'Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường là chìa khóa phát triển'

THANH THANH
06:30 08/02/2025

"Cải cách thể chế đặc biệt cần phải tôn trọng 3 thứ: Tôn trọng tự do con người, tôn trọng môi trường tự nhiên và tôn trọng quy luật thị trường", LS. Trương Thanh Đức nhận định.


Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, tháo gỡ các điểm nghẽn này như thể nào để không phá vớ quy luật thị trường?.

Bàn thảo về vấn đề này, Nhadautu.vn đã trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc công ty Luật ANVI.

Thể chế là chìa khoá mở ra kỷ nguyên mới

Thưa luật sư, thao ông vì sao chúng ta đặt vấn đề cải cách thể chế vào thời điểm này?

LS. Trương Thanh Đức: Chúng ta đang ở trong những thời khắc lịch sử rất quan trọng của đất nước. Sau mấy chục năm đổi mới và cải cách, chúng ta lại bắt đầu bước vào kỷ nguyên mới bằng việc thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là cải cách thế chế.

Phải thẳng thắn thừa nhận rằng chúng ta đang chậm chân và tụt hậu sau khoảng thời gian dài đổi mới, bứt phá. Nhưng rất may là chúng ta có rất nhiều cơ hội và lợi thế, trong đó có ba thứ lợi thế dành cho tất cả mọi người, không lợi trừ một ai. Đó là kinh doanh, tiêu dùng và hội nhập. Tôi cho rằng, thế giới nếu có cùng lắm cũng chỉ một hay hai chứ không có được đồng thời ba lợi thế như chúng ta.

Thứ nhất, doanh nhân và người dân đất nước ta chấp nhận rủi ro rất cao. Họ sẵn sàng đầu tư, sẵn sàng kinh doanh rất mạnh mẽ, kể cả trong nhiều lĩnh vực mạo hiểm. 

Thứ hai, doanh nghiệp và người dân chấp nhận hội nhập rất mạnh mẽ với hàng loạt các hiệp định, hiệp ước chúng ta tham gia và trên thực tế đã được biến thành hành động và cho kết quả rõ nét.

Chúng ta sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng tiêu thụ toàn cầu. Chúng ta đã bắt nhanh và tận dụng được lợi thế của công nghệ, của trí tuệ nhân tạo, của những thành quả đổi mới. Ở nhiều nước khác, người ta phát triển, tăng tốc, đổi mới trong những giai đoạn chưa có những lợi thế này.

Đã chấp nhận nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu, rộng toàn cầu mà chỉ so với chính mình thì không có mấy ý nghĩa, thậm chí là vô nghĩa, là ru ngủ, là trì trệ, tụt hậu.

LS. Trương Thanh Đức.

Thứ ba, người tiêu dùng Việt Nam chi tiêu rất mạnh tay. Có thể nói, chúng ta chưa giấu nhưng rất “chịu chơi” và chịu chi, tức khả năng tiêu thụ rất mạnh hàng hóa, dịch vụ từ bình dân cho đến cao cấp. Thị trường 100 triệu dân chấp nhận rủi ro lớn, chấp nhận hội nhập cao và chấp nhận tiêu thụ mạnh là thị trường quá hấp dẫn và có rất nhiều cơ hội phát triển.

Đấy là những cơ sở để chúng ta bứt phá trong sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh toàn cầu. Nhưng đẩy mạnh sản xuất, phát triển thương mại, dịch vụ hay gia tăng tiêu thụ thì cũng đều phụ thuộc rất nhiều vào thể chế.

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển. Ảnh: ITN.

Nhưng nhìn lại công cuộc gần 40 năm Đổi mới, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công được thế giới ghi nhận?

LS. Trương Thanh Đức: Đúng! Chúng ta đã từng tiến rất nhanh, rất mạnh, rất tốt, như một giấc mơ và hơn cả giấc mơ mà thế giới cũng phải ghi nhận. Nhưng đó mới chỉ là so sánh với chính chúng ta, với mặt bằng khởi đầu rất thấp. Đã chấp nhận nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu, rộng toàn cầu mà chỉ so với chính mình thì không có mấy ý nghĩa, thậm chí là vô nghĩa, là ru ngủ, là trì trệ, tụt hậu.

Nếu như sắp tới không vượt qua chính mình thì chúng ta cũng vẫn cứ đi lên, vẫn cứ tiến bộ, vẫn cứ tăng trưởng vì là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, tiến lên kiểu nhờ “nước nổi, bèo nổi” thì không khác nào kiểu tư tưởng "lội nước đi sau", "bình chân như vại, "được chăng hay chớ", "theo đóm ăn tàn" và sẽ chỉ quanh quẩn ở cuối, đi sau thiên hạ. Thách thức của chúng ta là buộc phải chạy đua với các nước trong lúc họ cũng rất nhanh, rất cởi mở, rất tạo điều kiện phát triển.

Do đó, muốn bước vào kỷ nguyên mới thành công thì đừng ngủ mê trên thành tích. Chúng ta đã từng rất khốn khổ, nghèo đói vì chính sách phát triển không phù hợp quy luật thị trường, khiến kinh tế bị kìm hãm, lạc hậu. Nhưng chúng ra đã kịp nhận ra để thay đổi và phát triển với chính sách đúng đắn, rộng mở.

Giảm thiểu can thiệp vào thị trường là tăng cường cơ hội

Luật sư vừa nói về những chính sách phát triển không phù hợp quy luật thị trường? Dường như phải mất một khoảng thời gian chúng ta mới ngộ ra được điều đó?

LS. Trương Thanh Đức: Thực tế cho thấy, hầu hết các thất bại kinh tế của chúng ta trong mấy chục năm qua là do chính sách sai. Và ngược lại, mọi thành công, thành quả, thành tích, thành tựu có được đều nhờ vào sự sửa sai để đúng với nguyên lý thị trường.

Trên thực tế, thị trường vẫn tuyệt vời hợp lý và không bao giờ khuất phục ý chỉ chủ quan của con người. Thị trường là chùm chìa khóa vạn năng để khai mở, điều chỉnh mọi thứ và liên quan đến cuộc sống của tất cả mọi người.

Tất nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, Nhà nước chỉ cần và chỉ có thể xử lý một phần rất nhỏ mặt trái của nó thôi, còn lại hãy để cho thị trường tự vận hành theo nguyên tắc hoàn hảo. Hãy xem xét kỹ mặt trái của thị trường, vì rất có thể do chính chúng ta làm cho nó thì phải thành trái.

Kinh tế thị trường có xu hướng tất yếu là hàng hoá luôn dồi dào nhất; nhanh chóng cân đối cung cầu nhất; vận hành hiệu quả, tiết kiệm nhất; giá thành và giá cả hạ thấp nhất. Nếu nó không thế, không phải do bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, thì là bị can thiệp méo mó, lệch lạc, sai trái.

Một ví dụ về vấn đề đang nóng hiện nay là giá nhà đất. Nhiều lãnh đạo, chuyên gia, người dân đổ lỗi cho mặt trái của kinh tế thị trường hay giới đầu cơ. Nhận đinh như vậy thì quá đơn giản, hình thức, mà không đúng bản chất.

Phải mất nhiều năm mới vượt qua thủ tục và hoàn thành một dự án bất động sản, mà số dự án được phép triển khai bị chặn đứng, chỉ còn rất ít trong suốt mấy năm. Nguồn cung quá ít, trong khi nhu cầu vẫn rất nhiều, thì giá tăng chóng mặt như vậy là đúng quy luật thị trường.

Muốn gỡ thì phải tăng cung để cân bằng với cầu chứ ai lại cứ đòi giá đất bán đấu giá phải thấp. Nếu đấu thầu cứ mong giá cao lên giá, ngược lại đấu giá cứ mong giá thấp xuống là đi ngược lại nguyên lý của hai hoạt động này, là tình trạng thông đồng, móc ngoặc, tiêu cực, phạm pháp đã xảy ra khá nhiều trên thực tế trước đây.

Muốn giá đất thấp thì điều cốt yếu là phải tăng cung lên, bán nhiều ra. Đất đai để mở rộng thành phố, xây nhà ở của nước mình có phải khan hiếm như Singapore hay Hồng Kông (Trung Quốc) đâu, trong khi thu nhập thì khá thấp, mà giá nhà đất thì quá cao. Thị trường đã bị gánh chịu, bị đổ lỗi của thế chế pháp luật về đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng như Bộ Xây dựng, đến giữa năm 2023, cả nước có khoảng 1.200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc, chủ yếu là vướng mắc pháp lý. Một năm rưỡi đã qua đi, rất ít vướng mắc được tháo gỡ. Nhiều năm nay, chúng ta cứ quy định, muốn làm dự án nhà ở thì trong diện tích đó phải có 1m2 nhà ở. Đó là sai cơ bản!

Muốn giá đất thấp thì điều cốt yếu là phải tăng cung ... Ảnh: Trọng Hiếu.

Chẳng hạn, sẽ không thể có thành phố vệ tinh Ecopark hay Ocean Park ở giữ đồng ruộng, nếu đòi hỏi phải có một phần đất ở. Rồi có những dự án ở giữa trung tâm TP.HCM, đã được đưa vào sử dụng gần chục năm nay, mà vẫn vướng mắc pháp lý vì chưa tính được ra số tiền đất phải nộp.

Như vậy, người dân thì khổ, doanh nghiệp thì "chết". Luật Đất đai làm lâu thế, kỹ thế mà chưa có hiệu lực đã phải sửa đổi ngày áp dụng và vừa có hiệu lực, thì Quốc hội đã phải ban hành Nghị quyết thí điểm trên toàn quốc, mà thực chất là sửa điểm nghẽn bất hợp lý của luật…

Thực tế đang có sự lúng túng khi tháo gỡ điểm nghẽn này lại vướng vào điểm nghẽn khác…?

LS. Trương Thanh Đức: Cải cách thể chế đặc biệt cần phải tôn trọng 3 thứ: Tôn trọng tự do con người, tôn trọng môi trường tự nhiên và tôn trọng quy luật thị trường.

Tôn trọng quy luật thị trường là cần chấm dứt ý chí, giảm thiểu ý định can thiệp trực tiếp vào thị trường. Can thiệp để khắc phục lỗi của thị trường, tức là uốn – chống lại quy luật thị trường rất dễ gây tổn thương và tạo ra lỗi trầm trọng hơn. Luật nhiều khi rất sai mà chúng ta vẫn phải coi trọng, không được phép làm trái luật. Quy luật thị trường không có sai nên hãy tôn trọng, đừng chống lại, mà hãy chấp nhận và dựa vào nó.

Không có thiên tài vĩ đại nào, không có lực lượng hùng hậu nào và không có nhà nước siêu cường nào có thể làm thay vai trò của thị trường. Nhưng nhà nước lại là nhân tố đặc biệt quan trọng kìm hãm hoặc thúc đẩy thị trường. Càng kìm hãm mạnh thì càng làm hại và càng phải chấp nhận mặt trái, gánh chịu hậu quả xấu của thị trường. Còn thúc đẩy mạnh là làm cho thị trường lợi hơn, tốt hơn thì sẽ được hưởng thành quả của thị trường.

Cải cách thể chế đặc biệt cần phải tôn trọng 3 thứ: Tôn trọng tự do con người, tôn trọng môi trường tự nhiên và tôn trọng quy luật thị trường.

LS. Trương Thanh Đức

Đổi mới và cải cách thể chế trong bối cảnh hiện nay là phải giảm thiểu việc can thiệp hành chính trực tiếp vào thị trường. Can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh, bằng quyền lực hành chính thì thị trường vẫn buộc phải và tiếp nhận và ảnh hưởng thôi, nhưng tác dụng rất dễ bị lệch lạc, hiệu quả rất dễ bị méo mó và kiểu gì cũng sẽ gây tổn thương cho thị trường, không trước mắt thì lâu dài.

Nếu thể chế là chìa khoá mở ra kỷ nguyên mới, thì thị trường là cỗ máy vạn năng của phát triển. Sự can thiệp hành chính trực tiếp, kỳ vọng thay đổi quy luật thị trường sẽ phá vỡ và tạo ra những điểm nghẽn của thị trường. Giảm thiểu sự can thiệp vào thị trường chính là chìa khoá tăng cường cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ.

LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI. Ảnh: NVCC

Thể chế tốt phải tạo ra sự đột phá

Vậy phải làm thế nào để giải quyết được điểm nghẽn thể chế, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?

LS. Trương Thanh Đức: Thể chế tốt không phải là chỉ phát huy được lợi thế sẵn có, mà còn phải tạo ra sự đột phá, phát huy được những tiềm năng to lớn hơn. Đáng tiếc là nhiều tiềm năng và lợi thế của chúng ta đã bị hạn chế bởi thể chế.

Thể chế ảnh hưởng rất lớn đến thị trường, nhưng nó chỉ ảnh hưởng tốt nêu can thiệp gián tiếp bằng cơ chế, chính sách, công cụ kinh tế, tức là nương theo, điều chỉnh và thúc đẩy nó theo hướng mong muốn. Nếu thị trường phản ứng thì can thiệp đúng.

Nếu thị trường không phản ứng, thì can thiệp đã sai và khi đó thì thị trường lại đúng. Ở những nền kinh tế thị trường lâu đời và phát triển nhất thì nhà nước vẫn phải can thiệp, nhưng theo kiểu dựa "nước đẩy thuyền" chứ không "ra lệnh" cho thị trường.

Bài học lớn trong đổi mới và cải cách mấy chục năm qua là thể chế tốt đã tạo ra sự đột phá. Đó là Bộ Chính trị chỉ ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW, tháng 4-1988 ("Khoán 10"), tháo bỏ việc ngăn sông cấm chợ, để người dân tự do cày cấy, tự do trao đổi lưu thông, lập tức nước ta đang từ chỗ thiếu đói trầm trọng trở thành dư thừa lương thực để giữ vững vị thế nước xuất khẩu tốp đầu thế giới.

Thế chế là chìa khoá mở ra kỷ nguyên mới, là yếu tố quyết định để phát triển nhanh hay chậm và đưa dân tộc ta vươn mình đến đâu. Để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển thì không chỉ cần thể chế theo kịp, không cản trở, mà còn phải có dự đột phá, táo bạo, khác biệt, nhưng quan trọng nhất là vẫn phù hợp với Việt Nam.

Hoàn thiện thể chế pháp luật không phải chỉ là tạo thêm hành lang và gia cố "thêm rào giậu", quan trọng hơn là cần phải xoá bỏ mọi rào chắn "lợi bất cập hại", "trói chân", "giữ tay", "bóp đầu" doanh nhân.

Nguyên tắc áp dụng pháp luật lâu nay chính là điểm nghẽn của pháp luật nói chung và trong kinh doanh nói riêng. Vì vậy, chìa khoá cải cách thể chế cũng chính là phải có sự thay đổi nguyên tắc áp dụng pháp luật. Ngoài việc được làm tất cả những gì luật không cấm, quan trọng hơn là khi pháp luật xung đột, mâu thuẫn, chồng chéo đối với một việc, thì người dân phải được toàn quyền lựa chọn áp dụng theo quy định nào có lợi nhất cho họ.

Nếu việc đó vi phạm nguyên tắc pháp chế hay có hậu quả pháp lý nào đó không tốt thì đó là trách nhiệm của các cơ quan ban hành, thuộc về lỗi hệ thống, chứ không phải là trách nhiệm của người dân. Còn nếu cứ phải trông chờ, phụ thuộc vào việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, với hàng nghìn văn bản, hàng vạn điều luật, thì sẽ lại phải tính bằng nhiều nhiệm kỳ và là việc khúc mắc muôn đời như kỷ nguyên cũ.

Tuân thủ pháp luật cũng là đòi hỏi cần thiết, là sự tôn trọng pháp luật tối thiểu, nhưng không phải là trên câu từ, chữ nghĩa, mà phải là trên tinh thần, hồn cốt, nguyên lý của nó, là vì lẽ phải, công bằng, công lý và vì sự tự do của con người.

Dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, quyết đoán, đột phá luôn là điều được khuyến khích. Thậm chí phá rào, tức là vượt qua sự hạn chế, bất cập, vô lý, sai trái của pháp luật trong một số hoàn cảnh cần thiết nhất định, đặc biệt là trong những thời điểm rất khó khăn của đất nước, chính là điều vượt khỏi sự trói buộc kìm hãm của thể chế, cơ chế cũ lạc hậu, kể cả sự sai trái của pháp luật.

Xin trân trọng cảm ơn luật sư!

  • Cùng chuyên mục
Ông Trịnh Xuân Trường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Ông Trịnh Xuân Trường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai.

Sự kiện - 07/02/2025 20:37

Hai Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Khánh Hòa nhận nhiệm vụ mới

Hai Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Khánh Hòa nhận nhiệm vụ mới

Hai Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Khánh Hòa được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh và Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh của 2 địa phương trên.

Sự kiện - 07/02/2025 19:33

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 chỉ đạt 6,7%

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 chỉ đạt 6,7%

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025 đạt 6,7% trong năm 2025 song các chuyên gia Standard Chartered vẫn lưu ý Việt Nam vẫn cần thận trọng.

Sự kiện - 07/02/2025 16:54

Ông Lê Trung Chinh làm Bí thư Đảng ủy UBND TP. Đà Nẵng

Ông Lê Trung Chinh làm Bí thư Đảng ủy UBND TP. Đà Nẵng

Ông Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND thành phố.

Sự kiện - 07/02/2025 11:01

Nhiều lãnh đạo ở Quảng Ngãi xin nghỉ hưu trước tuổi

Nhiều lãnh đạo ở Quảng Ngãi xin nghỉ hưu trước tuổi

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thống nhất đơn xin nghỉ hưu trước tuổi đối với 21 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh và huyện thuộc diện Ban Thường vụ quản lý.

Sự kiện - 07/02/2025 08:13

Quảng Ninh đưa phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm khu vực cửa khẩu vào hoạt động

Quảng Ninh đưa phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm khu vực cửa khẩu vào hoạt động

Ngày 6/2, tại Móng Cái, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quốc tế Tân Đại Dương (Việt Nam) và Tập đoàn Kiểm nghiệm Trung Quốc, qua đại diện là Công ty TNHH Quảng Tây, Chi nhánh Đông Hưng (Trung Quốc), đã chính thức ký kết hợp đồng nghiệm thu và bàn giao một cơ sở mới dành cho công tác kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm nông sản và thực phẩm tại cửa khẩu Bắc Luân II.

Sự kiện - 07/02/2025 08:12

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Kết luận phiên họp về chuyển đổi số vào chiều 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuyển trạng thái từ "xin - cho" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và áp dụng chính sách thu phí 0 đồng với dịch vụ công trực tuyến.

Sự kiện - 07/02/2025 06:27

Sẽ phân vùng không gian ngầm TP. Hà Nội theo chức năng sử dụng

Sẽ phân vùng không gian ngầm TP. Hà Nội theo chức năng sử dụng

Bộ Xây dựng muốn ưu tiên sử dụng không gian ngầm xây dựng công trình ngầm thuộc danh mục các công trình được khuyến khích đầu tư xây dựng và phân vùng chức năng không gian ngầm của thủ đô Hà Nội.

Sự kiện - 06/02/2025 22:25

Sẽ trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu GDP năm 2025 tại kỳ họp bất thường

Sẽ trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu GDP năm 2025 tại kỳ họp bất thường

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chuẩn bị các nội dung, hồ sơ cần thiết để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp bất thường sắp tới.

Sự kiện - 06/02/2025 06:00

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu thực hiện giải pháp lấy nước sông Hồng 'hồi sinh' sông Tô Lịch

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu thực hiện giải pháp lấy nước sông Hồng 'hồi sinh' sông Tô Lịch

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa giao các sở ngành thực hiện 2 giai đoạn lấy nước từ sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường.

Sự kiện - 05/02/2025 22:34

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên

Chiều 5/2, trong chương trình công tác tại tỉnh Hà Giang, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên và Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên trên điểm cao 468, thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên.

Sự kiện - 05/02/2025 21:02

'Kinh phí trả cho cán bộ tinh giản thấp hơn tiền lương công tác trong 5 năm'

'Kinh phí trả cho cán bộ tinh giản thấp hơn tiền lương công tác trong 5 năm'

Theo Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, kinh phí chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn, sắp xếp bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.

Sự kiện - 05/02/2025 18:29

Thủ tướng: Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng: Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng chỉ đạo, tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên năm 2025 để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Sự kiện - 05/02/2025 14:13

Chính phủ trình thành lập 6 bộ mới có tên như thế nào?

Chính phủ trình thành lập 6 bộ mới có tên như thế nào?

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm: 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.

Sự kiện - 05/02/2025 10:49

Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay

Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay

Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới…

Sự kiện - 05/02/2025 10:40

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự

Tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự theo thẩm quyền.

Sự kiện - 05/02/2025 06:53