[CAFÉ cuối tuần] Tăng lực từ FDI

Nhàđầutư
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu Bộ KH&ĐT “bắt mạch” được các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sẽ đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế cả nước trong năm 2019.
PHONG CẦM
06, Tháng 04, 2019 | 07:32

Nhàđầutư
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu Bộ KH&ĐT “bắt mạch” được các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sẽ đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế cả nước trong năm 2019.

thu_hut_von_fdi

 

Trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2019, giải pháp liên quan đến thúc đẩy sự phát triển của khu vực FDI được cho là vô cùng quan trọng.

Sở dĩ như vậy vì, khu vực FDI được coi là một trong 4 “động cơ” quan trọng của “cỗ xe” tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn vừa qua, chính FDI là “động cơ” hoạt động tốt nhất, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế. Đầu năm 2019, khi nhiều dự báo cho rằng, tăng trưởng GDP quý I sẽ chỉ đạt khoảng 6,58%, khá khiêm tốn so với mục tiêu tăng trưởng của năm 2019, thì các giải pháp nhằm kích động cơ tăng trưởng FDI hoạt động mạnh mẽ hơn lại được đặt ra.

Có một chút lo lắng mà Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng nêu ra, đó là tăng trưởng sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu trong các tháng đầu năm đã có dấu hiệu chậm lại, đặc biệt ở khu vực FDI.

Ví như, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) trong hai tháng đầu năm chỉ đạt gần 25 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,1% và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng 70,8% và mức tăng trưởng 27,2% của cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân thấy rõ đó chính là do sự sụt giảm xuất khẩu của Samsung. Thực tế, hai tháng đầu năm, xuất khẩu linh kiện điện thoại giảm 5,3%, còn điện thoại di động giảm 7,6%.

Tuy nhiên, lạc quan mà nói rằng, dù xuất khẩu của Samsung giảm nhưng động lực cho tăng trưởng khu vực FDI vẫn còn dư địa rất lớn. Bởi hiện nay, Formosa, Lọc dầu Nghi Sơn cũng đang được kỳ vọng sẽ cùng với một số dự án lớn của khu vực trong nước như: Thép Hòa Phát Dung Quất, Ô tô VinFast, Nhiệt điện Thái Bình…, sẽ kéo “cỗ xe tăng trưởng” của cả nước đi lên.

Thép Formosa Hà Tĩnh có công suất 7,5 triệu tấn/năm, nhưng năm 2018 mới huy động được khoảng 4,5 triệu tấn nên chúng ta hoàn toàn tin tưởng dư địa tăng trưởng sẽ còn rất lớn. Trong khi đó, Lọc dầu Nghi Sơn với công suất 10 triệu tấn/năm cũng được kỳ vọng sẽ tăng thêm lực cho “cỗ xe tăng trưởng” trong thời gian tới.

Thêm vào đó, có một thực tế mà nhiều chuyên gia kinh tế đầu ngành đều thừa nhận đó là hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang lên kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Điều này thể hiện môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng cởi mở và hấp dẫn với các “ông lớn” FDI trên thế giới.

Có thể dẫn chứng, Công ty TNHH Apparel Far Eastern (Việt Nam) muốn tăng vốn thêm 610 triệu USD, còn Meiko Electronics Vietnam thì đang làm thủ tục để tăng vốn thêm 200 triệu USD nhằm mở rộng sản xuất bảng mạch điện tử cho ô tô…

Trong khi đó, dự án 4,6 tỷ USD của Exxon Mobil (Mỹ) để khai thác mỏ Cá Voi Xanh thời gian qua cũng được nhắc đến rất nhiều. Hay gần đây, có thông tin cho biết, Tập đoàn Hana Micron của Hàn Quốc dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất bộ nhớ điện thoại di động và chất bán dẫn hệ thống, vốn đầu tư 500 triệu USD tại Bắc Giang…

Hay ngày 29/3 vừa qua, nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine của Tập đoàn Universal Alloy Corporation (UAC, Hoa Kỳ) cũng chính thức được khởi công xây dựng tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư 170 triệu USD. Giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành vào tháng 1/2020,  sản xuất các sản phẩm như bộ phận chi tiết dùng trong ngành hàng không vũ trụ; sản xuất nguyên liệu thô, lắp ráp bằng vật liệu hợp kim nhôm… Giai đoạn 2 dự án, sẽ hoàn thành vào tháng 4/2023, mở rộng sản xuất bộ phận chi tiết dùng trong ngành hàng không và sản xuất nguyên liệu thô bằng vật liệu composite.

Có thể nói, chỉ cần những dự án trên được thực hiện, không chỉ động cơ tăng trưởng FDI, mà cả “cỗ xe tăng trưởng” của Việt Nam cũng sẽ được tăng lực.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ