Bộ KH&ĐT mong muốn trở thành cơ quan có chức năng chủ yếu về cải cách và phát triển

Nhàđầutư
Để hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng xem xét, thông qua chủ trương, cho phép Bộ KH&ĐT triển khai nghiên cứu, xây dựng đề án về mô hình tổ chức cơ quan Bộ theo hướng hình thành một cơ quan có chức năng chủ yếu về cải cách và phát triển.
PV
19, Tháng 02, 2019 | 11:25

Nhàđầutư
Để hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng xem xét, thông qua chủ trương, cho phép Bộ KH&ĐT triển khai nghiên cứu, xây dựng đề án về mô hình tổ chức cơ quan Bộ theo hướng hình thành một cơ quan có chức năng chủ yếu về cải cách và phát triển.

Sáng 19/2/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Bộ KH&ĐT. Bộ KH&ĐT là Bộ đầu tiên trong số các bộ ngành trung ương được Thủ tướng Chính phủ chọn đến làm việc đầu năm.

52733509_808740572827162_1985890975276335104_o

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng 19/2. Ảnh: MPI

Cách đây tròn 3 năm, ngay đầu nhiệm kỳ của Chính phủ, ngày 21/4/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ KH&ĐT, cũng là cơ quan đầu tiên của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ quan tâm, đến làm việc trong nhiệm kỳ.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Bộ KH&ĐT là cơ quan tham mưu trưởng về phát triển, về chiến lược quan trọng của quốc gia trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Báo cáo với Thủ tướng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, sau 3 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của Bộ có thể tự hào, báo cáo với Thủ tướng là không chỉ cơ quan Bộ KH&ĐT mà còn toàn ngành kế hoạch, đầu tư và thống kê đã có nhiều chuyển biến rất tích cực, có nhiều nỗ lực, cố gắng, vượt lên chính mình, đạt nhiều kết quả đổi mới về tư duy và hành động, khẳng định được vai trò là cơ quan tổng tham mưu trưởng của Chính phủ về kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội…

Cụ thể, Bộ KH&ĐT xác định nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này là công tác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, xây dựng thể chế, pháp luật để từ đó lan tỏa quyết tâm đổi mới mạnh mẽ trong tư duy và hành động, thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho Chính phủ. Điển hình là Luật Quy hoạch, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ của Bộ trong công tác xây dựng thể chế; quyết tâm tháo gỡ những nút thắt, khó khăn, vướng mắc; kiến tạo những cơ chế, thể chế, động lực mới vượt trội, hiệu quả hơn…

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 19/NQ-CP, 35/NQ-CP mà Bộ chủ trì, tham mưu cho Chính phủ đã thực sự đi vào cuộc sống, dần trở thành một bộ phận không thể thiếu trong công tác chỉ đạo, điều hành.

52607943_808740642827155_3505798292657143808_o

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại buổi làm việc với Thủ tướng sáng 19/2. Ảnh: MPI

Gần đây, Bộ cũng đã chủ trì tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 139/NQ-CP về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, Nghị định số 108/2018/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, nhờ đó, môi trường kinh doanh, đầu tư được cải thiện mạnh mẽ. Lần đầu tiên trong năm 2017, chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đạt được kết quả rất tích cực trên bảng xếp hạng quốc tế; doanh nghiệp đăng ký mới đạt mức kỷ lục trên 120 nghìn doanh nghiệp, thu hút và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

Bộ đã mạnh dạn đề xuất gỡ bỏ những quy định ràng buộc dễ dẫn tới xin - cho, lợi ích nhóm, phù hợp với nguyên tắc thị trường như bãi bỏ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án BOT, BT, bãi bỏ quy hoạch sân golf... Nhờ đó, môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện đáng kể, tinh thần khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia góp phần quan trọng trong thành tựu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đăng ký thành lập mới doanh nghiệp thời gian qua.

Trong thời gian qua, Bộ đã có sự thay thế và chuyển giao lãnh đạo giữa một số cán bộ chủ chốt. Đến nay, Bộ đã hoàn thành công tác bổ sung cán bộ lãnh đạo cấp Thứ trưởng, trong đó 3/5 đồng chí Thứ trưởng là cán bộ trẻ (dưới 50 tuổi), có năng lực, trình độ, bản lĩnh, trí tuệ đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng nhiều và phức tạp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, góp phần tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược có chất lượng cho Đảng và Nhà nước.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT khẳng định, thành quả của 30 năm đổi mới đã làm thay đổi căn bản diện mạo của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình.

“Nếu so sánh năm 2018 với năm 1989, quy mô GDP nước ta đã tăng trên 38 lần, GDP bình quân đầu người tăng 26 lần. Đây là một thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu vẫn rất nghiêm trọng; bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng gia tăng, các vấn đề về môi trường, tác động của biến đổi khí hậu, hội nhập đặt ra nhiều thách thức. Chúng ta có lý do để lo lắng đối với mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 là GDP bình quân đầu người đạt 3.200 - 3.500 USD cũng như mục tiêu tầm nhìn đến năm 2035 là 10.000 USD/1 người”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Thay mặt lãnh đạo Bộ và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, người đứng đầu Bộ KH&ĐT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số kiến nghị:

Một là, để hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua chủ trương, cho phép Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai nghiên cứu, xây dựng đề án về mô hình tổ chức cơ quan Bộ theo hướng hình thành một cơ quan có chức năng chủ yếu về cải cách và phát triển, đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cách đây 3 năm là xây dựng cơ quan Bộ trở thành một cơ quan tham mưu quan trọng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đúng với tầm nhìn, sứ mệnh của ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

Hai là, để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển của quốc gia, vùng lãnh thổ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các quy hoạch ngành quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thành các thủ tục, trình Thủ tướng Chính phủ sớm ký ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; các Nghị quyết của Chính phủ về danh mục quy hoạch tích hợp và quy định chuyển tiếp quy hoạch theo Nghị quyết số 74/2018/QH14 của Quốc hội; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm; chỉ đạo tổ chức họp Hội đồng quy hoạch quốc gia; sớm nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về đề án phân vùng kinh tế để hoàn thiện báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định, kịp thời phục vụ cho công tác xây dựng quy hoạch vùng... Đây là các văn bản được các bộ, ngành, địa phương rất mong chờ để sớm triển khai các hoạt động xây dựng quy hoạch theo quy định của Luật, phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như của các bộ, ngành, địa phương, phù hợp với thời gian tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc và các cấp.

Ba là, nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức, nghiên cứu, xây dựng đề án về cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong công tác tham mưu cơ chế, chính sách, tăng cường sự chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chủ trì, tham mưu cơ chế, chính sách, rút ngắn thời gian tham gia, góp ý cũng như tiết kiệm chi phí, thời gian cho việc tổ chức họp nhiều vòng trước khi xem xét, quyết định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.

Bốn là, nhằm tăng cường công tác thông tin, dự báo, theo dõi, giám sát phục vụ chỉ đạo, điều hành của Bộ và của Chính phủ, trên cơ sở nền tảng cơ sở dữ liệu sẵn có của Bộ, nhất là cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, dữ liệu đăng ký kinh doanh, đầu tư nước ngoài (FDI), đầu tư công... trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án thực hiện xây dựng trung tâm điều hành kinh tế - xã hội của ngành kế hoạch, đầu tư, thống kê theo hướng phù hợp với định hướng xây dựng Chính phủ điện tử, phù hợp với lộ trình tích hợp cơ sở dữ liệu lớn gắn với định hướng chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0, tạo nguồn cơ sở dữ liệu cho công tác chỉ đạo, điều hành chung của Chính phủ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ