Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Một mặt hàng chỉ một Bộ kiểm tra chuyên ngành
Ngày 25/10, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với Bộ NN&PTNT về kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ.

Buổi họp giữa Bộ NN&PTNT với Tổ công tác Thủ tướng chính phủ
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, cho biết Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao Bộ và sự cố gắng của toàn ngành nông nghiệp trong thời gian qua.
Bộ NN&PTNT xác định, nhiệm vụ cấp bách là cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với các hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý được phân công nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa.
Tạo thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Trong 10 tháng đầu năm 2017, Bộ NN&PTNT đã tiến hành rà soát, đề xuất phương án cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh; đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC); và cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, đổi mới phương thức kiểm tra chuyên ngành (KTCN).
Để thực hiện cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, Bộ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa TTHC thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung 04 Nghị định, sẽ hoàn thành vào Quý II/2018. Đối với 2 Pháp lệnh, 3 Nghị định có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh sẽ được sửa đổi, bổ sung theo tiến độ của chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội.
Đối với hoạt động KTCN hàng hóa xuất, nhập khẩu, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo xây dựng văn bản QPPL phải quy định rõ về thời gian, hồ sơ, trình tự, thủ tục theo hướng tinh gọn, giảm thiểu chi phí, thời gian thực hiện. Về cơ bản, các TTHC liên quan KTCN từng bước được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp thông lệ quốc tế.
Cụ thể, thời gian kiểm tra chuyên ngành được rút ngắn như đối với kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu, thời gian rút ngắn từ 5-7 ngày làm việc xuống còn 8 giờ/1 lô hàng; thực tế nhiều lô hàng được cấp Giấy chứng nhận trong 2-3 giờ, tiết kiệm cho doanh nghiệp từ 15-20% chi phí. Đối với kiểm dịch thực vật, theo quy định của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, thời gian giải quyết là 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch; thực tế đã rút ngắn xuống còn không quá 4 giờ đối với hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường hàng không và không quá 10 giờ đối với đường biển.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT đã thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm các mặt hàng phải KTCN, về cơ bản hiện nay không có tình trạng độc quyền. Bộ đã công nhận, chỉ định 63 tổ chức đủ điều kiện thực hiện kiểm tra chuyên ngành. Về cơ bản, hiện nay, các loại phí, lệ phí chi cho hoạt động KTCN đã được rà soát, cắt giảm.
Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành, Bộ NN&PTNT đề nghị cắt giảm danh mục hàng hóa phải KTCN theo nguyên tắc: Cắt giảm tối đa việc KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu; chỉ thực hiện khi có yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng, hoặc quy định tại các Công ước quốc tế một cách linh hoạt, phù hợp; Quán triệt nguyên tắc quản lý rủi ro, kiểm tra giảm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên. Bên cạnh việc giảm thiểu thủ tục, thời gian, chi phí, vẫn cần duy trì KTCN đối với nông sản hàng hóa nhập.
Theo đó, đề xuất cắt giảm 05 loại hàng hóa không có nguy cơ cao gây mất an toàn (chiếm 23,8%) ra khỏi Danh mục hàng hóa phải KTCN khi nhập khẩu, Cắt giảm hàng hóa phải kiểm dịch thực vật ít nguy cơ chứa đối tượng kiểm dịch, cắt giảm 04 nhóm hàng hóa phải kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn; cắt giảm 09 nhóm hàng hóa phải kiểm dịch sản phẩm thủy sản.
Để tiếp tục đơn giản hóa các TTHC, giảm thiểu KTCN, Bộ đã rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa 18/40 TTHC kiểm tra chuyên ngành (đạt tỉ lệ 45%) theo hướng hợp nhất thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm và thủ tục kiểm dịch đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm; nhập 2 thủ tục đăng ký kiểm dịch và khai báo kiểm dịch đối với đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch có nguồn gốc động vật và áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, quy định tần suất kiểm tra đối với các mặt hàng đang thực hiện kiểm tra 100% lô hàng.
Phương án đơn giản hóa các TTHC liên quan đến KTCN nêu trên đã góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Chỉ tính riêng hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật giảm khoảng 654,4 tỷ đồng (ước tính cắt giảm 108.524 ngày công, chiếm tỷ lệ cắt giảm là 66,7%); kiểm dịch thực vật giảm khoảng 178,1 tỷ đồng.
Thời gian tới, Bộ tiếp tục rà soát để xem xét cắt bỏ 1 lệ phí: lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiết kiệm chi phí khoảng 9,5 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng lưu ý Bộ NN&PTNT cần hết sức quan tâm một số vấn đề. Trước tiên, Bộ NN&PTNT cần chấn chỉnh việc đánh bắt cá hủy diệt như đánh mìn, điện và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp căn cơ, lâu dài để làm chặt chẽ việc này.
Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị Bộ đề xuất cách thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với danh mục hàng hóa hiện nay đang chồng chéo giữa Bộ NN&PTNT với Bộ Công Thương, Bộ Y tế. Theo đó, một mặt hàng chỉ giao cho một bộ chủ trì quản lý kiểm tra chuyên ngành. Bên cạnh đó, khẩn trương rà soát sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến kiểm tra chuyên ngành theo hướng một mặt hàng chỉ điều chỉnh bởi một văn bản và do một đơn vị chức năng thuộc Bộ làm đầu mối chịu trách nhiệm quản lý kiểm tra.
80% thủ tục giải quyết theo Cơ chế một cửa quốc gia
Trong 9 tháng đầu năm, các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT đã tiếp nhận qua Cổng một cửa quốc gia tổng số 107.070 hồ sơ; xử lý, giải quyết 101.656 hồ sơ (đạt tỉ lệ 95%); đang tiếp tục xử lý 5.414 hồ sơ. Mục tiêu Bộ NN&PTNT đặt ra là, đến năm 2018 cơ bản các TTHC liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh hàng hóa và khoảng 80% hồ sơ thuộc lĩnh vực Bộ NN&PTNT quản lý sẽ thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia.
Bộ cũng kiến nghị Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh xã hội hóa trong các hoạt động kiểm nghiệm, kiểm chứng phục vụ hoạt động KTCN. Nhưng cũng cần cơ cấu lại để tổ chức một trung tâm PSC quốc gia đa lĩnh vực, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đồng thời, cho ý kiến định hướng về xây dựng, ban hành Nghị định của Chính phủ sửa đổi các Nghị định để thực hiện cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh và đơn giản hóa TTHC theo trình tự, thủ tục rút gọn để nhanh chóng đưa các đề xuất trên của Bộ NN&PTNT được triển khai thực hiện trong thực tiễn.
- Cùng chuyên mục
'Cần tháo gỡ các điểm nghẽn cho kinh tế báo chí'
" Luật Báo chí (sửa đổi) lần này cần tháo gỡ các điểm nghẽn, đặc biệt là ở kinh tế báo chí", Tổng biên tập Báo Tiền phong.
Sự kiện - 16/05/2025 16:21
'Việc tạm giam doanh nhân kéo dài khiến doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn'
"Việc tạm giữ, tạm giam kéo dài đối với doanh nhân nhiều khi chỉ giải quyết được một vụ án nhỏ nhưng lại khiến cả một doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn, mất sức cạnh tranh", đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng nhận định.
Sự kiện - 16/05/2025 12:44
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khai hội Làng Sen
Lễ hội Làng Sen 2025 là sự kiện chính trị, văn hóa trọng điểm, hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Sự kiện - 16/05/2025 09:02
Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác kinh tế - tài chính
Tiếp tục các hoạt động đối thoại song phương trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện Bộ Tài chính Hoa Kỳ nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế - tài chính song phương giữa hai nước.
Sự kiện - 16/05/2025 06:48
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An cần mạnh dạn bước ra khỏi quán tính phát triển cũ
Tổng Bí thư đề nghị tỉnh cần hướng tới một mô hình tăng trưởng hiện đại hơn, lấy công nghệ và tri thức làm động lực, lấy đổi mới thể chế và quản trị làm đòn bẩy, lấy con người và văn hóa xứ Nghệ làm nền tảng.
Sự kiện - 15/05/2025 16:20
Thúc đẩy kết nối cộng đồng doanh nghiệp UAE và Việt Nam
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Đại sứ các Tiểu vương quốc Ả - rập thống nhất (UAE) tại Việt Nam thống nhất, trong thời gian tới sẽ tăng cường phối hợp triển khai các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại giữa doanh nghiệp hai nước.
Sự kiện - 15/05/2025 12:02
Nghị quyết cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân có gì đặc biệt?
Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân tập trung thể chế hóa theo 5 nhóm chính sách lớn.
Sự kiện - 15/05/2025 12:00
Chủ tịch VAFIE, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư nhận huy hiệu 45 năm tuổi Đảng
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư vinh dự nhận huy hiệu 45 năm tuổi Đảng.
Sự kiện - 15/05/2025 08:20
Thủ tướng yêu cầu sớm sửa Nghị định quản lý kinh doanh vàng
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp các cơ quan sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo trình tự rút gọn trong tháng 6/2025.
Sự kiện - 14/05/2025 11:29
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết 68 là cú hích tinh thần rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp'
"Nghị quyết 68 chính là một bước ngoặt. Nó giống như một "cú hích tinh thần" rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp", đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân nhấn mạnh.
Sự kiện - 14/05/2025 10:33
VAFIE trao chứng nhận hội viên mới
Ngày 13/5, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã trao chứng nhận hội viên chính thức cho Công ty TNHH Tư vấn và Xúc tiến đầu tư Thương mại Quốc tế (ITPC).
Sự kiện - 14/05/2025 06:43
Thủ tướng: Việt Nam mong muốn đàm phán thương mại Mỹ - Trung đạt tiến bộ
Thủ tướng kỳ vọng Việt Nam và Mỹ sớm đạt được thỏa thuận về thuế quan có lợi cả trước mắt và lâu dài cho cả hai bên.
Sự kiện - 14/05/2025 06:35
Đề nghị giảm thuế mặt hàng chịu chính sách thuế đối ứng của Mỹ
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát để xem xét đối với một số mặt hàng chịu tác động của chiến tranh thương mại và chính sách thuế đối ứng của Mỹ.
Sự kiện - 13/05/2025 19:16
TS. Lê Xuân Nghĩa: Nghị quyết 68 không phải 'cây đũa phép'
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị ra đời hứa hẹn tạo ra một bước ngoặt lịch sử thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng thuận rằng, đây mới là bước khởi đầu, chính sách cần được cụ thể hóa thành hành động thiết thực.
Sự kiện - 13/05/2025 16:46
Doanh nhân Hồ Nhân và giấc mơ vaccine dang dở
Cuộc đời gần 60 năm của doanh nhân Hồ Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen khép lại, giấc mơ vaccine của vị Tiến sỹ công nghệ sinh học vẫn còn đó, và là di sản mở ra những con đường nghiên cứu mới trong lĩnh vực vaccine nói riêng và công nghệ sinh học nói chung.
Sự kiện - 13/05/2025 14:44
'Cần cơ chế quản lý rủi ro tại Khu Thương mại tự do Hải Phòng'
Thành lập Khu Thương mại tư do tại TP. Hải Phòng cần có cơ chế quản lý rủi ro, giám sát bảo đảm một mặt thông thoáng song giữ vững an toàn tài chính, an ninh kinh tế.
Sự kiện - 13/05/2025 12:53
- Đọc nhiều
-
1
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
2
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
3
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
4
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
-
5
Hacom Holdings muốn làm 6.000 căn nhà ở xã hội tại Nghệ An
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago