10, Tháng 05, 2024 | 07:05

Bỏ yêu cầu giao dịch bất động sản qua sàn, 'khống chế' điều kiện đặt cọc

THS NGUYỄN VĂN ĐỈNH
15:23 31/07/2023

Tại bản dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) mới nhất gửi lấy ý kiến các chuyên gia, cơ quan soạn thảo đã đề xuất bỏ quy định giao dịch bất động sản bắt buộc phải qua sàn.

Empty

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đề xuất bỏ quy định giao dịch bất động sản bắt buộc phải qua sàn. Ảnh: Vũ Phạm

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ được Chính phủ họp cho ý kiến trước khi trình lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội và một nội dung quan trọng là quy định về các giao dịch BĐS có phải thông qua sàn giao dịch hay không.

Không bắt buộc, chỉ khuyến khích

Trước đó, tại bản dự thảo luật trình ra Quốc hội lấy ý kiến lần đầu (Tờ trình số 108/TTr-CP ngày 05/4 của Chính phủ) đã có quy định chủ đầu tư dự án bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng trong dự án sẽ bắt buộc phải qua sàn giao dịch bất động sản (Điều 57). Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có nhiều ý kiến không đồng thuận từ các chuyên gia và một số đại biểu Quốc hội.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, rà soát. Theo bản dự thảo luật mới nhất trình Chính phủ, Bộ Xây dựng đã đề xuất bỏ Điều 57 dự thảo. Như vậy, dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ không còn quy định các giao dịch BĐS bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch BĐS (mà chỉ khuyến khích các chủ thể thực hiện giao dịch qua sàn).

Sự tiếp thu của cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) là kịp thời và rất đáng hoan nghênh bởi nếu yêu cầu bắt buộc một số giao dịch BĐS phải thông qua một bên thứ ba là sàn giao dịch BĐS sẽ làm phát sinh thêm thủ tục, chi phí, làm tăng giá BĐS trong bối cảnh pháp luật đã có quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng.

Tiếp tục "khống chế" việc đặt cọc mua bán BĐS

Một quy định rất đáng chú ý của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) là điều kiện để chủ đầu tư được được thu tiền đặt cọc trong mua bán, giao dịch BĐS. Tại Điều 24 bản dự thảo luật mới nhất, cơ quan soạn thảo đề xuất: "Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp phép xây dựng hoặc đã có thông báo khởi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với trường hợp không phải cấp phép xây dựng".

Như vậy với phương án này thì khi BĐS chưa đủ điều kiện đưa vào giao dịch thì chủ đầu tư chỉ được phép thỏa thuận với khách hàng về việc nhận đặt cọc sau khi đã có Giấy phép xây dựng công trình. Ngoài ra, dự thảo còn quy định: "Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng và số tiền đặt cọc không vượt quá 2% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng".

Đề xuất này cần được bàn luận thêm ở một số khía cạnh cả về lý luận lẫn thực tiễn.

Thứ nhất, về mặt lý luận thì việc "đặt cọc" có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản không? Hay nói cách khác, hoạt động kinh doanh BĐS bắt đầu từ thời điểm nào?

Theo Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành, phạm vi điều chỉnh của luật là "về kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản và quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản".

Khái niệm "kinh doanh bất động sản" được giải thích là "việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi". Các quy định này cơ bản được giữ nguyên trong dự thảo luật sửa đổi.

Quan hệ giữa "người muốn bán" (chủ đầu tư) và "người muốn mua" (khách hàng tiềm năng) là một quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự. Theo quy định tại Điều 328 Bộ Luật dân sự: "Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng".

Việc các chủ thể ký kết thỏa thuận đặt cọc (cho dù với mục đích để để đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán BĐS sau này - "đặt cọc giữ chỗ") liệu có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản hay không?

Nếu mục đích của thỏa thuận đặt cọc giữa "người muốn bán" và "người muốn mua" chỉ là để đảm bảo hai bên khi đủ điều kiện sẽ tiến hành giao kết hợp đồng mua bán căn hộ (để giữ chỗ) thì pháp luật chuyên ngành (Luật Kinh doanh bất động sản) có thể hạn chế về thời điểm nhận cọc (sau khi đã có giấy phép xây dựng) hay giá trị của khoản đặt cọc (không quá 2% giá trị mua bán) hay không?

Vấn đề thứ hai là tính hợp lý của quy định về đặt cọc khi triển khai trên thực tiễn. Cần phải xuất phát từ bản chất đặt cọc là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, trên cơ sở tự do, tự nguyện giao kết của các bên. Bộ luật dân sự không khống chế thời điểm các bên đặt cọc và giá trị khoản đặt cọc thì luật chuyên ngành không thể đặt ra quy định trái ngược (nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Bộ luật dân sự). Nếu khách hàng tự nguyện, chủ động đề xuất với chủ đầu tư, "xin" được đặt cọc giữ chỗ thì liệu có thể ngăn cấm quan hệ dân sự ấy? Thậm chí, khách hàng vì tin tưởng uy tín của chủ đầu tư và muốn đảm bảo suất mua BĐS mà sẵn sàng đặt cọc lên đến 50% giá trị hợp đồng thì Luật Kinh doanh bất động sản có cần thiết phải ngăn cấm?

Việc ngăn cấm trong trường hợp này sẽ gây tác dụng ngược vì đi ngược lại với tính tự nhiên trong quan hệ dân sự. Bởi nếu khống chế thời điểm nhận đặt cọc, các bên sẽ "lách" bằng các thỏa thuận khác để hợp thức hóa (ví dụ, các bên có thể ký "thỏa thuận hợp tác", "thỏa thuận hứa mua, hứa bán").

Việc yêu cầu các bên phải ghi rõ giá mua bán ngay trong thỏa thuận đặt cọc cũng trở nên "bất khả thi" với cả bên bán cũng như bên mua bởi ở thời điểm mới có giấy phép xây dựng, nhiều khả năng cơ quan nhà nước chưa xác định được tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp thì chủ đầu tư chưa tính toán được các yếu tố cấu thành giá bán. Việc chỉ "đặt cọc giữ chỗ" đã phải chốt giá bán là bất hợp lý, gây rủi ro cho cả 2 bên.

Hay mức đặt cọc rất thấp theo dự thảo luật (chỉ 2% giá trị mua bán) là hoàn toàn không phù hợp với thông lệ. Cần nhấn mạnh rằng việc khống chế mức đặt cọc thấp chưa hẳn đã là biện pháp bảo vệ quyền lợi của khách hàng (người mua), bởi trường hợp sau khi nhận cọc mà dự án trở nên "hấp dẫn", chủ đầu tư có thể chấp nhận "phạt cọc" để ký hợp đồng với khách hàng khác với giá cao hơn.

Do vậy, để đảm bảo hiệu quả của chính sách và tránh "xung đột pháp luật" thì Luật Kinh doanh bất động sản không cần điều chỉnh về việc đặt cọc. Thay vào đó, Luật cần quy định để kiểm soát chặt chẽ về bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, việc huy động vốn và sử dụng vốn của chủ đầu tư, đồng thời có chế tài chặt chẽ để xử lý hành vi vi phạm.

Với khoản tiền đặt cọc (cũng như mọi khoản tiền đã nhận từ khách hàng trước khi giao kết hợp đồng), chủ đầu tư có nghĩa vụ quản lý, sử dụng đúng mục đích và không được sử dụng làm vốn huy động để đầu tư vào dự án. Nếu vi phạm, chủ đầu tư sẽ bị xử lý về hành vi huy động, sử dụng vốn không đúng quy định (hiện nay, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đã quy định phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng đối với hành vi Huy động vốn không đúng quy định; Sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua... không đúng mục đích cam kết).

Như vậy chủ đầu tư có quyền nhận tiền đặt cọc từ khách hàng nhưng nếu lợi dụng việc đặt cọc để huy động vốn trái phép mà bị phát hiện thì có thể chịu phạt rất nặng. Quy định theo hướng này vừa không trái pháp luật dân sự, đồng thời vẫn đảm bảo tính răn đe, ngăn chặn sai phạm của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS.

Trên cơ sở đó, tôi kiến nghị bỏ quy định về điều kiện nhận đặt cọc, giá trị đặt cọc... trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

  • Cùng chuyên mục
Aramco, công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới đang giúp Ả Rập Saudi thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu (P.2)

Aramco, công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới đang giúp Ả Rập Saudi thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu (P.2)

Thái tử Mohammed bin Salman (MBS) của Ả Rập Xê Út luôn tỏ ra khéo léo trong việc sử dụng khối tài sản khổng lồ của mình để thu hút các liên minh trên khắp thế giới.

Thị trường - 10/05/2024 07:00

VIID đang làm gì tại khu đô thị Bắc Sa Huỳnh gần 900 tỷ đồng? 

VIID đang làm gì tại khu đô thị Bắc Sa Huỳnh gần 900 tỷ đồng? 

Dự án Khu đô thị Bắc Sa Huỳnh do CTCP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam làm chủ đầu tư. Theo tiến độ, hết quý II/2023 dự án sẽ hoàn thành các thủ tục đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao đất cho nhà đầu tư, nhưng đến nay vẫn còn "nguyên trạng". 

Đầu tư - 10/05/2024 06:45

Cổ phiếu hàng không ‘cất cánh’ cùng lợi nhuận

Cổ phiếu hàng không ‘cất cánh’ cùng lợi nhuận

Sản lượng hành khách trong lĩnh vực hàng không tiếp tục cải thiện với động lực chính từ quốc tế. Cùng với tăng giá vé máy bay, các hãng hàng không đã ghi nhận có lãi trở lại hoặc tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Tài chính - 10/05/2024 06:37

New York đứng đầu danh sách 50 thành phố giàu nhất thế giới

New York đứng đầu danh sách 50 thành phố giàu nhất thế giới

Theo một nghiên cứu mới, New York là thành phố giàu nhất thế giới, với 359.500 triệu phú và 60 tỷ phú, trong khi đó Vùng Vịnh California xếp ngay phía sau, CBNC viết.

Phong cách - 10/05/2024 06:30

Khách nội địa giảm sâu, Đà Nẵng đẩy mạnh khai thác thị trường quốc tế

Khách nội địa giảm sâu, Đà Nẵng đẩy mạnh khai thác thị trường quốc tế

Khách du lịch nội địa đến với Đà Nẵng trong năm 2024 dự báo sẽ có nhiều biến động, do đó ngành du lịch thành phố này đang tìm cách khai thác thị trường khách quốc tế, đặc biệt là khách từ Đông Bắc Á (Hàn Quốc và Nhật Bản).

Thị trường - 10/05/2024 06:05

Vì sao Quảng Ninh năm thứ 7 đứng đầu xếp hạng PCI?

Vì sao Quảng Ninh năm thứ 7 đứng đầu xếp hạng PCI?

Quảng Ninh tiếp tục là địa phương dẫn đầu Chỉ số PCI và Chỉ số PGI năm 2023 và lập kỷ lục địa phương duy nhất cả nước có năm thứ 7 liên tiếp giữ vị trí Quán quân PCI và 11 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước.

Sự kiện - 09/05/2024 16:45

Vì sao Quảng Ngãi 'trắng' nhà ở xã hội?

Vì sao Quảng Ngãi 'trắng' nhà ở xã hội?

Quảng Ngãi hiện có khoảng 70.000 công nhân, lao động đang làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhưng đến nay địa phương này vẫn chưa có một dự án nhà ở xã hội nào dành cho công nhân và người có thu nhập thấp.

Đầu tư - 09/05/2024 15:52

VPBank 'xuất ngoại' tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

VPBank 'xuất ngoại' tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

Sau nhiều năm tập trung phát triển thị trường trong nước, VPBank lên kế hoạch "xuất ngoại" nhằm tận dụng mối quan hệ thắt chặt với đối tác chiến lược SMBC, từng bước khai thác nhóm khách hàng doanh nghiệp MNC (tập đoàn đa quốc gia) và FDI từ thị trường trong nước tới quốc tế, làm giàu hệ sinh thái VPBank.

Ngân hàng - 09/05/2024 15:51

Xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít

Xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít

Từ 15h ngày 9/5, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, trong đó xăng E5RON 92 giảm 1.290 đồng/lít, còn xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít...

Thị trường - 09/05/2024 15:29

Thủ tướng: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có thể xây các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư tìm hiểu

Thủ tướng: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có thể xây các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư tìm hiểu

Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý các địa phương đồng bằng sông Hồng việc xây dựng các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp thuận tiện tìm hiểu và giám sát thực hiện quy hoạch…

Sự kiện - 09/05/2024 15:28

Hoa Kỳ thu hồi giấy phép bán chip của Intel và Qualcomm cho Huawei

Hoa Kỳ thu hồi giấy phép bán chip của Intel và Qualcomm cho Huawei

Hoa Kỳ đã thu hồi một số giấy phép đặc biệt cho phép Qualcomm và Intel xuất khẩu chip đời cũ cho Huawei sử dụng trong laptop và smartphone, Động thái này được cho là tác động nặng nề vào nỗ lực đa dạng hoá nguồn thu để vực dậy của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc, sau lệnh trừng phạt năm 2020.

Đầu tư - 09/05/2024 15:11

Học viện Ngân hàng ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Học viện Ngân hàng ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chiều 8/5, tại Học viện Ngân hàng đã tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (BAV-Center for Entrepreneurship and Innovation).

Tài chính - 09/05/2024 15:06

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đồng bằng sông Hồng thu hút FDI lớn nhất nước

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đồng bằng sông Hồng thu hút FDI lớn nhất nước

"Vùng đồng bằng sông Hồng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2023 lớn nhất nước, ước đạt 17,382 tỷ USD (đứng trên vùng Đông Nam Bộ 11,394 tỷ USD), trong đó 5/11 địa phương trong vùng thuộc nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước", Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Sự kiện - 09/05/2024 13:00

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô.

Doanh nghiệp - 09/05/2024 12:30

Phú Yên cần khoảng 19.328 tỷ để phát triển loạt dự án nhà ở

Phú Yên cần khoảng 19.328 tỷ để phát triển loạt dự án nhà ở

Trong năm 2024, tỉnh Phú Yên dự kiến phát triển 37 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị; 6 dự án nhà ở xã hội; 66 dự án hạ tầng kỹ thuật khép kín khu dân cư và 12 dự án nhà ở tái định cư.

Bất động sản - 09/05/2024 11:30

Doanh nghiệp Hà Nội 'nhắm' dự án hơn 300 tỷ đồng ở Hải Dương

Doanh nghiệp Hà Nội 'nhắm' dự án hơn 300 tỷ đồng ở Hải Dương

Công ty TNHH Đầu tư TMT là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu dân cư mới Vườn Đào có tổng mức đầu tư hơn 311 tỷ đồng.

Bất động sản - 09/05/2024 11:29