'Bẫy nợ' từ các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc - Bài 4: Indonesia và dự án còn dang dở
Chính phủ Indonesia đang xem xét mời Nhật Bản tham gia dự án đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung đang chậm tiến độ và đội vốn do phía Trung Quốc xây dựng.

Dự án đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung. Ảnh: BBC
Dự án đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung
Dự án đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung sẽ kết nối thủ đô Jakarta với thành phố Bandung. Trước đó, Trung Quốc đã được Chính phủ Indonesia lựa chọn thay vì Nhật Bản để xây dựng tuyến đường sắt tàu cao tốc đầu tiên.
Tuyến đường sắt được bắt đầu xây dựng vào năm 2016 với giá trị 5,5 tỷ USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Dự án được xây dựng bởi PT Kereta Cepat Indonesia China, một liên doanh được thành lập vào tháng 10/2015 giữa một nhóm doanh nghiệp nhà nước Indonesia (60% cổ phần) và China Railway International (40%).
Các đơn vị trong nước tham gia liên danh gồm Công ty xây dựng Wijaya Karya, Công ty điều hành thu phí đường Jasa Marga và Công ty Đường sắt Quốc gia Indonesia PT KAI.
Trước đó, Trung Quốc đã giành được dự án do sẵn sàng cung cấp các khoản vay không có bảo lãnh, trong khi Nhật Bản yêu cầu Chính phủ Indonesia tài trợ.
Tuyến đường sắt có chiều dài là 142 km, với tốc độ tàu xấp xỉ ước tính là từ 200km/h đến 250km/h. Lưu lượng hành khách hàng ngày trên tuyến đường sắt dự kiến trung bình là 44.000. Thời gian di chuyển giữa hai trung tâm sẽ giảm xuống còn 36 phút so với 3-5 tiếng ban đầu.
Tuyến đường sắt cao tốc sẽ có bốn ga dọc theo tuyến đường. Một trong những nhà ga sẽ ở Gambir, một nhà ga lớn nằm trong khu vực hành pháp gần Monas và dự kiến sẽ đón nhận một lượng hành khách lớn.
Ngoài ra, các vị trí nhà ga còn lại sẽ ở Manggarai, một nhà ga gần sân bay ở Halim và một nhà ga khác sẽ được đặt tại Walini ở Tây Bandung, một trung tâm du lịch mới ở Tây Java.
71,63 km của tuyến đường sắt sẽ ở trên mặt đất, 53,54 km sẽ là trên cao và 15,63 km sẽ ở dưới lòng đất. Thời gian nhượng quyền là 50 năm kể từ cuối tháng 5/2019 và không thể kéo dài, ngoại trừ trong tình huống bất khả kháng.
Dự án sẽ được cấp vốn thông qua một khoản vay của Trung Quốc, mà không cần viện trợ từ ngân sách Nhà nước Indonesia. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đảm bảo khoảng 75% kinh phí và phần còn lại sẽ được sắp xếp bởi các đối tác liên doanh. Khoản vay này sẽ có thời hạn 40 năm, với thời gian ân hạn 10 năm.
Sự chậm trễ liên tục trong việc thu hồi đất cho dự án cũng đã được ghi nhận. Các vấn đề xung quanh việc mua lại đất đai là rất phức tạp bởi thực tế nhà ga chính ở cuối Jakarta đã được lên kế hoạch, vốn ở trên vùng đất bị Không quân Indonesia chiếm đóng tại Sân bay Quốc tế Halim Perdanakusuma.
Cuối tháng 8/2016, có báo cáo cho rằng Ngân hàng Phát triển Trung Quốc chưa giải ngân tiền cho khoản vay và PT Kereta Cepat Indonesia-China, liên doanh thực hiện dự án, cũng không chắc về thời gian nhận được khoản vay trên.
Vào giữa tháng 2/2020, tiến độ xây dựng đạt 44% và việc mua lại đất đạt 99,96%. Do đại dịch COVID-19, công việc của dự án đã tạm thời bị dừng lại, dẫn đến sự chậm trễ của việc hoàn thành mục tiêu xây dựng và vận hành.
Vào giữa tháng 5 năm 2020, tiến độ xây dựng đạt 48,3% và việc xây dựng đã hoạt động trở lại mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc.
Chậm tiến độ và đội vốn
Ban đầu, dự án này dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019 nhưng do nhiều lần chậm tiến độ nên đã bị đẩy lùi đến năm 2021 do nhiều vướng mắc bao gồm: Chi phí đầu tư bị đội lên, công tác thu hồi đất đai bị trì hoãn và bất ổn chính trị. Do đó, tổng số vốn đầu tư dự án cũng bị đội lên từ 5,5 tỷ USD lên 6,07 tỷ USD.
Hồi tháng 11/2019, Bộ trưởng các doanh nghiệp nhà nước Erick Thohir cho biết ông sẽ thành lập một đội đặc nhiệm kiểm soát dự án để không bỏ lỡ thời hạn hoàn tất năm 2020.
Hiện tại, Indonesia đang thảo luận khả năng mời nhà thầu Nhật Bản tham gia vào dự án đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung đang chậm tiến độ và đội vốn do Trung Quốc xây dựng, với hy vọng thúc đẩy tiến độ của dự án quan trọng.
Đề xuất mới sẽ kết hợp tuyến Jakarta-Bandung với tuyến Jakarta-Surabaya dài 170 km mà Nhật Bản - Indonesia đang nâng cấp. Nhiều thành viên trong chính phủ Indonesia cho rằng một tuyến đường sắt duy nhất chạy từ Jakarta qua Bandung đến Surabaya sẽ hiệu quả hơn so với các tuyến đường riêng từ thủ đô đi về 2 địa điểm trên. Ngoài ra, chi phí vượt mức cho dự án Bandung càng củng cố thêm quan điểm này.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang ủng hộ một số dự án lớn khác bên cạnh đường sắt cao tốc. Một đập thủy điện trị giá 1,6 tỷ USD được hỗ trợ bởi Ngân hàng Trung Quốc đã được đề xuất cho Bắc Sumatra. Trên đảo Borneo, một công ty nhà nước Trung Quốc chuẩn bị xây dựng các nhà máy thủy điện trị giá gần 18 tỷ USD.
Một mặt, mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh và hàng tỷ USD hỗ trợ tài chính đã giúp Tổng thống Widodo mang lại nhiều việc làm cho Indonesia. Nhưng đồng thời, điều này cũng có nguy cơ thúc đẩy việc Indonesia đang trở nên quá "mắc nợ" Trung Quốc, trở thành một vấn đề nan giải cho ông Widodo trong nhiệm kỳ Tổng thống.
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng mời Tập đoàn Ericsson phát triển mạng 6G, cơ sở dữ liệu cho AI tại Việt Nam
Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson mong muốn tiếp tục hợp tác để triển khai công nghệ 5G, thúc đẩy chuyển đổi số và công nghiệp 4.0
Đầu tư - 14/06/2025 12:34
Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại
Sau giai đoạn thanh lọc kéo dài, thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến loạt tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, chu kỳ tăng trưởng bền vững từng biến bất động sản trở thành kênh sinh lời ưa chuộng nay đã chững lại.
Đầu tư - 14/06/2025 11:11
Quảng Trị đề nghị giao EVN làm nhà máy nhiệt điện 55.000 tỷ
UBND tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao EVN triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị theo trường hợp dự án, công trình điện lực khẩn cấp.
Đầu tư - 14/06/2025 06:45
Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng
Dự án Nhà ga hàng hóa tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng được xây dựng trên diện tích đất dự kiến sử dụng hơn 24.618m2, tổng vốn đầu tư hơn 631 tỷ đồng.
Đầu tư - 13/06/2025 15:32
Bình Định chờ 'sóng' FDI Thuỵ Điển
Công ty Syre Thụy Điển sẽ xây dựng Nhà máy tái chế vải Polyester công nghệ cao tại Bình Định với khoản đầu tư gần 1 tỷ USD.
Đầu tư - 13/06/2025 13:26
Quảng Ninh tái cấu trúc hành chính, mở lối cho đầu tư
Từ ngày 1/7/2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp – gồm cấp tỉnh và cấp xã (xã, phường, đặc khu).
Đầu tư - 13/06/2025 09:13
Hình hài cao tốc nối Quảng Bình - Quảng Trị trước ngày thông xe
Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ nối hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng dự kiến sẽ thông xe vào cuối tháng 6/2025.
Đầu tư - 12/06/2025 19:26
Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư
Dự án Nhà máy điện gió Vân Canh (tại Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng sẽ triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp sản lượng điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống quốc gia.
Đầu tư - 12/06/2025 09:59
Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế
New York, London, Paris hay Tokyo vẫn là điểm đến hàng đầu của giới siêu giàu và các cá nhân có giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển dịch hiện nay, nhiều thành phố mới đang dần thu hút dòng vốn đầu tư của giới siêu giàu nhờ chính sách visa đầu tư, ưu đãi thuế và môi trường sống thân thiện.
Đầu tư - 11/06/2025 17:14
Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội.
Đầu tư - 11/06/2025 11:07
Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam
Khu đất thuộc khu vực dự án Golden Hills (TP. Đà Nẵng) của CTCP Trung Nam được mời thầu tư vấn xác định giá đất giai đoạn tháng 3/2019.
Đầu tư - 11/06/2025 06:49
Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam
Ngày 10/6, Qualcomm chính thức ra mắt AI R&D mới tại Việt Nam, bước đi tiếp nối thương vụ sáp nhập bộ phận nghiên cứu mảng AI tạo sinh của VinAI.
Đầu tư - 11/06/2025 06:43
Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính
Với thương vụ mới nhất, Công ty SCG Packaging (SCGP) sở hữu 100% cổ phần của Nhựa Duy Tân, củng cố vị thế tại Việt Nam ở ngành bao bì.
Đầu tư - 10/06/2025 17:05
Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
Hai Thủ tướng khẳng định lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha.
Đầu tư - 10/06/2025 10:41
Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple
Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.
Công nghệ - 10/06/2025 10:16
Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mô hình nhà ở dành cho người cao tuổi hứa hẹn sẽ là loại hình tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển phân khúc chỉ dành riêng cho đối tượng này là điều khó khả thi.
Đầu tư - 10/06/2025 09:16
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago