[Café cuối tuần] Một giải pháp khác để hạn chế chi phối ngân hàng
Giảm tỷ lệ sở hữu, bổ sung thêm các mối liên hệ với người có liên quan đang là các giải pháp hạn chế sở hữu chéo, thao túng, chi phối TCTD mà Luật các TCTD sửa đổi áp dụng. Song, các giải pháp trên vẫn khó giảm tình trạng sở hữu chéo, chi phối TCTD và còn cần kết hợp phương án khác.
Ngày 18/1, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi đã được Quốc hội thông qua. Một trong những vấn đề Luật mới nhắm đến là hạn chế sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng. Đây cũng là vấn đề nóng được thảo luận sôi nổi sau đại án Ngân hàng SCB.
Theo quy định mới, một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn TCTD (giữ nguyên), song một tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn TCTD, giảm so với mức 15% trước đó; cổ đông và người có liên quan không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ TCTD, giảm so mức 20%. Đồng thời, cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác (không thay đổi so với Luật cũ).
Ngoài ra, để tăng tính minh bạch trong cơ cấu sở hữu, giảm tình trạng sở hữu chéo, dự thảo Luật TCTD mới bổ sung trường hợp công ty con của công ty con của TCTD, thêm các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp với người liên quan như cha dượng, mẹ kế, con riêng, con dâu, con rể, ông bà...
Tôi cho rằng việc giảm tỷ lệ sở hữu rất khó để giảm vấn nạn sở hữu chéo, chi phối của các ngân hàng hiện tại. Bởi như trường hợp của Ngân hàng SCB, người sở hữu thực sự có thể nhờ những người khác đứng tên, nhưng thực chất thì các người đứng tên này vẫn chịu sự chi phối và điều khiển của cổ đông lớn đó. Chính vì vậy, có giảm tỷ lệ nhỏ hơn đi chăng nữa thì động thái của các cổ đông lớn cũng chỉ cần kiếm thêm vài tổ chức đứng tên là có thể lách được các quy định trên. Trường hợp cũng tương tự đối với cho vay hợp vốn hay quy định về ngân hàng không được phép cho vay quá bao nhiêu % đối với một cá nhân hay tổ chức.
Bên cạnh đó, việc giảm tỷ lệ sở hữu có thể hạn chế hoặc làm nản lòng các đối tác chiến lược, đặc biệt là các đối tác chiến lược nước ngoài muốn đầu tư vào ngành ngân hàng. Bởi để là một đối tác chiến lược và có tiếng nói trong ngân hàng, từ đó có thể đưa ra các đóng góp trong việc điều hành, thậm chí là chuyển giao công nghệ, quản lý, thì các tập đoàn tài chính đa quốc gia cần nắm giữ một tỷ lệ nhất định đủ lớn để họ cảm thấy hứng thú và vai trò của họ cũng trở nên quan trọng hơn trong hội đồng quản trị.
Chính vì những lý do trên, thiết nghĩ chúng ta nên tiến hành kiểm soát các ngân hàng một cách hiệu quả hơn để ngăn chặn sở hữu chéo hay biến ngân hàng trở thành sân sau của các tập đoàn để huy động vốn sai mục đích.
Thứ nhất, cần có sự liên thông dữ liệu giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các ngân hàng thương mại (NHTM), từ đó có thể phát hiện kịp thời các sai phạm. Trong các vụ việc vừa qua, đa số là chúng ta phát hiện quá trễ và khi sự việc vỡ lỡ thì thiệt hại cho ngân hàng cũng như các bên liên quan đã quá lớn.
Việc cấu kết của thanh tra NHNN để trục lợi cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc phát hiện trễ này. Thực ra quy trình quản lý của NHNN đối với các NHTM nếu được tuân thủ thì sẽ rất khó để các NHTM sai phạm, tuy nhiên, khâu thực thi kiểm tra giám sát chưa được thực hiện nghiêm cũng như tình trạng hối lộ tham nhũng đã gây nên hệ quả như thời gian qua.
Chính vì thế, việc kết nối dữ liệu và sử dụng các công nghệ tiên tiến như công nghệ trí tuệ nhân tạo để phát hiện các giao dịch bất thường, hành vi gian lận là hết sức cần thiết để có thể cảnh báo sớm và ngăn chặn kịp thời các vụ đổ vỡ của ngân hàng. Cũng như chỉ có sử dụng công nghệ AI để truy vết, tổng hợp, phân tích thì mới có thể lần ra được các vấn để sở hữu chéo, đang ngày càng tinh vi và phức tạp.
Do đó, việc chuyển đổi số hệ thống ngân hàng theo hướng minh bạch hóa và liên thông hóa về dữ liệu là hết sức quan trọng, làm tiền đề để áp dụng các công nghệ tự động hóa trong việc quản lý, ngăn chặn sở hữu chéo, phát hiện các hành vi bất thường, lừa đảo, gian lận.
Thứ hai, bên cạnh công nghệ trí tuệ nhân tạo, NHNN có thể nghiên cứu phát triển công nghệ Blockchain theo hướng tập trung (khác với các hệ thống blockchain phi tập trung như Bitcoin) để tăng cường tính minh bạch, bảo mật của hệ thống ngân hàng. Việc các giao dịch được ghi nhận và mã hóa vừa giúp đảm bảo quyền riêng tư của người dùng, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho toàn hệ thống, cũng như ngăn chặn các vấn đề về sửa đổi dữ liệu của các NHTM. Điều này giúp tăng cường tính hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra của NHNN hơn so với hiện tại.
Cuối cùng, chúng ta có thể xem xét về đồng CBDC, đồng tiền kỹ thuật số do Chính phủ phát hành. Trung Quốc đang chạy thử nghiệm về đồng Yuan Digital currency, các NHTW trên thế giới cũng như NHNN Việt Nam đang nghiên cứu về đồng tiền này. CBDC ra đời sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng trở nên minh bạch hơn, tư động hóa cũng như tăng tính hiệu quả của chính sách tiền tệ, việc liên thông dữ liệu giữa NHNN và NHTM sẽ trở nên dễ dàng hơn thậm chí là đối với các giao dịch thanh toán xuyên quốc gia. Điều này sẽ giúp cho việc quản lý dòng tiền của NHNN dễ dàng hơn, từ đó quản lý tốt về chính sách tiền tệ cũng như hoạt động của các NHTM đặc biệt là vấn đề sở hữu chéo.
* PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM.
- Cùng chuyên mục
Một số ngân hàng báo lãi lớn năm 2024
Một số ngân hàng đã hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024 với con số lợi nhuận tích cực. Theo dự báo, mức tăng trưởng lợi nhuận của các nhà băng dao động từ 16-60%.
Tài chính - 25/12/2024 15:13
Cảng Hải Phòng lập liên doanh vận hành bến số 3, 4 cảng Lạch Huyện
Công ty TNHH Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng được thành lập để khai thác hai bến container quốc tế số 3, 4 thuộc dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện.
Tài chính - 25/12/2024 15:07
Động lực nào khiến cổ phiếu KSV tăng mức cao nhất mọi thời đại?
Cổ phiếu KSV gấp đôi trong vòng 1 tháng. Lợi nhuận năm 2024 đột biến nhờ giá các kim loại cùng tăng, đặc biệt là giá vàng.
Tài chính - 25/12/2024 14:00
Tạp chí Nhà đầu tư trao 30 triệu đồng hỗ trợ bệnh nhân khó khăn ở Bệnh viện 108
Tạp chí Nhà đầu tư phối hợp với Bệnh viện TWQĐ 108 đã trao tặng 30 triệu đồng tới các bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tài chính - 25/12/2024 10:22
Tỷ giá lại 'nổi sóng'
Tỷ giá USD tăng mạnh từ cuối tuần trước. Hiện trên thị trường tự do, tỷ giá USD đã bán ra ở mức 25.900 đồng/USD, tăng 4,5% so với đầu năm 2024.
Tài chính - 25/12/2024 08:55
Bancassurance buộc phải thay đổi về chất
Dù tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng niềm tin trên thị trường bảo hiểm giai đoạn trước và quy định pháp lý siết chặt hơn, kênh bancassurance vẫn được đánh giá có dư địa phát triển tốt. Tuy nhiên, kênh phân phối này phải thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng.
Tài chính - 25/12/2024 07:51
Doanh nghiệp nào được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam?
Bộ Tài chính vừa công bố tên 5 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam.
Tài chính - 24/12/2024 18:36
Thúc đẩy đầu tư công, nhóm ngành nào được hưởng lợi?
Các chuyên gia cho rằng đầu tư công là yếu tố tiên quyết trong bài toán thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn hiện nay.
Tài chính - 24/12/2024 14:53
YeaH1 nói gì về cổ phiếu tăng ‘nóng’?
Cổ phiếu YeaH1 đã tăng 130% trong vòng 3 tháng qua. Doanh nghiệp cho biết hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, theo kế hoạch đã đề ra.
Tài chính - 24/12/2024 14:50
Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc học trước giờ G
Kể từ ngày 1/1/2025, tất cả các trường hợp chưa thực hiện xác thực sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến, bất kể khoản tiền lớn hay nhỏ.
Tài chính - 24/12/2024 14:30
Bộ đôi cổ phiếu 'họ' Đất Xanh bất ngờ bị bán tháo
Tập đoàn Đất Xanh vừa được UBCKNN chấp thuận phương án huy động hơn 1.800 tỷ từ cổ đông để trả nợ. Cổ phiếu DXG và DXS bị bán tháo.
Tài chính - 24/12/2024 11:36
Lãi vay mua nhà ở xã hội đã thực sự ưu đãi?
Mới đây Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định hạ lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội từ 4,8%/năm xuống còn 4,7%/năm, áp dụng cho năm 2025. Thế nhưng, chính sách lãi suất này bị đánh giá là không công bằng đối với những người vay mua, thuê mua nhà ở xã hội hiện nay.
Tài chính - 24/12/2024 07:45
Mối lo đằng sau đà tăng nóng của cổ phiếu YeaH1
YeaH1 ghi nhận doanh thu tăng nhưng chi phí quá lớn, lợi nhuận chưa tăng tương xứng. Đồng thời, dòng tiền hoạt động kinh doanh tiếp tục âm nặng do khoản phải thu tăng cao.
Tài chính - 23/12/2024 17:03
Giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh
Sau 2 phiên tăng, ngày hôm nay, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm giảm 9 đồng, kéo tỷ giá tại các NHTM giảm theo. Tuy nhiên, tỷ giá chợ đen vẫn tăng mạnh, tiệm cận mốc 26.000 đồng/USD.
Tài chính - 23/12/2024 13:35
Vietcap chi 4 tỷ đồng mua cổ phiếu FPT thay nhà đầu tư ngoại
Do nhà đầu tư ngoại chưa thanh toán 4 tỷ đồng tiền mua cổ phiếu FPT nên Chứng khoán Vietcap phải trả tiền thay.
Tài chính - 23/12/2024 10:01
Điểm sáng bức tranh kinh doanh quý IV
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 25% so với cùng kỳ trong quý IV (mức cao nhất kể từ quý II/2022), được hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất đang trên đà phục hồi.
Tài chính - 23/12/2024 09:21
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 2 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago