[Cafe Cuối tuần] Bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư: Ai hưởng lợi?

MAI PHAN
08:35 17/05/2025

Trong dòng chảy cải cách thể chế ở Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung đang tạo nên những tranh luận trái chiều nhất chính là việc có nên bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số loại dự án.

Bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ giúp quản lý thị trường bất động sản chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Ảnh minh hoạ: VP

Đây không chỉ là vấn đề kỹ thuật lập pháp, mà còn là phép thử cho cam kết cải cách môi trường kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết 57 về chuyển đổi số vừa chính thức có hiệu lực.

Nhiều ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, quy định này đang là một "nút thắt" vô hình nhưng rất thực tế, khiến không ít dự án bị chậm tiến độ hoặc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết trung bình một dự án nhà ở thương mại tại đô thị lớn phải trải qua 7 đến 9 thủ tục hành chính kéo dài từ 3 đến 5 năm trước khi được cấp phép xây dựng. Trong đó, thủ tục xin chủ trương đầu tư luôn chiếm phần lớn thời gian và là khâu khó lường nhất.

Một doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai đã từng phản ánh rằng, dù đã có đất trong khu công nghiệp, hồ sơ dự án đầu tư bài bản, năng lực tài chính rõ ràng, nhưng vẫn mất hơn 10 tháng chỉ để hoàn tất bước chấp thuận chủ trương đầu tư từ cấp tỉnh. Trong thời gian đó, họ đã để vuột mất hợp đồng cung cấp linh kiện với một đối tác Nhật Bản vì không kịp đưa nhà máy vào vận hành đúng tiến độ cam kết.

Ở cấp địa phương, nhiều đại biểu HĐND và Sở Kế hoạch & Đầu tư cũng xác nhận rằng, không ít dự án quy mô nhỏ, không sử dụng đất trực tiếp, không xin ưu đãi nhà nước nhưng vẫn phải "xếp hàng" qua cửa chủ trương, trong khi đáng ra có thể được phân cấp hoặc chuyển sang hậu kiểm. Số liệu thống kê từ Văn phòng Chính phủ cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng 5.000 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài phải thực hiện bước xin chủ trương đầu tư, trong đó ước tính hơn 40% là các dự án không thuộc loại hình rủi ro cao.

Tuy nhiên, luồng quan điểm đối lập cũng không hề yếu thế. Nhiều bộ, ngành, đặc biệt là khối cơ quan từ ngành Kế hoạch và Đầu tư (cũ) vẫn tỏ ra thận trọng.

Lý do chính là e ngại việc bãi bỏ thủ tục này sẽ dẫn tới tình trạng buông lỏng quản lý, nhất là trong các lĩnh vực có liên quan đến quy hoạch, sử dụng đất đai, hạ tầng kỹ thuật, môi trường hoặc quốc phòng an ninh. Có ý kiến cho rằng, nếu không có bước kiểm soát tiền kiểm thông qua chủ trương đầu tư, có thể sẽ dẫn đến việc các dự án "đặt gạch" tràn lan, phá vỡ định hướng phát triển bền vững của từng địa phương.

Một số địa phương miền núi hoặc vùng ven biển cũng đề xuất giữ lại quy trình này như một công cụ để sàng lọc và định hướng thu hút đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh năng lực quản lý và hệ thống dữ liệu chưa thực sự đồng bộ. Họ lập luận rằng, việc phân cấp ồ ạt mà không có sự kiểm soát trung gian có thể dẫn đến rủi ro lạm dụng hoặc phê duyệt tràn lan, thiếu gắn kết với quy hoạch vùng.

Tuy vậy, điều đáng chú ý là cuộc tranh luận này diễn ra khi cả hai Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị vừa mới ban hành – Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết 57 về chuyển đổi số – đều hướng tới việc cắt giảm thủ tục, giảm tầng nấc, đồng thời xây dựng các cơ chế giám sát minh bạch hơn, công khai hơn và hiện đại hơn.

Do "vừa ra lò" nên cả Chính phủ và Quốc hội đều đang cấp tốc xây dựng Chương trình hành động của hai khối lập pháp và hành pháp để hưởng ứng, song chính các câu chữ từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng đã hé lộ các giải pháp có thể trấn an các băn khoăn của việc thay đổi nhận thức và hành vi từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Cụ thể, Nghị quyết 68 yêu cầu phải mạnh dạn loại bỏ các "giấy phép con" trá hình và tái cấu trúc thể chế theo hướng đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nhà nước, giữa các loại hình doanh nghiệp. Điều này đặt ra yêu cầu cao về chuyển từ mô hình tiền kiểm sang hậu kiểm, nhưng phải đi kèm với hệ thống dữ liệu quốc gia về đầu tư minh bạch và dễ giám sát.

Trong khi đó, Nghị quyết 57 đưa ra mục tiêu toàn bộ quy trình đầu tư phải được số hóa, liên thông và giám sát được trên nền tảng dữ liệu thời gian thực. Nếu thực hiện đầy đủ các yêu cầu này, bản thân dữ liệu và công nghệ sẽ trở thành "bộ lọc" hữu hiệu để cảnh báo rủi ro, phát hiện bất thường mà không cần thiết phải giữ lại các khâu trung gian mang tính hình thức như thủ tục chủ trương đầu tư đối với những dự án không thuộc diện nhạy cảm.

Điều này cho thấy, việc bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư không có nghĩa là "buông tay quản lý", mà là chuyển sang một cách quản lý hiện đại hơn, công bằng hơn và ít tốn kém thời gian hơn cho cả nhà nước và doanh nghiệp.

Nói cách khác, nếu thể chế được điều chỉnh đồng bộ, dữ liệu được mở và liên thông, trách nhiệm được phân rõ và xử lý nghiêm minh, thì lợi ích từ việc cắt bỏ thủ tục này sẽ vượt trội so với những rủi ro có thể phát sinh.

Câu hỏi "ai hưởng lợi?" cũng sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn: doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí; người dân sẽ được tiếp cận các dịch vụ, sản phẩm nhanh hơn; Nhà nước sẽ giảm gánh nặng thủ tục, tập trung vào quản lý chất lượng; còn hệ thống công chức – nếu vận hành đúng với tinh thần phục vụ – cũng sẽ trở nên minh bạch hơn, chuyên nghiệp hơn, và bớt đi những "kẽ hở quyền lực" không cần thiết.

Vì thế, thay vì tranh cãi mãi giữa "giữ hay bỏ", có lẽ điều cần làm là quyết tâm thực hiện cho được những gì mà hai nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra.

Bởi lẽ, cải cách thể chế không chỉ là chuyện của một vài thủ tục – mà là phép thử niềm tin vào một nhà nước kiến tạo, vào doanh nghiệp tử tế, và vào một mô hình phát triển hiện đại, bền vững hơn.

  • Cùng chuyên mục
VAFIE hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

VAFIE hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) vừa có buổi làm việc với đoàn công tác đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hướng đến mở rộng hợp tác xuất khẩu và đầu tư sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Sự kiện - 17/05/2025 08:25

'Cần tháo gỡ các điểm nghẽn cho kinh tế báo chí'

'Cần tháo gỡ các điểm nghẽn cho kinh tế báo chí'

" Luật Báo chí (sửa đổi) lần này cần tháo gỡ các điểm nghẽn, đặc biệt là ở kinh tế báo chí", Tổng biên tập Báo Tiền phong.

Sự kiện - 16/05/2025 16:21

'Việc tạm giam doanh nhân kéo dài khiến doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn'

'Việc tạm giam doanh nhân kéo dài khiến doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn'

"Việc tạm giữ, tạm giam kéo dài đối với doanh nhân nhiều khi chỉ giải quyết được một vụ án nhỏ nhưng lại khiến cả một doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn, mất sức cạnh tranh", đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng nhận định.

Sự kiện - 16/05/2025 12:44

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khai hội Làng Sen

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khai hội Làng Sen

Lễ hội Làng Sen 2025 là sự kiện chính trị, văn hóa trọng điểm, hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Sự kiện - 16/05/2025 09:02

        Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác kinh tế - tài chính

Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác kinh tế - tài chính

Tiếp tục các hoạt động đối thoại song phương trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện Bộ Tài chính Hoa Kỳ nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế - tài chính song phương giữa hai nước.

Sự kiện - 16/05/2025 06:48

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An cần mạnh dạn bước ra khỏi quán tính phát triển cũ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An cần mạnh dạn bước ra khỏi quán tính phát triển cũ

Tổng Bí thư đề nghị tỉnh cần hướng tới một mô hình tăng trưởng hiện đại hơn, lấy công nghệ và tri thức làm động lực, lấy đổi mới thể chế và quản trị làm đòn bẩy, lấy con người và văn hóa xứ Nghệ làm nền tảng.

Sự kiện - 15/05/2025 16:20

Thúc đẩy kết nối cộng đồng doanh nghiệp UAE và Việt Nam

Thúc đẩy kết nối cộng đồng doanh nghiệp UAE và Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Đại sứ các Tiểu vương quốc Ả - rập thống nhất (UAE) tại Việt Nam thống nhất, trong thời gian tới sẽ tăng cường phối hợp triển khai các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại giữa doanh nghiệp hai nước.

Sự kiện - 15/05/2025 12:02

Nghị quyết cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân có gì đặc biệt?

Nghị quyết cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân có gì đặc biệt?

Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân tập trung thể chế hóa theo 5 nhóm chính sách lớn.

Sự kiện - 15/05/2025 12:00

Chủ tịch VAFIE, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư nhận huy hiệu 45 năm tuổi Đảng

Chủ tịch VAFIE, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư nhận huy hiệu 45 năm tuổi Đảng

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư vinh dự nhận huy hiệu 45 năm tuổi Đảng.

Sự kiện - 15/05/2025 08:20

Thủ tướng yêu cầu sớm sửa Nghị định quản lý kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu sớm sửa Nghị định quản lý kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp các cơ quan sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo trình tự rút gọn trong tháng 6/2025.

Sự kiện - 14/05/2025 11:29

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết 68 là cú hích tinh thần rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết 68 là cú hích tinh thần rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp'

"Nghị quyết 68 chính là một bước ngoặt. Nó giống như một "cú hích tinh thần" rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp", đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân nhấn mạnh.

Sự kiện - 14/05/2025 10:33

VAFIE trao chứng nhận hội viên mới

VAFIE trao chứng nhận hội viên mới

Ngày 13/5, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã trao chứng nhận hội viên chính thức cho Công ty TNHH Tư vấn và Xúc tiến đầu tư Thương mại Quốc tế (ITPC).

Sự kiện - 14/05/2025 06:43

Thủ tướng: Việt Nam mong muốn đàm phán thương mại Mỹ - Trung đạt tiến bộ

Thủ tướng: Việt Nam mong muốn đàm phán thương mại Mỹ - Trung đạt tiến bộ

Thủ tướng kỳ vọng Việt Nam và Mỹ sớm đạt được thỏa thuận về thuế quan có lợi cả trước mắt và lâu dài cho cả hai bên.

Sự kiện - 14/05/2025 06:35

Đề nghị giảm thuế mặt hàng chịu chính sách thuế đối ứng của Mỹ

Đề nghị giảm thuế mặt hàng chịu chính sách thuế đối ứng của Mỹ

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát để xem xét đối với một số mặt hàng chịu tác động của chiến tranh thương mại và chính sách thuế đối ứng của Mỹ.

Sự kiện - 13/05/2025 19:16

TS. Lê Xuân Nghĩa: Nghị quyết 68 không phải 'cây đũa phép'

TS. Lê Xuân Nghĩa: Nghị quyết 68 không phải 'cây đũa phép'

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị ra đời hứa hẹn tạo ra một bước ngoặt lịch sử thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng thuận rằng, đây mới là bước khởi đầu, chính sách cần được cụ thể hóa thành hành động thiết thực.

Sự kiện - 13/05/2025 16:46

Doanh nhân Hồ Nhân và giấc mơ vaccine dang dở

Doanh nhân Hồ Nhân và giấc mơ vaccine dang dở

Cuộc đời gần 60 năm của doanh nhân Hồ Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen khép lại, giấc mơ vaccine của vị Tiến sỹ công nghệ sinh học vẫn còn đó, và là di sản mở ra những con đường nghiên cứu mới trong lĩnh vực vaccine nói riêng và công nghệ sinh học nói chung.

Sự kiện - 13/05/2025 14:44