Cách hạn chế tranh chấp do vi phạm hợp đồng vì COVID-19
LUẬT SƯ ĐẠT NGUYỄN
16:12 23/03/2020
COVID-19 xảy ra khiến nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của doanh nghiệp, trong đó có nguy cơ vi phạm nghĩa vụ tại hợp đồng thương mại.
Luật sư Đạt Nguyễn.
Những tranh chấp phổ biến có thể xảy ra như: vi phạm thời gian giao hàng; vi phạm nghĩa vụ không giao đúng, đủ số lượng hàng hóa; nghĩa vụ thanh toán; vi phạm các thỏa thuận khác ghi trong hợp đồng... Vậy, doanh nghiệp phải làm sao để được miễn trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng và cần làm gì để hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra các tranh chấp hợp đồng trong và sau COVID-19?
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định COVID-19 có phải là sự kiện bất khả kháng để mình có thể được áp dụng để miễn trừ trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng thương mại hay không?
Theo Bộ luật Dân sự 2015 "sự kiện bất khả kháng" là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Điều kiện để được áp dụng sự kiện bất khả kháng?
Doanh nghiệp cần căn cứ quy định tại hợp đồng. Nếu có điều khoản quy định về sự kiện bất khả kháng và hậu quả pháp lý khi xảy ra sự kiện đó, các bên thực hiện theo thỏa thuận.
Điều 9 Bộ luật Dân sự quy định "bất khả kháng" là những việc xảy ra ngoài mong muốn và vượt quá sự kiểm soát hợp lý của các bên, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành như: động đất, thiên tai, dịch bệnh, sự thay đổi về chính sách, các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Không bên nào phải chịu trách nhiệm với việc không thực hiện hoặc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này nếu như có nguyên nhân từ trường hợp bất khả kháng. Nếu một trong hai bên không thể thực hiện được nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng này vì lý do bất khả kháng phải thông báo bằng văn bản để hai bên có phương án giải quyết.
Có trường hợp hợp đồng không quy định điều khoản về trường hợp bất khả kháng song các bên có thể viện dẫn quy định của pháp luật để giải thích và áp dụng. Bởi điểm b khoản 1, điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định: Việc xảy ra sự kiện bất khả kháng thuộc trường hợp miễn trách nhiệm với hành vi vi phạm.
Theo đó, để được áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng, cần đáp ứng đủ ba điều kiện: xảy ra một cách khách quan (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền..), không thể lường trước và không thể khắc phục.
Đối với sự kiện xảy ra trong COVID-19, nhiều doanh nghiệp có thể đã thỏa mãn điều kiện một và hai. Tuy nhiên điều kiện ba cần phải được xem xét và phân tích trong các trường hợp cụ thể. Điều kiện ba được thỏa mãn và COVID-19 được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên chứng minh được "không thể khắc phục được tình hình mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng của mình".
Khi đó, nếu chứng minh được COVID-19 thuộc trường hợp bất khả kháng với mình, các bên hoàn toàn có thể được miễn trừ nghĩa vụ nếu vi phạm hợp đồng.
Để được miễn trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng và hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra các tranh chấp hợp đồng trong và sau COVID-19, doanh nghiệp nên thực hiện những điều sau:
Thứ nhất, xem xét lại hợp đồng để xác định rõ tình trạng pháp lý làm căn cứ giải quyết.
Thứ hai, thu thập chứng cứ chứng minh là đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không thể khắc phục được.
Thứ ba, cần thông báo kịp thời bằng văn bản cho bên kia biết về trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện được nghĩa vụ của hợp đồng.
Thứ tư, cần đưa ra phương án, đề xuất giải quyết hậu quả pháp lý. Các bên có thể kéo dài thời hạn hoặc từ chối thực hiện hợp đồng theo điều 296 Luật Thương mại 2005. Việc kéo dài thời hạn theo điều luật này có thể lên tới 8 tháng.
Sự kiện bất khả kháng là vấn đề pháp lý quan trọng, khi ký kết hợp đồng kinh doanh - thương mại các bên cần đưa điều khoản này vào hợp đồng, xác định rõ các yếu tố của sự kiện bất khả kháng và có thể thỏa thuận các trường hợp cụ thể được xem là bất khả kháng, các trường hợp cụ thể được miễn trừ trách nhiệm.
Khi xảy ra sự kiện xét thấy có khả năng là sự kiện bất khả kháng có thể dẫn tới hậu quả vi phạm hợp đồng, doanh nghiệp thực hiện các bước nêu trên để có thể được miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, giảm thiểu thiểu thiệt hại cũng như hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra tranh chấp.
Dù có những lo ngại rằng truyền thông mạnh mẽ có thể gây hiểu nhầm thị trường tràn lan hàng giả, song quan điểm của Bộ Công Thương là phải đối mặt với sự thật để tạo dựng lại niềm tin.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC có nhiều tình tiết để làm căn cứ xét kháng cáo. Trong đó, bị cáo và 2 em gái là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga đã nộp đủ tổng cộng 2.467 tỷ đồng và nộp thừa hơn 46 tỷ đồng.
Bộ trưởng Tài chính cho biết, thu thuế trên thương mại điện tử trong 5 tháng vừa qua tăng trưởng 55%, đạt hơn 75.000 tỷ đồng. Trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tăng cường sử dụng AI rà soát gian lận thuế và các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ nền tảng số.
CTCP đá quý và vàng Hà Nội vừa bị Nghệ An xử phạt gần 800 triệu đồng do có nhiều hành vi vi phạm liên quan đến môi trường và quản lý khai thác tại mỏ Ruby - Sapphire ở xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu.
Chỉ có 1,6% hộ kinh doanh trên số hộ quản lý trên địa bàn TP. Hà Nội thuộc đối tượng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong số hộ đóng cửa chỉ có khoảng 8,8% thuộc đối tượng phải áp dụng quy định này.
Các đại biểu quốc hội nêu vấn đề, vì sao với hệ thống quản lý chặt chẽ, hàng giả hàng nhái vẫn lưu hành hợp pháp, thậm chí lọt vào bệnh viện, trường học?
Nghị định 154 vừa được Chính phủ ban hành quy định các chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi, dựa trên thời gian công tác và điều kiện làm việc.
Trước ngày vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan được đưa ra xét xử, bị cáo Nguyễn Văn Hậu và Hoàng Thị Thúy Lan đã chi hơn 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Với 440/451 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt 97,56%, Quốc hội chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Từ tháng 11/2024 đến khi bị phát hiện, các đối tượng đã thu thập, tàng trữ, trao đổi, sử dụng trái phép thông tin hơn 21.000 tài khoản để thanh toán hàng nghìn đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon, qua đó chiếm đoạt tài sản và thu lợi bất chính hàng tỷ đồng…
3 cửa hàng của C.P. Việt Nam tại Sóc Trăng bị phạt vì kinh doanh thực phẩm trong khi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Bá Hoan cùng 3 thuộc cấp bị khởi tố do liên quan đến Công ty CP đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long
Vợ ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 1.400 tỷ, cùng gia đình khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án liên quan ông Quyết. Thời hoàng kim của FLC, bà từng sở hữu khối tài sản lớn.