Bốn lần lỡ hẹn thị trường Việt Nam của Air Asia
Thương vụ cùng Hải Âu đổ bể đánh dấu thất bại lần thứ 4 trong nỗ lực tạo lập liên doanh hàng không giá rẻ của AirAsia ở Việt Nam.
Hôm qua (18/4), Air Asia thông báo, công ty con AirAsia Investment, Gumin và Hải Âu đã đồng ý chấm dứt và giải phóng mọi nghĩa vụ có liên quan đến thoả thuận thành lập liên doanh tại Việt Nam. Động thái thái này đánh dấu thất bại lần thứ 4 trong tham vọng thành lập một liên doanh hàng không giá rẻ tại thị trường Việt Nam.
Hiện Air Asia khai thác nhiều đường bay thẳng từ Việt Nam đến các thành phố tại Malaysia, Philippines và Thái Lan. Dẫu vậy, mở một hãng bay giá rẻ tại Việt Nam vẫn là tham vọng của Air Asia từ hơn chục năm nay.

Máy bay Air Asia đỗ tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Nikkei.
Năm 2005, một trong những phương án được đưa ra khi cải tổ hãng hàng không Pacific Airlines (tiền thân của Jetstar Pacific hiện nay) là bán cổ phần, cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Ngay sau đó, Air Asia đã gửi Bộ Tài chính đề án xin góp cổ phần với hãng hàng không Việt Nam.
Theo đề án của Air Asia, Pacific Airlines hoạt động ngay theo phương thức hàng không giá rẻ với giá cước vận chuyển khoảng 15 USD cho một giờ bay. Còn hãng bay có trụ sở tại Malaysia sẽ hỗ trợ về công nghệ, quản lý và đào tạo nhân viên của Pacific Airlines.
Khi đó, dù chưa biết đề nghị có được chấp thuận hay không, CEO Tony Fernandes của Air Asia không giấu tham vọng hiện diện tại thị trường Việt Nam khi chia sẻ: "Nếu kế hoạch thất bại, một ngày không xa sẽ thành lập liên doanh khai thác hàng không giá rẻ tại Việt Nam".
Sau đó, Air Asia lỡ hẹn vì không đảm bảo được điều kiện liên doanh góp vốn. Tony Fernandes muốn góp vốn bằng máy bay trong khi hãng bay Việt cần tiền mặt để khôi phục hoạt động kinh doanh. Năm 2007, Pacific Airlines bán 30% cho cổ phần Hãng Hàng không quốc gia Australia (Qantas Airways).
Không thể bén duyên cùng Pacific Airlines, Tony Fernandes lập tức tìm kiếm một đối tác khác tại Việt Nam. Tháng 8/2007, Air Asia ký thỏa thuận cùng Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) để thành lập liên doanh hàng không dự kiến có vốn khoảng 30 triệu USD. Theo thỏa thuận, Vinashin có trách nhiệm giúp liên doanh được Chính phủ phê duyệt và các nhà quản lý cấp phép hãng bay mới. Còn Air Asia giúp liên doanh giành được các hợp đồng mua máy bay với giá cạnh tranh, vận hành theo mô hình một hãng bay giá rẻ.
Tuy nhiên, thương vụ này cũng không thể thành công do Chính phủ không cho phép Vinashin tham gia phát triển và kinh doanh lĩnh vực vận tải hàng không.

Air Asia và Vietjet không thể vận hành chung dưới một thương hiệu sau vụ hợp tác "đổ bể" năm 2010. Ảnh: Jetphotos/Tran Duy Khang
Thế nhưng, đến cuối năm 2010, kế hoạch của Air Asia tiếp tục đổ bể khi hãng này thông báo dừng tham gia vào dự án cùng Vietjet. Hãng hàng không của Tony Fernendes đưa ra lý do, không đạt được thỏa thuận về việc sử dụng thương hiệu AirAsia trong các hoạt động thương mại với nhà chức trách Việt Nam.Đến tháng 2/2010, Air Asia tiếp tục hiện thực hóa tham vọng có hãng bay giá rẻ tại Việt Nam bằng việc mua 30% tại Vietjet. Hai bên dự kiến vận hành các chuyến bay thương mại trong và ngoài nước mang thương hiệu chung Vietjet Air Asia. Hai đơn vị rất tự tin khi thông báo có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên của thương hiệu này ba tháng sau đó.
Hiện thị trường hàng không Việt Nam có 5 hãng bay, gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, VASCO và Bamboo Airways. Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar (Vietstar Airlines) cũng đang chờ cấp giấy phép bay sau khi Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo Bộ Giao thông giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp này cuối năm ngoái. Mới đây nhất, Tổng giám đốc Vietravel cũng thông báo đã nộp đề án thành lập Công ty Hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) lên Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên - Huế.
Một lãnh đạo Cục Hàng không mới đây cho biết, các tổ chức quốc tế đánh giá hàng không Việt Nam thuộc diện tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng luôn đạt mức hai con số. Năm ngoái, các hãng hàng không trong nước vận chuyển gần 50 triệu hành khách, tăng 10,1% so với 2017 và trên 400.000 tấn hàng hóa, tăng 27,2%.
Tính cả các hãng nước ngoài, thị trường vận chuyển hàng không Việt năm 2018 đạt gần 70 triệu khách. Nhiều chuyên gia, lãnh đạo hãng bay cũng từng nhận định, dư địa tăng trưởng của hàng không Việt còn rất lớn. Bởi vậy, Air Asia nhiều khả năng không từ bỏ tham vọng sau 4 lần lỡ hẹn với thị trường Việt Nam. Ngay cả khi thất bại với liên doanh cùng Hải Âu, Air Asia vẫn khẳng định rất quan tâm đến việc vận hành riêng một hãng bay giá rẻ tại Việt Nam vì các yếu tố như vị trí địa lý thuận lợi, sự phát triển, tiềm năng tăng trưởng của thị trường.
(Theo VnExpress)
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược
Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.
Sự kiện - 05/05/2025 16:24
Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế
Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.
Sự kiện - 05/05/2025 14:58
Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Sự kiện - 05/05/2025 11:49
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago