Những ngành vẫn kiếm tiền tốt trong đại dịch toàn cầu
Trong bức tranh kinh tế cực kỳ ảm đạm hai tháng đầu năm nay và dự báo còn tiếp diễn trong sáu tháng đầu năm 2020, vẫn có thể tìm thấy những mảng kinh tế kinh doanh sản xuất ít bị thiệt hại nhất, thậm chí là có cơ hội tăng trưởng.
Cơ hội của ngành hàng tiêu dùng đặc biệt là tiêu dùng nhanh (FMCG)
Trong những năm thị trường bất động sản cực kỳ sôi động, đã có những lúc thị trường này thu hút gần hết những dòng vốn từ ngân hàng và thị trường tài chính, lãi suất có khi tăng vọt lên 20%/năm thì đó là lúc giới sản xuất hàng tiêu dùng gặp cảnh lao đao. Cá nhân tôi chứng kiến những công ty hàng tiêu dùng đứng trước bờ vực phá sản hay cầm cự, đơn cử như đậu phộng Tân Tân và nhiều công ty khác…
Ngày nay tình hình đã khác xa, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế vĩ mô, con người thu mình lại, sống bằng những nhu cầu cơ bản. Nói theo tháp nhu cầu Maslow là hạ xuống những nấc thang dưới 3, 2, 1. Tất cả nhu cầu đều theo diễn biến này, con người vẫn phải sống, phải ăn, phải uống, phải hít thở không khí… Con người nhìn lại bản thân nhiều hơn, bớt những nhu cầu xa hoa, thể hiện (nấc 4, nấc 5… Maslow).
Ngay những nhu cầu cơ bản, đến mức ai cũng từng quên, đó là không khí sạch, nước sạch… Ngành nước sẽ lên ngôi, từ nước ăn uống, sinh hoạt đến nước dùng cho nông nghiệp; các mô hình, cụm máy, thiết bị lọc nước gia đình, cụm lọc nước hộ gia đình cho đến các dự án xử lý cấp nước quy mô lớn, sẽ mang lại lợi ích kinh tế và xã hội to lớn. Các nhãn hàng như Karofi, Kangaroo đang lên ngôi và phát triển tốt. Ngay cả Robot từng thành công với dây cáp điện, gần đây đầu tư thêm lĩnh vực máy lọc nước gia đình, đang kinh doanh rất tốt.
Năm 2020 có thể nói là năm của thị trường mì gói, tăng trưởng và cơ hội sẽ chia đều cho các đại gia. Từ Vifon, Acecook, Á Châu, Omachi (Masan) cho đến Cung Đình, Miliket hay 3 miền (Reva)… tất cả đều tốt. Tương tự đó là hàng trăm sản phẩm thực phẩm tiện lợi như cháo ăn liền, bột dinh dưỡng, cà phê hoà tan, nước hoa quả, các loại hạt (như Tân Tân, Huỳnh Gia, Hamyco…). Một tin vui như Trung Nguyên International (King Coffee) vừa đoạt giải thưởng tại hội chợ Dubai: “Most Popular Coffee Brand, Vietnam 2019” là giải thưởng do tạp chí Global Brands Magazine (Anh quốc) bình chọn.
Gạo và thực phẩm không bao giờ đủ cho cả thế giới
Gạo Việt Nam năm 2019 đoạt giải top gạo ngon nhất thế giới, đó là ST 24 và ST 25. Cùng với giải thưởng đó của Lộc Trời (tại Nhật Bản), có hàng chục thương hiệu gạo ngon và hữu cơ và gạo/nếp đặc sản… vẫn tiếp tục con đường chinh phục thế giới. Trong đại dịch vi rút corona, con người có thể thiếu túi xách Louis Vuitton nhưng không thể thiếu gạo, cả gạo sạch và gạo ngon. Lương thực và chuỗi giá trị nông nghiệp, sẽ không bao giờ mất vị thế của mình, nhất là trong kỳ khủng hoảng như hiện nay, cần phải ăn để cơ thể khỏe mạnh.
Còn nhớ cách đây 10 năm khi tôi có dịp gặp một người bạn đã quen 30 năm là ông Bùi Thành Nhơn (Chủ tịch Tập đoàn Novaland), câu chuyện là sự chuyển đổi và cân bằng đầu tư giữa chuỗi nông nghiệp (với thương hiệu Anova Group) và tách biệt khối đầu tư mới Novaland (bất động sản) thì Anova vẫn là dòng tiền nền tảng cho sự bứt phá của Novaland. Gần đây nhất khi thị trường bất động sản bị nghẽn, Anova đại diện cho các chuỗi nông nghiệp, vẫn phát triển tạo nền tảng vững vàng trong cán cân dòng tiền.
Ngành dầu ăn trong những năm qua sôi động hơn với dòng sản phẩm từ chuỗi nông nghiệp Việt Nam, đó là dầu ăn từ cá basa và dầu ăn từ gạo và cám gạo với sản lượng tiềm năng hơn cả triệu tấn/năm; cùng với đó là tinh chất dinh dưỡng (nutritional supplements) từ các chuỗi phụ phẩm nông nghiệp và thủy sản.
Phát biểu trong hội gặp gỡ các chủ doanh nghiệp tập đoàn kinh tế tư nhân với Thủ tướng chính phủ cách đây hơn một tuần, ông Trần Bá Dương (Chủ tịch THACO) nhấn mạnh vào chiến lược nông nghiệp (THADI) là trọng tâm phát triển của tập đoàn. TH Milk vừa công bố đầu tư 1 triệu hecta nông trường chăn nuôi bò (và bò sữa) tại Australia. Vinamilk vừa ký hợp đồng trên 20 triệu USD sản phẩm sữa cho thị trường Trung Đông tại hội chợ Dubai Gulfood vừa qua. Cuộc đua sản phẩm sữa vào thị trường Trung Quốc đang diễn ra sôi động.
Doanh nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam vươn ra thế giới
Rất nhiều động thái chiến lược cả công khai và âm thầm của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và chuỗi giá trị nông nghiệp thủy sản, lương thực chế biến, thực phẩm chế biến… đang nhanh chóng vượt trên "rào cản tâm lý" vốn dĩ co cụm và yếu thế, nay đã tự tin hơn rất nhiều.
Điển hình như nữ doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo ngay trong bối cảnh khó khăn trong nội bộ gia đình (Trung Nguyen Group) vẫn mạnh mẽ phát triển thương hiệu mới King Coffee và ra mắt tự tin ngay tại thị trường Mỹ. Cách đây 15 năm ít ai biết đậu phộng Tân Tân nhưng hiện thương hiệu này đã và đang làm mưa làm gió tại thị trường rộng lớn như Nga với sản lượng xuất khẩu 30 container mỗi tháng; hay Vinamit có mặt tại nhiều cửa hàng sân bay lớn ở Trung Quốc.
Ngay tại một nơi xa xôi như Mông Cổ, có những lần dừng chân tại những cửa hàng thị trấn xa xôi vó ngựa mịt mù, may mắn cho tôi đã tìm thấy kem đánh răng P/S cùng bột giặt VISO (do Unilever Việt Nam xuất sang Mông Cổ), cùng với mì gói nhãn hiệu Rollton-Роллтон (nhãn hiệu của người Việt ở Đông Âu).
Ngay tại New York một thương hiệu cà phê Việt cũng vừa mới trình làng, nhanh chóng được sự yêu mến của khách hàng. Với tư duy cởi mở đa-văn-hóa một người New York bình thường ai cũng muốn thử vị Robusta mạnh mẽ nguyên chất, hương vị phối trộn, so với gu truyền thống Arabica dù có ‘thơm lừng tinh tế’, cũng phải biết rằng nó hơi ‘chua và nhạt’ đúng như lời khẳng định của ông trùm Đặng Lê Nguyên Vũ khi tung ra G7 đấu với Nescafé và hương vị của Starbucks cách đây hơn 15 năm.
Thị trường Trung Quốc đang hồi phục 80%
Tin vui trong vài ngày gần đây khi các cửa khẩu biên mậu Trung Quốc đang phục hồi ở mức 80%. Chính quyền các địa phương Lạng Sơn, Lào Cai cùng với Bộ Công thương đã có hàng loạt cải tiến thúc đẩy năng lực thông quan, giảm thiểu thủ tục và tự động hóa nhiều quy trình liên quan và nhất là các nỗ lực thương lượng với phía đối tác để giải tỏa ách tắc. Ví dụ như thanh long trong tháng 2 từng có lúc tồn đọng hàng trăm nghìn tấn, đã sớm dỡ bỏ rào cản thương mại và nhanh chóng được giải cứu trong vài tuần.
Mùa trái vải 2019 và nhất là 2020 này đã hoàn thành hệ thống truy xuất đến từng nhà vườn và từng lô hàng. Đó là nỗ lực của Bộ Công thương với sự tham gia của các nhà cung cấp phần mềm và platform Việt Nam. Điều này có thể là nền tảng các giao dịch thương mại xuất khẩu nông sản liên thông, hình thành sàn giao dịch phiên bản mới, giúp cân bằng hơn trong chuỗi giá trị giữa nông dân và nhà buôn, nhà xuất khẩu.
Khủng hoảng Covid-19 năm nay cũng đã góp phần sàng lọc, loại thải những mô hình kinh doanh kém cỏi và chủ quan hay thụ động. Sau mùa dịch những "con ngựa khỏe" có dịp sống sót và đàn ngựa vẫn phải tăng tốc về phía trước. Không có đất dụng võ cho những kẻ ăn may, cơ hội chỉ dành cho ai biết chuẩn bị, nói như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, là lúc để tạo "sức nén của lò xo" và sẽ bung ra khi cơ hội sẽ đến.
Bản thân chúng tôi cũng phải từng vác ba-lô đi vòng quanh Trung Quốc rộng lớn trên những hành trình vạn lý. Thấy rằng sự gắn liền biên giới giao thương với Trung Quốc 1,4 tỷ dân cũng là một cơ hội thị trường rộng lớn, miễn rằng luôn phải tỉnh táo trong từng bước đi.
Là lúc để rà soát khâu yếu trong bộ máy quản trị
Xin đề cập hai tập đoàn của TP. HCM là Satra và BRG/Hapro của Hà Nội. Cả hai đều đã tích lũy kinh nghiệm thương trường, nhưng hiện vẫn còn đang lúc túng trong cấu trúc chiến lược và tái cơ cấu. Satra có nhiều lợi thế và kinh nghiệm hơn so với Hapro qua sự tiếp quản của BRG nhưng thiếu kinh nghiệm hệ thống (FMCG). Nghĩa là BRG cần nhanh chóng tích luỹ tư duy và mô hình phân phối, gia tăng sự kết nối các chuỗi giá trị… nhưng lại có lợi thế của sức mạnh cổ phần hóa, điều mà Satra chưa thể có được.
Nhưng nhìn chung cả hai đều đang chiếm hữu những cơ hội phát triển to lớn, đó là mô hình chuỗi hướng đúng kênh bán hàng và nắm bắt liên kết chuỗi giá trị với cấu trúc thương hiệu hợp lý hơn. Như Satra chẳng hạn, còn rất nhiều tiềm năng nhưng nguồn nhân lực quản trị và tư duy hệ thống có vẻ chưa được tương xứng (appropriation). Còn với BRG/Hapro/Intimex thì cần giải mã các mối liên kết ngang để gia tăng hiệu quả quản trị.
Chúng tôi chỉ có hai định nghĩa về tập đoàn kinh tế: Một là, một tập hợp các công ty có cùng sở hữu chủ (holding); Hai là, một tập hợp chia sẻ thương hiệu và các giá trị (brand ownership).
Với nguồn nhân lực dồi dào từ các tập đoàn FMCG đa quốc gia, cùng với tài nguyên phong phú và nhiều bí quyết sản phẩm, Việt Nam cần tự tin hơn trong chiến lược đòn bẩy kinh tế từ hàng tiêu dùng, thực phẩm và chuỗi giá trị nông nghiệp có thể vươn ra thế giới.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của Chuyên gia kinh tế thương hiệu Võ Văn Quang, chuyên gia cam kết hỗ trợ các chuỗi giá trị sản phẩm & thương hiệu hoàn chỉnh cho doanh nghiệp
(Theo The Leader)
- Cùng chuyên mục
Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định
Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.
Tài chính - 21/11/2024 06:30
Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”
Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…
Tài chính - 21/11/2024 06:30
Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?
Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.
Tài chính - 20/11/2024 16:24
Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4
2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.
Tài chính - 20/11/2024 10:49
Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm
Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:48
Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG
Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:36
Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng
Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.
Tài chính - 20/11/2024 06:30
Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?
Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.
Tài chính - 20/11/2024 06:30
Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?
Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.
Tài chính - 20/11/2024 06:30
Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?
Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.
Tài chính - 19/11/2024 14:22
Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông
CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.
Tài chính - 19/11/2024 11:22
InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý
Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.
Chứng khoán - 19/11/2024 10:29
Bimico - vì đâu nên nỗi?
Từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng, tình hình kinh doanh của Bimico dần đi xuống trong nhiều năm. Hiện nay, phần lớn tài sản Bimico dồn vào khu công nghiệp và đầu tư mua cổ phiếu VLB.
Tài chính - 19/11/2024 06:30
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường
Hôm nay (ngày 18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường qua 4 ngân hàng TMCP nhà nước và SJC. Giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 18/11/2024 11:16
Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn
Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.
Tài chính - 18/11/2024 10:15
Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ
Đô thị Kinh Bắc sẽ chào bán 250 triệu cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư, giá không thấp hơn 16.200 đồng/cp. Công ty có nhu cầu hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu các khoản nợ.
Tài chính - 18/11/2024 06:30
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 5 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago