Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam có thể làm được nhiều điều thần kỳ hơn nữa!
“Chúng ta hoàn toàn tự tin, hoàn toàn mạnh mẽ hơn tiến về phía trước, không ngại bất cứ điều gì. Chỉ sợ rằng chúng ta suy nghĩ không tới, hoặc nếu đã suy nghĩ tới rồi nhưng không thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Đấy mới là mối nguy”, Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng nói.
Ông nhấn mạnh: "Chúng ta phải thay đổi tư duy, tầm nhìn. Không có gì là không thể".
Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc nói chuyện với báo chí nhân dịp đầu năm mới 2019. Người đàn ông gần 60 tuổi, đứng đầu một ngành có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách cho nền kinh tế gần 100 triệu dân có vẻ không hài lòng khi bị hỏi quá nhiều câu liên quan đến số liệu, tổng quan kinh tế.
Bởi đó là những điều ông đã lặp đi lặp lại trong rất nhiều hội nghị, họp hành các cấp. Ông Dũng muốn chia sẻ nhiều hơn những vấn đề dài hơi, cụ thể là câu chuyện Việt Nam buộc phải dần thay đổi tư duy, tầm nhìn.
Những điều đặc biệt trong 365 ngày qua
Năm 2018 đã khép lại với nhiều thành tự nổi bật về kinh tế - xã hội, đặc biệt là xã hội, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. "Đối với ngành kế hoạch và đầu tư, mức tăng trưởng 7,08% là điểm sáng khích lệ nhất", ông nói.
Bởi với mức tăng trưởng 7,08%, gần như chắc chắn Việt Nam sẽ đạt mục tiêu bình quân 6,5% của cả giai đoạn 5 năm. So với quốc tế và khu vực, đây là mức tăng rất tích cực. Dù vậy, ông cũng nói thêm rằng nhiệm vụ hết sức nặng nề là phải duy trì được đà tăng trưởng cao này trong thời gian dài để hướng tới mục tiêu dài hạn hơn, nhất là mục tiêu của tầm nhìn 2035.
Bên cạnh tăng trưởng, Bộ trưởng cũng chỉ ra những điểm sáng khác, đơn cử như lạm phát được kiểm soát tốt, nhiều chỉ tiêu về nợ công giảm, tỷ giá, tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, an toàn hệ thống ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, dự trữ ngoại hối... đều ở mức tích cực.
"Tăng trưởng cao, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tín dụng cũng thấp là điều rất đặc biệt", Bộ trưởng nhận xét và cho biết điều này thể hiện được chính sách điều hành rất linh hoạt của Chính phủ trong thời gian qua.
Ông cho biết trong năm 2018, các chính sách đã không tạo sức ép lên tăng trưởng tín dụng. Dòng vốn được ghi nhận đã đi vào sản xuất thay vì chảy vào thị trường chứng khoán, bất động sản. "Đó là ý nghĩa của tăng trưởng cao nhưng tín dụng thấp", ông nói.
Bên cạnh đó, Chính phủ một mặt rất cẩn trọng xem xét từng vấn đề để kiểm soát được lạm phát nhưng đồng thời lại linh hoạt, quyết liệt với những vấn đề, hạng mục có thể giúp cho nền kinh tế tăng trưởng cao, theo ông Dũng.
Dù vậy, Việt Nam vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn do những tác nhân trong và ngoài nước. Theo Bộ trưởng, kinh tế toàn cầu vẫn đang thể hiện các biến động thất thường mà tiêu biểu là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Mặt khác, kinh tế thế giới, đặc biệt là tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn đang có dấu hiệu giảm tốc…
Còn trong nước, Việt Nam đang phải giải quyết những bài toán đã tồn tại lâu năm như chất lượng tăng trưởng từng bước được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, nguy cơ tụt hậu và bẫy thu nhập trung bình còn hiện hữu…
Nhưng tựu chung, Việt Nam, theo quan điểm của Tư lệnh ngành Kế hoạch đầu tư, đã có sức chống chịu tốt và có sự tự chủ nhất định. Những điều này sẽ tạo cơ sở để nâng cao tiềm lực phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Đội tuyển bóng đá Việt Nam và khát vọng cho kinh tế Việt Nam
"Tôi vui mừng và phấn khởi trước kết quả chung của đất nước. Nhưng để nói về cảm xúc riêng thì, chỉ một câu thôi: Chúng ta sẽ làm được nếu chọn đúng và quyết liệt hành động, tổ chức thực hiện tốt, đồng bộ. Đơn cử như bóng đá Việt Nam vừa qua, trước đây, chúng ta đã không dám nghĩ sẽ có thứ hạng cao như vậy", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời một câu hỏi có phần riêng tư.
Nói thêm, ông cho biết "Chúng ta hoàn toàn tự tin, hoàn toàn mạnh mẽ để tiến về phía trước, không ngại bất cứ điều gì. Chỉ sợ rằng chúng ta suy nghĩ không tới, hoặc nếu đã suy nghĩ tới rồi nhưng không thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Đấy mới là mối nguy. Chúng ta phải thay đổi tư duy, tầm nhìn. Không có gì là không thể".
Bộ trưởng thể hiện sự tin tưởng rằng nếu hệ thống các cấp, ngành cùng toàn bộ thành phần kinh tế, xã hội cùng hành động mạnh mẽ, kinh tế xã hội trong năm 2019 và các năm sau sẽ có nhiều khởi sắc hơn. Như vậy, dù có đứng trước nhiều sóng lớn, Việt Nam vẫn có thể làm được nhiều điều thần kỳ hơn.
Theo ông Dũng, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục tập trung vào những vấn đề then chốt, gồm đổi mới khoa học công nghệ - sáng tạo, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.
Bộ trưởng đặc biệt lưu ý về một số đột phá chiến lược. Đầu tiên là thể chế - "Điều này rất quan trọng", ông nói. Hiện Việt Nam đã làm rất tốt nhưng dư địa cải cách còn nhiều. Tiếp theo là về nhân lực, bởi nếu không tranh thủ giai đoạn dân số vàng ở thời điểm này, khi Việt Nam bước vào thời kỳ già hoá dân số cũng như chịu tác động của công nghiệp 4.0 về tự động hoá, thách thức là không nhỏ. Hạ tầng cũng được ông nhắc đến như là một vấn đề đang gây bức xúc mà nếu không cải thiện, khả năng cạnh tranh, phát triển của đất nước nhiều khả năng bị chững lại.
Người đứng đầu ngành Kế hoạch Đầu tư nói rằng bên cạnh từ khóa "Bứt phá" đã được nhắc đến trong phương châm hành động của Chính phủ, ông thích thêm hai từ khoá khác gồm "Kết nối" và "Chia sẻ".
"Tất cả những gì chúng ta nói đến đều phải có sự kết nối, chia sẻ. Không ai có thể tự tung tự tác đi một mình trong cuộc chơi này", Bộ trưởng cười nói.
Lo lắng về những thách thức, rủi ro trong năm 2019 là bình thường
"Vấn đề đặt ra cho năm 2019 là gì? Có người bảo tăng trưởng cao, người bảo thấp nhưng căn cứ vào đâu để nhìn thấy điều này. Chúng ta phải nhìn vào động lực, nỗ lực của mình và những kết quả đạt được, xu hướng, xu thế để dự báo", Bộ trưởng đặt vấn đề.
Ông chia sẻ thêm: "Thách thức cơ hội trong năm 2019 thì có nhiều, trong cơ hội có thách thức và ngược lại. Chúng là hai mặt cùng hiện hữu. Do vậy, lo lắng về thách thức này, rủi ro kia là bình thường, nó lúc nào chả tồn tại. Chỉ là không nên quá lo. Quan trọng là nhận diện cơ hội, tận dụng và điều chỉnh chúng như thế nào".
Với mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội đã thông qua, để hiện thực hoá mức GDP tăng từ 6,6 – 6,8%, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2019. Nghị quyết là một văn kiện thể hiện toàn diện các giải pháp cần thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch năm 2019. Bộ KHĐT theo đó kiến nghị Chính phủ một số trọng tâm chỉ đạo điều hành.
Thứ nhất là nâng cao năng lực nội tại, củng cố nền tảng vĩ mô, duy trì và khơi thông các động lực tăng trưởng. Quyết liệt thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
Thứ hai là, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật. Bên cạnh đó là siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ, chú trọng cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy biên chế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới và tăng cường hiệu quả hoạt động tư pháp.
Thứ ba là phát triển toàn diện, hài hòa các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Với mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội đã thông qua, để hiện thực hoá mức GDP tăng từ 6,6 – 6,8%, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2019. Nghị quyết là một văn kiện thể hiện toàn diện các giải pháp cần thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch năm 2019. Bộ KHĐT theo đó kiến nghị Chính phủ một số trọng tâm chỉ đạo điều hành.
Thứ nhất là nâng cao năng lực nội tại, củng cố nền tảng vĩ mô, duy trì và khơi thông các động lực tăng trưởng. Quyết liệt thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
Thứ hai là, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật. Bên cạnh đó là siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ, chú trọng cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy biên chế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới và tăng cường hiệu quả hoạt động tư pháp.
Thứ ba là phát triển toàn diện, hài hòa các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu…
(Theo Tri thức trẻ)
- Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Sự kiện - 20/11/2024 22:56
'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'
Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.
Sự kiện - 20/11/2024 20:07
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Sự kiện - 20/11/2024 17:49
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.
Sự kiện - 20/11/2024 11:11
[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững.
Sự kiện - 20/11/2024 10:12
Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.
Sự kiện - 20/11/2024 09:32
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI
Sự kiện - 20/11/2024 07:00
Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo
Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.
Sự kiện - 20/11/2024 06:40
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường
HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 23:28
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 23:27
Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Sự kiện - 19/11/2024 20:56
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô
Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.
Sự kiện - 19/11/2024 17:48
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 5 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago