Bộ Công Thương họp về đề án tái cơ cấu PVN

Nhàđầutư
Một nguồn tin riêng của PV Nhadautu.vn cho biết, Bộ Công Thương sẽ có cuộc họp bàn về đề án tái cơ cấu PVN giai đoạn 2018-2020 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng.
NHÂN HÀ
13, Tháng 03, 2018 | 07:51

Nhàđầutư
Một nguồn tin riêng của PV Nhadautu.vn cho biết, Bộ Công Thương sẽ có cuộc họp bàn về đề án tái cơ cấu PVN giai đoạn 2018-2020 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng.

PVN

Bộ Công Thương họp tái cơ cấu PVN. Ảnh: Vietnamnet.vn

Cuộc họp sẽ diễn ra ngày hôm nay 13/3, tại trụ Sở Bộ Công Thương 54 Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm – Hà Nội) do ông Hoàng Quốc Vượng chủ trì cùng nhiều cơ quan ban ngành có liên quan để bàn về công cuộc tái cơ cấu tập đoàn này.

Trước đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Công Thương trình đề án cơ cấu lại Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trước khi cổ phần hoá và Đề án sắp xếp đối với Trường Đại học Dầu khí và Viện Dầu khí Việt Nam.

Mới đây, hồi tháng 12/2017, ông Trần Sỹ Thanh được bổ nhiệm vai trò Chủ tịch HĐTV tại PVN. Ông là Chủ tịch đời thứ 5 tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), là người được kỳ vọng giúp tập đoàn tiếp tục phát triển tốt trong giai đoạn mới sau những bất ổn của một loạt người tiền nhiệm.

Như đã biết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay là một trong những tập đoàn kinh tế có số vốn điều lệ và tài sản thuộc hàng lớn nhất Việt Nam. Theo báo cáo tài chính kiểm toán công ty mẹ PVN 2016, công ty có vốn điều lệ lên tới 281.500 tỷ do Nhà nước nẵm giữ 100% và tổng tài sản lên tới hơn 439.000 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo tài chính công ty mẹ PVN thì đến hết năm 2016, tập đoàn có hơn 2.300 tỷ đồng nợ xấu và đã phải trích lập dự phòng hơn 2.100 tỷ. Khoản nợ xấu này bao gồm các khoản ủy thác cho vay qua Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương 955 tỷ đồng; ủy thác cho vay qua Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam 711 tỷ; Tổng CTCP xây lắp dầu khí Việt Nam 177 tỷ đồng; CTCP đầu tư tài chính công đoàn dầu khí 114 tỷ đồng; CTCP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí 287 tỷ đồng…

Được biết, PVN hiện đang có đến 5 dự án yếu kém, thua lỗ kéo dài chưa khắc phục xong của ngành dầu khí là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Thủ tướng giao phó cho vị tân Chủ tịch của PVN giải quyết.

Theo đó, Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ của Công ty Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex) do PVN nắm giữ trên 75% vốn cổ phần, tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD nhưng ngay từ khi chạy thử và vận hành vào tháng 5/2014 đã liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất. Ngoài việc chậm tiến độ 2 năm, khi vận hành được khoảng 7 tháng thì nhà máy đã lỗ hơn 1.085 tỷ đồng do chi phí đầu vào quá cao.

Trong khi đó, Nhà máy Ethanol Dung Quất do BSR- BF khai thác có tổng mức đầu tư được phê duyệt hơn 1.800 tỷ, nhưng đã tăng vốn lên hơn 2.100 tỷ đồng. Sau khi đi vào hoạt động, riêng năm 2014, nhà máy này lỗ khoảng 164 tỷ đồng và đang tạm ngừng hoạt động.

Tương tự là Nhà máy Ethanol Bình Phước do Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông (OBF) vận hành có tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ nhưng bị đội vốn lên hơn 1.700 tỷ đồng. Từ tháng 4/2013, nhà máy này hầu như không vận hành thương mại, dự tính mỗi năm dự án bị lỗ khoảng 200 tỷ đồng do hao mòn máy móc và trả lãi vay.

Cả 2 nhà máy này đang được các chủ sở hữu chuẩn bị để tái khởi động trở lại trong năm 2018.

Với Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ (PVB) cũng bị đội vốn lên hơn 2.400 tỷ đồng từ mức 1.700 tỷ ban đầu. Dù đã thi công được 80% khối lượng nhưng đến nay nhà máy này vẫn chưa sản xuất bất kỳ sản phẩm thương mại nào. Hiện tại, PVN/PVOil đang lên kế hoạch thoái vốn tại dự án thua lỗ này cho đối tác.

Trong khi đó, Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), vẫn đang tiếp tục thua lỗ.

Trước mắt, giai đoạn từ 2018- 2019, PVN giảm tỷ lệ nắm giữ tại Tổng công ty khí Việt Nam - CTCP từ 96,72% xuống 65% vốn điều lệ.

Giai đoạn 2019-2020 tại Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PV Trans) thì PVN giảm tỷ lệ nắm giữ từ 51% xuống 36% vốn điều lệ nếu đàm phán và được Ngân hàng Citibank đồng ý sửa đổi cam kết trước đó của hai bên về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của PVN.

Nhóm PVN nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ gồm: Tổng công ty Dầu Việt Nam; Công ty TNHH MTV Lọc - Hoá dầu Bình Sơn; Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PVN đang nắm 51% vốn điều lệ đến năm 2019. Trường hợp đàm phán được với các ngân hàng cho vay vốn thì có thể giảm tỷ lệ nắm giữ của PVN sớm hơn).

Danh mục PVN thoái toàn bộ vốn từ nay tới năm 2019 gồm: Tổng công ty cổ phần PVI; Công ty cổ phần Dầu khí đầu tư khai thác Cảng Phước An; Công ty cổ phần phát triển Đông Dương Xanh; Công ty cổ phần Bất động sản Dầu khí SSG (năm 2017- 2018). Và Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam; Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam; Tổng công ty bảo dưỡng- sửa chữa công trình dầu khí-CTCP (năm 2018- 2019).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ