Bình Phước muốn làm chủ đầu tư cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Nhàđầutư
Nằm trong Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, nhưng Bình Phước vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng và thế mạnh nên xem giao thông là xung lực mới cho phát triển.
KHÁNH VINH
02, Tháng 12, 2020 | 11:49

Nhàđầutư
Nằm trong Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, nhưng Bình Phước vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng và thế mạnh nên xem giao thông là xung lực mới cho phát triển.

Điểm nghẽn hạ tầng giao thông

Bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước vừa ký tờ trình số 144/TTr – UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kêu gọi đầu tư đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức PPP.

Cụ thể, UBND tỉnh Bình Phước mong muốn Chính phủ giao làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai các thủ tục của pháp luật kêu gọi đầu tư đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của Nhà nước).

Trong tờ trình 144, bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, dù Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ giao thương kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của tỉnh hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, các tuyến giao thông kết nối liên kết vùng, khu vực vẫn còn hạn chế.

125054637_2733770240194360_3720970545418484731_n

Bản đồ giao thông hiện hữu của Bình Phước. Ảnh: BPTV

Trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư với UBND tỉnh Bình Phước mới đây, TS. Trần Du Lịch - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định: Những nỗ lực tự thân của Bình Phước là cần thiết, nhưng nếu không cải thiện được hệ thống giao thông kết nối vùng theo quy hoạch thì Bình Phước vẫn là “vùng sâu, vùng xa”.

“Theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống đường cao tốc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và các năm sau, có chiều dài 500km. Tuy nhiên đến nay mới đưa vào sử dụng được 92 km, nên sự bấp bênh của hạ tầng giao thông là trở lực chính trong liên kết phát triển vùng”, TS. Trần Du Lịch cho biết.

Xung lực cho phát triển

Theo bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, việc đầu tư cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là rất cần thiết và cấp bách nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, qua đó đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Bình Phước đặt mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông phải đi trước một bước. Trong đó tập trung cho 2 địa phương trọng điểm là huyện Đồng Phú và Chơn Thành, để hình thành tam giác phát triển Đồng Phú - Đồng Xoài - Chơn Thành.

Bên cạnh đó, Bình Phước ưu tiên phát triển 2 tuyến hành lang song song quốc lộ 13 và quốc lộ 14 và các tuyến kết nối nội tỉnh để tháo gỡ điểm nghẽn về giao thông. Bình Phước kỳ vọng, việc phát triển đột phá hạ tầng giao thông sẽ  giúp Bình Phước nhanh chóng công nghiệp hóa, trở thành một cực phát triển mới trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

127143471_671745620066147_3169261916149969308_n

Bình Phước kỳ vọng việc tăng cường phát triển hạ tầng giao thông sẽ gia tăng sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư. Trong ảnh: Quốc lộ 14 đoạn qua thành phố Đồng Xoài. Ảnh: T.Anh

Trong buổi làm việc tại Bình Phước vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Bình Phước phải là cầu nối, là bệ đỡ cho vùng Tây Nguyên cất cánh. Vì hiện nay trục giao thông kết nối các tỉnh Tây Nguyên đi đến cảng biển vùng duyên hải miền Trung và các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam quá xa nên vai trò của Bình Phước trong việc kết nối vùng là rất quan trọng.

Cũng theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tuyến cao tốc  TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được quy hoạch đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030.

Như vậy, nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, qua đó đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn, việc đầu tư TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là rất cần thiết và cấp bách. Đây cũng là lý do vì sao UBND tỉnh Bình Phước vừa có tờ trình xin Chính phủ giao làm chủ đầu tư cao tốc này.

Điều đáng nói là tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đang được Bộ Giao thông vận tải giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cùng đơn vị tư vấn thiết kế đang làm việc với các địa phương để rà soát hướng tuyến của tuyến đường.

Đề nghị loạt dự án giao thông tăng liên kết vùng

Ngoài việc đề xuất làm chủ đầu tư cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Bình Phước còn đề nghị loạt dự án giao thông quan trọng.

Đáng chú ý, Bình Phước đề nghị Bộ Giao thông vận tải chấp thuận bổ sung tuyến cao tốc Chơn Thành - Hoa Lư vào quy hoạch mạng lưới các tuyến cao tốc quốc gia và giao UBND tỉnh chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai các thủ tục để kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Bổ sung quy hoạch liên kết vùng tuyến đường phía Đông Nam Quốc lộ 14 kết nối Đắk Nông - Bình Phước vào đường Đồng Phú - Bình Dương Đẩy nhanh triển khai thủ tục kêu gọi đầu tư tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành.

Bổ sung quy hoạch liên kết vùng tuyến đường phía Tây Quốc lộ 13 kết nối tuyến Bình Dương - Chơn Thành - Hoa Lư.

Bổ sung quy hoạch đoạn tuyến đường sắt từ cảng Cái Mép - Thị Vải vào quy hoạch tuyến đường sắt xuyên Á, sớm triển khai đầu tư, tổ chức cắm tim tuyến và bàn giao tuyến ngoài thực địa đoạn qua địa bàn tỉnh nhằm giúp địa phương quản lý quỹ đất dự trữ, phục vụ công tác đầu tư xây dựng sau này.

Đề xuất Bộ hỗ trợ vốn khoảng 300 tỷ đồng để khôi phục tuyến đường Sao Bọng - Đăng Hà, đồng thời nâng cấp các đoạn tuyến đường địa phương còn lại thành Quốc lộ 14C.

Hỗ trợ tỉnh sớm khôi phục cầu Mã Đà để góp phần phát triển kinh tế - xã hội cả khu vực Tây Nguyên - Bình Phước - Đồng Nai.

Nâng cấp mở rộng tuyến ĐT 753 kết nối Đồng Xoài - sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), đưa tuyến đường này vào quy hoạch mạng lưới đường bộ Quốc gia giai đoạn 2021-2030.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ