Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đặt 6 nhiệm vụ cho thị trường chứng khoán

Nhàđầutư
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay là xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021 – 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển thị trường vốn về dài hạn.
NHÂN TÂM
04, Tháng 01, 2021 | 12:29

Nhàđầutư
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay là xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021 – 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển thị trường vốn về dài hạn.

135753234_391674861931365_840152198564403818_n

Ông Đinh Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Tài chính (Ảnh: HNX)

Sáng ngày 4/1/2021 đã diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2021 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tới dự lễ đánh cồng có ông Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Trung Ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; ông Hà Minh Hải – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cùng đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, UBCKNN, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam...

Đúng 9h, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã thực hiện nghi thức đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên của năm 2021.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đánh giá 2020 là một năm đầy biến động khi đại dịch COVID-19 đã khiến cả thế giới đối mặt cùng một lúc với khủng hoảng y tế, suy thoái kinh tế và tình hình căng thẳng hơn về địa chính trị. Đất nước cũng vừa phải đối phó với tác động của đại dịch COVID-19, vừa phải đối mặt với những tác động của thảm họa thiên tai chưa từng có ở khu vực miền Trung.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Việt Nam đã trở thành một điểm sáng của thế giới khi vừa kiểm soát tốt sự lây lan của dịch bệnh vừa duy trì phát triển kinh tế. GDP của Việt Nam năm 2020 ước tính tăng 2,91%, thuộc nhóm các nước cao nhất thế giới. Các chỉ tiêu vĩ mô khác như lạm phát, tỷ giá, lãi suất vẫn giữ được ổn định. Xuất nhập khẩu và xuất siêu đều đạt kỷ lục. Bện cạnh đó, thu ngân sách Nhà nước được xem là điểm sáng trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô.

Tính đến hết 31/12/2020, thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 98% dự toán, nếu so với số đã báo cáo Quốc hội vào tháng 10 năm 2020 thì kết quả thu Ngân sách của năm 2020 thậm chí đã vượt khoảng 160 nghìn tỷ đồng, qua đó đảm bảo nguồn lực để chi cho các mục tiêu trọng điểm như phòng chống dịch, khắc phục hậu quả thiên tai và kích thích tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, các chỉ tiêu bội chi ngân sách Nhà nước và nợ công đều giảm tương ứng so với số đã báo cáo Quốc hội vào tháng 10 năm 2020.

Trong năm, Bộ Tài chính đã trình cấp thẩm quyền để ban hành và ban hành theo thẩm quyền các chính sách gia hạn thuế, nộp tiền sử dụng đất, miễn giảm các khoản phí và lệ phí với tổng số tiền khoảng 130 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp.

Cùng với các cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hiện đại hóa trong lĩnh vực thuế, hải quan và Kho bạc Nhà nước và thị trường chứng khoán đã tạo thuận lợi tối đa, tiết giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, góp phần củng cố, ổn định các cân đối vĩ mô, tạo niềm tin cho thị trường, trong đó có thị trường chứng khoán.

Vào thời điểm đầu năm 2020, khi đại dịch bùng phát, thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam đã có lúc giảm điểm khá sâu, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khá nhiều, nhưng sau đó đã ổn định, phục hồi bền vững và tăng trưởng ngoạn mục vào giai đoạn cuối năm 2020. Kết quả về chỉ số VN-Index đạt mức tăng trưởng 14,9% so với đầu năm và tăng 67% so với thời điểm thấp nhất. Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu tăng trưởng đột phá, đạt mức bình quân gần 7.400 tỷ đồng một phiên, trong đó các tháng 11 và 12 lần lượt đạt mức trung bình 10.000 và 14.800 tỷ đồng một phiên, tăng hơn 2 lần so với mức bình quân năm 2019. Quy mô vốn hóa của thị trường cổ phiếu đã đạt 84,3% GDP năm 2020.

Bên cạnh thị trường cổ phiếu, các thị trường trái phiếu và thị trường phái sinh đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Thị trường trái phiếu Chính phủ đã huy động được 333 nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước, tăng 64% so với năm 2019 với thời hạn bình quân 13,94 năm (so với năm 2019 là 13,44 năm).

Đặc biệt, lãi suất huy động giảm từ 4,51%/năm năm 2019 xuống còn 2,83%/năm trong năm 2020. Qua đó giúp Bộ Tài chính tiếp tục cơ cấu danh mục nợ Chính phủ trong nước theo hướng bền vững với kỳ hạn danh mục nợ trái phiếu Chính phủ còn lại bình quân là 8,35 năm (so với mức 7,42 năm của năm 2019). Trong năm 2020, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 400 nghìn tỷ đồng, quy mô so với GDP đạt khoảng 14,7%. Thị trường chứng khoán phái sinh có quy mô giao dịch tăng gần 80%. Tổng mức huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 384 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2019. Theo thống kê chưa đầy đủ, 84% công ty đại chúng quy mô lớn trên Thị trường Chứng khoán làm ăn có lãi, một tỷ lệ rất cao trong năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 so với các khu vực khác của nền kinh tế.   

Cũng trong bài phát biểu, Bộ trưởng cho biết sẽ phối hợp với các Bộ ngành chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị liên quan tập trung nỗ lực tận dụng thời cơ thực hiện 6 mục tiêu trọng tâm.

Trước hết, tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn vào cuộc sống, để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát hành huy động vốn, bảo vệ quyền của Nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lành mạnh.

Thứ hai, đẩy nhanh việc cơ cấu lại thị trường chứng khoán theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, cùng với việc hoàn thiện bộ máy Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các Sở Giao dịch Chứng khoán theo Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng lộ trình cơ cấu lại các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa; tiếp tục tái cơ cấu hệ thống các định chế trung gian trên thị trường theo định hướng của Chính phủ.

Thứ ba, đảm bảo an toàn ổn định hệ thống giao dịch, đưa hệ thống công nghệ thông tin mới và hoạt động đồng bộ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó sẽ triển khai xây dựng thêm thị trường phái sinh, trái phiếu doanh nghiệp và các sản phẩm mới theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ tư, thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán để tăng quy mô và chất lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán, thúc đẩy quy mô và thanh khoản thị trường, đưa thêm các sản phẩm mới.

Thứ năm, tăng cường giám sát, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật của thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và hoạt động lành mạnh của doanh nghiệp.

Thứ sáu, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021 – 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển thị trường chứng khoán – thị trường vốn về dài hạn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ