[Café cuối tuần] Thương mại Việt - Trung giữa dịch Corona: Quan ngại kép
Nhập siêu từ Trung Quốc vẫn gia tăng trong điều kiện kinh tế bình thường, còn trong điều kiện suy giảm như đại dịch hiện nay, hậu quả là nền sản xuất của Việt Nam bị thiệt hại kép: Suy giảm nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào và điều đó ảnh hưởng đến kết quả thương mại, kinh doanh đầu ra.

Hàng trăm xe container chở thanh long ùn ứ ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) trong dịch Corona. Ảnh: Giang Huy/VnExpress
Việt Nam có lợi thế về địa lý thương mại nhưng hàng hoá Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là hàng nông sản thô, rau củ quả tươi - chủng loại dễ hư tổn và giá rẻ. Xuất khẩu Việt Nam qua Trung Quốc suy giảm trong những năm gần đây và thường phải gánh những rủi ro khi phía Trung Quốc vì nhiều lý do mà ngưng thu mua, hay như hiện tại là dịch bệnh. Chỉ khi nào hàng hoá Việt Nam được nâng cấp về phẩm chất tốt hơn, mới có thể gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc phục vụ cho đối tượng tầng lớp trung lưu giàu mới nổi đang gia tăng nhanh chóng. Ngoài lợi điểm vể địa lý - cự ly nếu Việt Nam khai thác được, lợi điểm tiếp theo Việt Nam nếu có thể khai thác được là về tỷ giá, do đồng Nhân dân tệ (RMB) có nhu cầu trở thành đồng tiền quốc tế, nên Bắc Kinh phải giữ ổn định giá trị đồng RMB, và như vậy hàng hoá Việt Nam xuất khẩu có lợi thế tương đối về giá cả.
Do vậy, Việt Nam cần thiết kế lại chiến lược kinh tài quốc gia-quốc tế: Quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp chuyên sâu, đầu tư và ưu đãi xây dựng hoàn thiện công nghiệp phụ trợ đi cùng với hệ thống giáo dục đào tạo vì tăng trưởng được ưu tiên. Tự do hoá thị trường tài chính thành công đi cùng với cải cách hành chính triệt để, nâng cao năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro tài chính quốc gia )... thì từng bước sẽ nâng tầm vị thế độc lập kinh tế, giảm lệ thuộc và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Trung Quốc có một thị trường nội địa qui mô lớn với gần 500 triệu dân trung lưu tiềm năng thu nhập khá hiện gia tăng nhanh chóng, có nhu cầu hàng hoá phẩm chất cao. Gần đây Bắc Kinh cũng cam kết mở cửa thị trường nhanh hơn, và điều này tạo sự thuận lợi hơn cho các hàng hoá quốc tế chất lượng cao. Rất tiếc là Việt Nam có thể tiếp tục chậm chân, bỏ lỡ cơ hội vì sự yếu kém của hệ thống doanh nghiệp nội địa, không có nhiều hàng hoá phẩm chất tốt để thoả mãn nhu cầu tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc.
Năm ngoái, 2019, Việt Nam có được sức bật về xuất khẩu sang Mỹ có nguyên nhân gốc rễ là do thay đổi về chính sách thương mại của Chính phủ Mỹ - tăng thuế quan đối với hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Chừng nào còn thặng dư thương mại với thị trường Mỹ thì tạm thời chưa quá lo thâm hụt. Như vậy vừa là cơ hội những cũng nguy cơ: Việt Nam hiện nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc và xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ, như vậy Việt Nam có xu hướng phụ thuộc đầu vào từ Trung Quốc và đầu ra là thị trường Mỹ.
Việt Nam là nền kinh tế gia công, nên Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ trung gian sản xuất. Tương lai Việt Nam nhiều khả năng vẫn tiếp tục phụ thuộc đầu vào sản xuất và nhập khẩu từ Trung Quốc vì chưa thể thay thế nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường này bằng những nguồn khác hay tự cung cấp trong nước. Nhập khẩu Trung Quốc gia tăng là hệ quả của một nền công nghiệp phụ trợ vẫn còn thiếu và yếu.
Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu hàng hóa và cũng có thể được lợi từ tỉ giá, nhưng Việt Nam cũng là nước nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất (chủ yếu từ Trung Quốc) nên thặng dư để lại là không nhiều, không nói là áp lực thâm hụt trên thực tế ngày càng gia tăng. Ngoài ra, các bất trắc có thể xảy ra như xung đột vũ trang, dịch bệnh, thương chiến… khi xảy ra thì dòng tiền thế giới có xu hướng trú ẩn về Mỹ khiến đồng USD lên giá. Một khi đồng USD tăng giá cũng sẽ khiến các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam đến hạn tăng theo, áp lực mất giá lên tiền đồng, gây lạm phát.
Hiện, Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách 10 nước giám sát thao túng tiền tệ, và Ngoại giao kinh tế là chìa khoá để giải quyết các vấn đề. Trong Ngoại giao kinh tế song phương, Mỹ sử dụng 3 tiêu chuẩn để xác định một quốc gia thao túng tiền tệ: thặng dư tài khoản vãng lai trên 3% GDP; thặng dư thương mại với Mỹ trên 20 tỷ USD; can thiệp một chiều trên thị trường ngoại hối vượt 2% GDP trong 12 tháng. 2018 Việt Nam xuất siêu qua Mỹ gần 35 tỉ USD; 2019 là 42,6 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối hiện đạt cao kỷ lục gần 80 tỉ USD.
Như vậy, từ mối “quan ngại kép” trên, một chiến lược đa dạng hoá thị trường, đối tác thương mại là điều cấp thiết. Nhưng quan trọng và căn cơ nhất, Việt Nam phải phát triển và hoàn thiện được ngành công nghiệp phụ trợ, tránh lệ thuộc quá nhiều đầu vào kinh tế vào các đối tác bên ngoài. Chậm chắc, tự chủ và bền vững thì tốt hơn là tăng trưởng dù nhanh nhưng bấp bênh và phụ thuộc.
- Cùng chuyên mục
Chủ tịch DIC cam kết quý II có kết quả tốt để báo cáo cổ đông
Chủ tịch DIC Corp ước tính quý I/2025 lãi 10 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ năm ngoái, cam kết điểm rơi lợi nhuận quý II có kết quả tốt. Đồng thời, dự định huy động 1.800 tỷ đồng từ phát hành 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cp.
Tài chính - 18/04/2025 17:52
Chủ tịch SSI: ‘Sẽ tham gia tài sản số nếu an toàn và hiệu quả’
SSI lên kế hoạch lãi 4.252 tỷ đồng năm nay, tăng 20% và lập kỷ lục mới. Quý I, công ty đã thực hiện 24% kế hoạch lợi nhuận, lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ tự tin hoàn thành.
Tài chính - 18/04/2025 16:01
Ông Vũ Văn Tiền:‘Thời đại số hoá rồi, ngân hàng không cần phải đông người'
Trong phần chia sẻ hơn 10 phút với cổ đông, ông Vũ Văn Tiền – Phó Chủ tịch HĐQT ABBank đã chỉ ra những điểm còn hạn chế, đồng thời cũng hé lộ những định hướng thời gian tới của ngân hàng.
Tài chính - 18/04/2025 13:44
CII trần tình nghịch lý ‘đầu tư càng lớn càng lỗ’ của doanh nghiệp BOT
CII sẽ đầu tư mạnh để đón đầu “thời kỳ vàng” phát triển hạ tầng đất nước. Doanh nghiệp đang xúc tiến dự án mở rộng cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Tài chính - 18/04/2025 11:19
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
Ông Trần Đình Long cho biết Tập đoàn Hòa Phát có dự án mới sản xuất ray đặt tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, tổng mức đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, phấn đấu tháng 5/2027 có sản phẩm đường ray đầu tiên.
Tài chính - 17/04/2025 15:01
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
Quý I/2025, doanh thu Tập đoàn Hòa Phát đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng 3.300 tỷ đồng, tăng 15%. Xét theo quý, đây là kết quả lợi nhuận cao nhất của Tập đoàn tính từ quý III/2022 trở lại.
Tài chính - 17/04/2025 10:37
Novaland muốn phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP
Novaland trình phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP thay các đợt phát hành chưa triển khai trong 3 năm qua. Doanh nghiệp đang tuyển hơn 1.000 nhân sự chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng sắp tới.
Tài chính - 17/04/2025 10:36
SSI Research: Nhóm tài chính sẽ bị các ETF bán mạnh
SSI Research dự báo nhóm tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thuộc VN30 sẽ bị các ETF bán hàng triệu đơn vị, hạn cuối cơ cấu danh mục là 25/4.
Tài chính - 17/04/2025 09:46
Đề xuất ưu đãi vượt trội cho ngân hàng nước ngoài vào Trung tâm tài chính
Để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng, các chuyên gia đề xuất, cần nhiều cơ chế vượt trội liên quan đến hạ tầng tài chính, công nghệ, ưu đãi cho ngân hàng nước ngoài chuyển trụ sở, chi nhánh vào Việt Nam.
Tài chính - 16/04/2025 16:34
Phát Đạt hoàn tất hoán đổi khoản vay 30 triệu USD với đối tác ngoại
Phát Đạt đã chuyển đổi khoản vay 30 triệu USD thành cổ phiếu giúp giảm áp lực nợ đáng kể, bởi nếu không hoàn thành trước 23/4 thì sẽ phải thanh toán khoản vay trước ngày 24/9.
Tài chính - 16/04/2025 14:40
BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp
BVBank sẽ thực hiện chuyển sàn năm nay để đón đầu các triển vọng khởi sắc sắp tới. Đồng thời, ngân hàng chào bán tiếp cổ phiếu cho cổ đông và ESOP để tăng vốn lên 7.676 tỷ đồng.
Tài chính - 16/04/2025 08:23
Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình khẳng định mục tiêu kinh doanh năm 2025 dù khó khăn, song Tập đoàn sẽ cố gắng thực hiện bằng mọi giá.
Tài chính - 15/04/2025 17:40
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
Giá lao dốc sau biến cố thuế quan, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch mua lại cổ phiếu bất chấp việc giảm vốn. Các lãnh đạo cũng dự chi hàng chục tỷ gom cổ phiếu.
Tài chính - 15/04/2025 13:16
Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Dù TTCK trong nước đã có những biến động do sự kiện áp thuế đối ứng, song HĐQT Chứng khoán MB nhìn nhận vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi và thông tin hỗ trợ tích cực như Chính phủ giảm chi phí, thuế, nâng hạng thị trường chứng khoán...
Tài chính - 15/04/2025 12:50
Chuyên gia ACBS: Nhà đầu tư không nên 'lướt sóng' cổ phiếu
Bà Đỗ Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng nhà đầu tư cá nhân không nên tham gia lướt sóng hay sử dụng margin vào lúc này vì rủi ro biến động giá vẫn rất cao.
Tài chính - 15/04/2025 10:47
Sớm áp dụng APA để gỡ điểm nghẽn về xác định giá giao dịch liên kết
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) là một biện pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để giải quyết hữu hiệu vấn đề "chuyển giá".
Tài chính - 15/04/2025 07:41
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Giá chung cư tăng như 'lên đồng', thanh khoản chậm lại
-
4
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
5
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago