CEO Chatbot Việt Nam: 'Startup chỉ có 3 năm để trở thành kỳ lân'

Nhàđầutư
Theo ông Lê Anh Tiến, CEO Chatbot Việt Nam, một startup chỉ có vòng đời trong vòng 3 năm, tức là chỉ có 3 năm để startup đó trở thành “kỳ lân”. Sau khoảng 3 năm, bắt buộc startup phải có một sản phẩm R&D để kế thừa sản phẩm ban đầu thì mới có thể phát triển bền vững.
PHƯƠNG LINH
13, Tháng 02, 2020 | 07:01

Nhàđầutư
Theo ông Lê Anh Tiến, CEO Chatbot Việt Nam, một startup chỉ có vòng đời trong vòng 3 năm, tức là chỉ có 3 năm để startup đó trở thành “kỳ lân”. Sau khoảng 3 năm, bắt buộc startup phải có một sản phẩm R&D để kế thừa sản phẩm ban đầu thì mới có thể phát triển bền vững.

Tình hình dịch bệnh Corona đang diễn biến phức tạp, cùng với đó là sự xuất hiện của các tin tức không chính xác, chưa qua kiểm chứng, khiến người dân khó tiếp cận với các nguồn thông tin tin cậy. Mới đây, một startup Việt đã ra mắt chatbot thông tin về dịch nCoV mang tên Mạng lưới Y tế Trực tuyến. 

Theo đó, Mạng lưới Y tế Trực tuyến là chatbot chia sẻ các thông tin về tình hình dịch viêm phổi cấp do startup Công ty cổ phần Chatbot Việt Nam phát triển. Mỗi ngày, chatbot liên tục cập nhật thông tin đến cộng đồng theo bốn nhóm nội dung chính gồm: Số liệu tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh trên thế giới, lời khuyên phòng bệnh của WHO và cập nhật tin tức từ báo chí chính thống về dịch nCoV.

Chatbot có thể nhanh chóng phân loại thông tin, tạo ra các báo cáo hàng ngày và tương tác với người dùng. Tất cả số liệu đều được cập nhật từ website thống kê tình hình lây nhiễm virus corona theo thời gian thực của Đại học Johns Hopkins - Mỹ.

86276933_127261185262602_7434556662452584448_n

 

anh-6311-1580895488 (1)

Các tương tác thông tin qua Chatbot

Ngoài ra, Chatbot cung cấp số liệu về tổng số người nhiễm bệnh, số người phục hồi tại từng tỉnh thành. Một số khuyến cáo của WHO cũng được gửi tới cộng đồng như cách giảm nguy cơ mắc virus corona; các trường hợp nào nên sử dụng khẩu trang; hướng dẫn đeo, sử dụng, tháo và loại bỏ khẩu trang đúng cách...

Công cụ sẽ liên tục cập nhật tin tức liên quan tới tình hình dịch bệnh để người dùng có thể đọc báo hằng ngày.  Ngoài ra, người dân cũng sẽ được truy cập bản đồ thể hiện quy mô các ca nhiễm theo từng khu vực tại Việt Nam và trên thế giới.

Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Lê Anh Tiến, CEO Chatbot Việt Nam để tìm hiểu về ứng dụng này và thực trang startup Việt hiện nay.

Hàng loạt startup “báo tử” gần đây, lý do vì sao thưa ông?

CEO Chatbot Việt Nam: Thông thường những startup bị “fail” có 2 loại, loại thứ nhất là những startup gọi vốn đầu tư xong sau đó bị “fail”, loại thứ 2 chưa gọi vốn đầu tư nhưng bị “fail”, mỗi loại sẽ có đặc thù khác nhau.

Loại thứ nhất, startup chuyên đi gọi vốn, sau khi gọi vốn thành công, startup này sử dụng dòng tiền không hợp lý, khi nhà đầu tư dừng “bơm” tiền, startup đó sẽ “chết”. Hơn nữa, nhà đầu tư chỉ “bơm” tiền theo từng giai đoạn, theo kế hoạch kinh doanh, nếu nhà đầu tư nhận thấy giai đoạn 2 hoặc 3 của startup đó hoạt động không hiệu quả sẽ dừng “bơm” tiền, cho nên startup bị “fail”.

Loại thứ hai, startup không kêu gọi vốn đầu tư, bản thân nội tại startup đó không bền vững và không tạo được doanh thu, không tự sống được. Do đó, khi triển khai kinh doanh ở một thị trường mới, startup đó sẽ không đủ sức để cạnh tranh lại với các DN lớn khác, nó cũng bị “fail”.

Các startup muốn không bị “fail”, quan trọng nhất là bản thân startup đó phải tự tạo ra được dòng tiền từ đầu, tức là không phụ thuộc vào nhà đầu tư, không nên coi nhà đầu tư là để kêu gọi tiền mà cùng hệ sinh thái nhà đầu tư phát triển bền vững hơn.

Mô hình đó được gọi là ngành kinh tế tuần hoàn, còn hiện tại các startup đang đi theo mô hình làm sao để gọi được vốn nhiều nhất và để “đốt” tiền.

Theo ông, các dấu hiệu cảnh báo startup cần chú ý là gì?

CEO Chatbot Việt Nam: Những startup sẽ thường bị một rào cản, đó là làm mà không lên kế hoạch trước, nếu không có kế hoạch thì không nên làm.

Quan trọng nhất là một startup chỉ có vòng đời trong vòng 3 năm, tức là chỉ có 3 năm để startup đó trở thành “kỳ lân”. Sau khoảng 3 năm, bắt buộc startup phải có một sản phẩm R&D để kế thừa sản phẩm ban đầu thì mới có thể phát triển bền vững.

Nếu sau thời gian 3 năm mà không thể phát triển hơn thì nên “cancel” dự án đó sớm và không mất thêm chi phí về nhân sự.

Vậy giải pháp sống còn của startup là thế nào, đặc biệt trong năm đc dự báo là rất khó khăn như năm nay, thưa ông?

CEO Chatbot Việt Nam: Năm 2020 là năm được dự đoán kinh tế rất khó khăn do thiên tai và dịch bệnh, thêm vào đó là sự ảnh hưởng của các tổ chức và nhà đầu tư sẽ không đầu tư nhiều vào các startup Việt nữa.

Nguyên nhân là vì qua việc đầu tư nhiều, startup thường tung ra những con số ảo, đốt tiền rất nhiều. Thành ra, các startup phải tự nuôi được chính mình và tạo ra được giá trị đối với khách hàng và khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm của họ. Khi đó, họ sẽ không bị phụ thuộc vào nguồn tiền của nhà đầu tư và nhà đầu tư sẽ tự tìm đến mình.

Vì vậy, việc đầu tiên, bản thân startup phải nuôi sống được chính nhân viên của mình, rồi mới nghĩ đến việc mở rộng thị trường và cần nguồn tiền lớn để kêu gọi đầu tư.

Lý do nào ông triển khai hệ thống chatbot để cập nhật tình hình về dịch virus Corona?

CEO Chatbot Việt Nam: Bản thân Chatbot Việt Nam là một công ty công nghệ, hoạt động theo 2 hướng là kinh doanh và đóng góp cho xã hội.

Trước tình hình dịch bệnh virus Corona, doanh nghiệp của tôi phải “lao” vào, vì nó không chỉ ảnh hưởng riêng ai mà là cả nền kinh tế. Cùng với đó là sự xuất hiện của các tin tức không chính xác, chưa qua kiểm chứng, khiến người dân khó tiếp cận với các nguồn thông tin tin cậy.

Mỗi người đóng góp một ít sức lực, như Chatbot Việt Nam đóng góp bằng công nghệ để cho có những cảnh báo cho người dùng. Từ việc cảnh báo đó, sẽ góp phần tình trạng lây nhiễm giảm bớt đi và đẩy lùi dịch bệnh ra khỏi Việt Nam.

Hơn nữa, Chatbot cũng là một kênh để nhận thông tin tương tự như app Sức khỏe Việt Nam. Tuy nhiên nó có ưu điểm hơn là chia sẻ dễ dàng hơn, vì bản thân nó chạy trên nền tảng Messenge của Facebook. Mà Messenge hiện đã có 80 triệu người dùng rồi, cho nên lan tỏa dễ hơn và cập nhật thông tin nhanh chóng hơn.

Là một startup hoạt đông trong lĩnh vực công nghệ, ông có cho rằng, trong đại dịch Corona cũng chính là cơ hội để nhiều startup định vị được tên tuổi, thậm chí là tìm ra được thị trường ngách?

CEO Chatbot Việt Nam: Tôi cho rằng, bản chất nền kinh tế luôn luôn đi lên, năm 2003-2020 luôn đi lên theo đồ thị tuyến tính, trong đó sẽ có những giai đoạn sụt xuống một chút rồi lên lại. năm 2010 là năm lạm phát của nền kinh tế, năm đó kinh tế sụt xuống. nếu tính theo chu kỳ 10 năm, đến năm 2020 nền kinh tế sẽ bị sụt xuống và sau đó sẽ đi lên.

Do đó, đây là sự thách thức cũng là cơ hội cho các startup về công nghệ như tôi có thể phát triển. Bởi startup của tôi hoạt động mảng online, bây giờ người tiêu dùng sẽ chuyển dịch sang nền kinh tế online là chính.

Bên cạnh đó, chatbot là nền tảng để giao tiếp dễ dàng mà không cần nhân viên hay chăm sóc khách hàng. Đó là cách các startup công nghệ có thể dựa vào để tiếp tục phát triển.

Xin cảm ơn ông!

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ