'Bom nợ' 23 nghìn tỷ USD của Trung Quốc sắp trở nên tồi tệ hơn
Kể từ năm 2021, một thị trấn sản xuất than đá xa xôi ở đông bắc Trung Quốc buộc phải tiến hành cuộc tái cấu trúc tài chính chưa từng có. Đây là dấu hiệu đáng ngại đối với Trung Quốc khi mà các đô thị đang mắc nợ đầm đìa khác có lẽ buộc phải làm điều tương tự.
Hegang, một thành phố Trung Quốc với gần một triệu dân nằm gần biên giới với Nga, có khoản nợ cao hơn gấp đôi thu nhập tài chính của nó, trở thành tâm điểm chú ý của đất nước tỷ dân cách đây gần 18 tháng.
Cư dân của thành phố này hiện đang cảm thấy gánh nặng của việc thắt chặt tài chính, theo Bloomberg.
Người dân địa phương phàn nàn về việc thiếu hệ thống sưởi trong nhà ở nhiệt độ dưới 0 của mùa đông lạnh giá vừa qua.
Các tài xế taxi cho biết họ bị phạt nhiều tiền phạt giao thông hơn. Các giáo viên trường công lo lắng về tin đồn cắt giảm việc làm, và những người dọn vệ sinh đường phố phải chịu cảnh bị chậm lương hai tháng.
Hegang chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong vấn đề nợ của chính quyền địa phương. Điều này đang khiến các nhà đầu tư ngày càng lo lắng và có nguy cơ trở thành lực cản đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều năm tới.

Công chức ở các thành phố giàu có như Thượng Hải được cho là đang bị cắt giảm lương. Ảnh: REUTERS
Goldman Sachs ước tính rằng tổng nợ của Chính phủ Trung Quốc là khoảng 23 nghìn tỷ USD, bao gồm khoản vay ngầm của hàng nghìn công ty tài chính.
Mặc dù khả năng các thành phố vỡ nợ ở Trung Quốc là tương đối thấp, nhưng mối lo ngại lớn hơn là chính quyền địa phương sẽ phải đau đớn tiến hành các cắt giảm triệt để chi tiêu hoặc rút tiền ra khỏi các dự án phát triển để tiếp tục trả nợ.
"Nhiều thành phố khác sẽ trở nên giống như Hegang trong vài năm tới", Song Houze, một nhà kinh tế học tại tổ chức tư vấn MacroPolo của Mỹ, cho biết.
Ông cũng lưu ý rằng dân số ngày một già đi và ít đi của Trung Quốc đồng nghĩa với việc nhiều thành phố ở nước này không có đủ lực lượng lao động để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và đảm bảo mức thu ngân sách tốt như hiện nay.
"Chính quyền Trung ương (Trung Quốc) có thể giữ mọi thứ ổn định trong ngắn hạn bằng cách yêu cầu các ngân hàng đảo nợ cho chính quyền địa phương", ông Song nói.
Nhưng nếu không gia hạn nợ thì "thực tế là hơn 2/3 địa phương không trả được nợ đúng hạn", ông nói thêm.
Tại tỉnh Hắc Long Giang, nơi có Hegang, các nhà đầu tư trái phiếu đã cảnh giác với các rủi ro. Trái phiếu 7 năm đang lưu hành của tỉnh có lợi suất trung bình là 3,53%, cao hơn 18,8 điểm cơ bản so với mức trung bình trên toàn quốc, nằm trong tốp 4 trái phiếu đắt đỏ nhất nước.
Việc tái cấu trúc tài khóa có thể được kích hoạt theo một trong hai trường hợp: Khi các khoản thanh toán lãi trái phiếu của một đô thị vượt quá 10% tổng mức chi của đô thị, hoặc khi các nhà lãnh đạo địa phương cho rằng điều đó là cần thiết.

Trong ảnh là một cộng đồng dân cư lớn ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, ngày 16 tháng 1 năm 2023. Ảnh Future Publishing/Getty Images
Yuekai Securities có trụ sở tại Trung Quốc ước tính rằng có tới 17 thành phố đã trả lãi trái phiếu hơn 7% chi tiêu ngân sách của họ vào năm 2020, nghĩa là họ sắp vi phạm ngưỡng 10%.
Các thành phố chủ yếu ở các tỉnh nghèo như Liêu Ninh ở phía đông bắc và Nội Mông ở phía bắc.
Không giống như tái cấu trúc nợ doanh nghiệp, tái cấu trúc tài chính ở Trung Quốc không có nghĩa rằng các chủ nợ phải chịu lỗ đối với những gì họ nợ.
Nhiều vấn đề cũng đã hiển hiện ở các thành phố khác.
Shangqiu, thành phố có 7,7 triệu dân ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, gần đây đã gây chú ý sau khi gần như đóng cửa dịch vụ xe buýt duy nhất của thành phố.
Vũ Hán và Quảng Châu đã có đề xuất cắt giảm trợ cấp y tế cho người hưu trí.
Công chức ở các thành phố giàu có như Thượng Hải được cho là đang bị cắt giảm lương. Tại tỉnh Quý Châu, các quan chức đã cầu cứu Trung ương cứu trợ.
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Liu Kun và các quan chức khác đã tìm cách xoa dịu những lo ngại của công chúng bằng cách nói rằng tài chính của chính quyền địa phương nhìn chung là 'ổn định'.
Giáo sư khoa học chính trị Jean Oi của Đại học Stanford, người chuyên nghiên cứu về cải cách tài chính của Trung Quốc, cho biết: “Vấn đề nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc đang lan rộng ra khắp cả nước".
"Trong khi các khu vực ven biển giàu có sẽ có nhiều cơ hội để trả nợ bởi họ có nhiều nguồn lực hơn để khai thác, thì những nơi kém phát triển hơn như Hegang sẽ bị hạn chế hơn nhiều", ông nói.
- Cùng chuyên mục
Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện
Với việc được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, mục tiêu chiến lược quan trọng Viglacera trong giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.
Tài chính - 10/06/2025 17:13
Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?
Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.
Tài chính - 10/06/2025 11:57
Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ
Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.
Tài chính - 10/06/2025 11:47
Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?
Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Tài chính - 10/06/2025 08:29
Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?
Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.
Tài chính - 09/06/2025 14:59
Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS
Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.
Tài chính - 09/06/2025 06:45
Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu
Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.
Tài chính - 08/06/2025 09:00
Cuộc chơi mới của HAGL
Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.
Tài chính - 07/06/2025 06:45
Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản
Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.
Tài chính - 06/06/2025 21:45
Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao
Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 06/06/2025 12:24
Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.
Tài chính - 06/06/2025 11:17
HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV
CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.
Tài chính - 06/06/2025 10:40
TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế
Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.
Tài chính - 05/06/2025 14:52
Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?
Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI
Tài chính - 05/06/2025 13:55
Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản
Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.
Tài chính - 05/06/2025 13:45
Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh
Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.
Tài chính - 05/06/2025 07:00
- Đọc nhiều
-
1
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
-
2
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
-
3
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
-
4
Các tỷ phú nói gì sau vụ bất hòa giữa ông Trump và Elon Musk
-
5
Cổ phiếu Tesla mất 150 tỷ USD giá trị sau cuộc tranh cãi Trump-Musk
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago