộ đôi CTCP FECON - CTCP Hạ tầng và phát triển đô thị FECON (FC I&U) là những cái tên quá quen thuộc. FECON hiện đang niêm yết trên sàn HOSE với mã là FCN.

Với giới đầu tư, FECON và FC I&U đã thực hiện thi công hàng loạt dự án đáng chú ý như: Dự án BOT tuyến tránh Thành phố Phủ Lý – Hà Nam; Dự án nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6; Khu liên hợp thép Formosa (Việt Nam)…

Tính đến ngày 31/3/2020, FECON đang sở hữu khối tài sản lên đến 5.665,5 tỷ đồng, trong đó chiếm chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn (3.332 tỷ đồng). Trong quý I/2020, doanh thu FCN đạt gần 428 tỷ đồng, giảm gần 12,6% so với cùng kỳ. Với việc các chi phí đồng loạt tăng, lợi nhuận sau thuế FECON theo đó giảm 48,2% còn hơn 15,1 tỷ đồng.

Trong khi đó, FC I&U vốn là Công ty do FCN nắm 51,96%. FC I&U được thành lập vào tháng 12/2013 theo định hướng chiến lược phát triển về lĩnh vực hạ tầng của Tập đoàn FECON, tham gia đồng thời là nhà thầu thi công xây lắp và Nhà đầu tư các công trình hạ tầng.

Với CTCP Licogi 16 (HOSE: LCG), đây là một cựu thành viên khác của Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Licogi. Licogi 16 đã có bề dày kinh nghiệm khi thực hiện xây dựng nhiều dự án như: Nâng cấp quốc lộ 38, Chung cư Hiệp Thành, Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn,…

Tính đến ngày 31/3/2020, Licogi 16 đang sở hữu khối tài sản lên đến gần 4.718 tỷ đồng. Về các thông số kinh doanh, doanh thu thuần Licogi 16 đạt 413 tỷ đồng giảm 18,5% so với cùng kỳ do không có doanh thu từ hoạt động bất động sản, giá vốn hàng bán chỉ giảm 10,7% nên lợi nhuận gộp đạt hơn 49 tỷ đồng giảm hơn một nửa so với quý 1/2019.

Do vậy, bất chấp công ty đã cắt giảm mạnh các chi phí, nhưng lợi nhuận sau thuế quý I/2020 chỉ đạt hơn 12 tỷ đồng, giảm hơn 71% so với quý I/2019. Đây cũng là mức lãi ròng thấp nhất trong 9 quý gần đây của LCG.

Hiện tại, cơ cấu cổ đông Licogi 16 gồm: Bùi Dương Hùng (5,255%), Nguyễn Văn Nghĩa (6,322%), Phan Ngọc Hiếu (5,185%), Quỹ đầu tư Lucerne Enterprise (20,126%), NS Advisory INC PTE.LTD (7,993%).

Đáng chú ý, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Điền Phước (Công ty Điền Phước) – công ty con của Licogi 16, cũng tham gia liên danh cùng công ty mẹ. Được biết, Điền Phước được Licogi 16 mua lại 95% vốn từ năm 2008. Lĩnh vực chính của Công ty Điền Phước là đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư. Hiện tại, Điền Phước đang là chủ đầu tư Khu dân cư Điền Phước, với quy mô diện tích dự án khoảng 95,2 ha, dân số khoảng 7.900 người.

Nhà đầu tư cuối cùng trong Liên danh này là CTCP Đầu tư 468. Theo tìm hiểu, công ty thành lập ngày 18/5/1999, đóng trụ sở tại số 26, Đại lộ V.I.Lê nin, phường Hưng Dũng, TP. Vinh, Nghệ An. Người đại diện theo pháp luật là ông Đàm Anh Tài.  

Doanh nghiệp trụ sở tại Nghệ An là nhà thầu quen mặt tại nhiều dự án lớn, như tham gia gói thầu XL3, thi công xây dựng nút giao thông khác mức giữa Quốc lộ 46 nối đường Đặng Thai Mai với Quốc lộ 1A (bao gồm cả chi phí đảm bảo giao thông công trình) thuộc dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Quán Hành - Quán Bánh, Nghệ An;

Tham gia gói thầu xây lắp công trình thuộc Dự án: "Sửa chữa nền, mặt đường hư hỏng cục bộ và rãnh thoát nước dọc đoạn Km58+00 - Km74+500; Thay thế, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống biển báo hiệu đường bộ và sơn phân làn cục bộ đoạn Km50+00 - Km74+500 Quốc lộ 46B, Tỉnh Nghệ An" của chủ đầu tư Cục quản lý đường bộ II…

Trong lĩnh vực BOT, Đầu tư 468 đã có kinh nghiệm khi là một thành viên trong liên danh nhà đầu tư thực hiện Dự án BOT Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - TP. Lạng Sơn (gọi tắt là BOT Bắc Giang - Lạng Sơn), khởi công ngày 5/7/2015. Dự án có tổng vốn 12.188,66 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ