Bất cập tại các dự án tái định cư ở Nghệ An

Nhàđầutư
Hạ tầng không đảm bảo, giao thông khó khăn, thiếu điện, nước, không nhà trẻ, khiến người dân không chuyển về sinh sống; triển khai rầm rộ rồi bỏ dở chừng do không bố trí đủ nguồn vốn… đó là thực trạng bất cập tại hàng loạt dự án tái định cư (TĐC) trên địa bàn Nghệ An trong thời gian qua.
QUỐC KHÁNH
06, Tháng 11, 2019 | 06:55

Nhàđầutư
Hạ tầng không đảm bảo, giao thông khó khăn, thiếu điện, nước, không nhà trẻ, khiến người dân không chuyển về sinh sống; triển khai rầm rộ rồi bỏ dở chừng do không bố trí đủ nguồn vốn… đó là thực trạng bất cập tại hàng loạt dự án tái định cư (TĐC) trên địa bàn Nghệ An trong thời gian qua.

Đìu hiu tại các khu tái định cư khẩn cấp

Có mặt tại khu TĐC bản Quăn, xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông, Nghệ An) vào những ngày đầu đông 2019, khung cảnh thật vắng vẻ, tiêu điều. Đến đầu khu TĐC, chiếc cầu tràn bắc qua khe Chon cũng là con đường độc đạo để vào khu tái định cư này đã bị nước lũ cuốn trôi sau mấy tháng sử dụng.

0732_tai-dinh-cu2

Dự án tái định cư  bản Quăn, xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông (Nghệ An) hoang tàn giữa núi rừng 

Theo quyết dịnh phê duyệt năm 2011, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dân khẩn cấp cho 60 hộ dân ra khỏi vùng thiên tai sạt lở và vùng đặc biệt khó khăn của xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông), với tổng mức đầu tư 26 tỷ đồng. Dự án được thực hiện tại bản Quăn, xã Bình Chuẩn, do UBND huyện Con Cuông làm chủ đầu tư.

Vào mùa mưa lũ, nước khe Chon dâng cao khiến khu tái định cư bản Quăn bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Theo người dân địa phương, sau khi đưa vào sử dụng không lâu, cầu tràn qua khe Chon để vào khu tái định cư bị lũ cuốn trôi nên giao thông qua đây gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, cuối năm 2017, một người dân trong lúc cố vượt suối này đã bị nước lũ cuốn trôi tử vong.

Giao thông bị chia cắt vào mùa mưa lũ nên nhiều hộ dân sau khi vào khu tái định cư sinh sống đã bỏ lại đất đai, nhà cửa tìm về chốn cũ. Thời điểm phóng viên có mặt, tại khu tái định cư bản Quăn chỉ có hai gia đình sinh sống.

Anh Quang Văn Tiến, một trong hai hộ dân đã chuyển đến đây sinh sống được 4 năm. Hiện cuộc sống của gia đình anh Tiến chỉ phụ thuộc vào ít ruộng nương chứ chưa được giao đất rừng sản xuất. Cuộc sống của gia đình rất khó khăn. Cả khu tái định cư bản Quăn có 3 giếng khoan nhưng tất cả đều đục, nguồn nước không đảm bảo để sử dụng.

20190711095431-1563552026869

Đường vào tái định cư bản Pật, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp bị chia cắt bởi một giòng suối

Một điểm TĐC khác cũng trong tình cảnh tương tự là tái định cư Bản Pật, xã Châu Tiến (huyện Quỳ Hợp). Sau khi giai đoạn 1 được hoàn thành, nơi đây vẫn chưa có dân đến ở. Nguyên nhân chính là do hệ thống hạ tầng, đường giao thông, điện, nước... vẫn chưa được đầu tư nên dù đây có vị trí cao đảm bảo an toàn nhưng người dân vẫn chưa dám chuyển đến đây để ở.

Đây là dự án ‘khẩn cấp’, thực hiện chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn... theo Quyết định 1776 của Thủ tướng Chính Phủ nhưng tiến độ thì rất ‘đủng đỉnh’.

Theo đó, tháng 8/2010, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 379/QĐ-UBND.NN phê duyệt dự án “Di dân khẩn cấp vùng thiên tai sạt lở đất ở xã Châu Tiến và xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp”, tổng mức đầu tư dự  án lên đến 36,134 tỉ đồng.

Theo lộ trình, dự án được triển khai giai đoạn 1 từ năm 2012 - 2014, có 42 hộ dân của bản Pật, xã Châu Tiến, 31 hộ dân ở bản Duộc và bản Quắn, xã Liên Hợp dọc sông Tèn được tái định cư. Kinh phí được phê duyệt là 17,411 tỉ đồng (trong đó ngân sách Trung ương 12,188 tỉ đồng, địa phương 5,223 tỉ đồng).

Tuy nhiên đã gần 10 năm trôi qua, dự án di dân khẩn cấp này chỉ mới hoàn thành san lấp mặt bằng, và hơn 70 hộ dân thuộc diện di dời vẫn phải sống cheo leo bên sườn núi. Mỗi một mùa mưa lũ đến gần, người dân dưới chân núi nơi đây lại thấp thỏm, lo âu.

Đâu là nguyên nhân?

Theo Sở NN&PTNT Nghệ An, đến nay toàn tỉnh có 21 dự án đã được phê duyệt chưa hoàn thành, trong đó có 17 dự án đang triển khai thực hiện, 4 dự án chưa được bố trí vốn để triển khai. 

20190711100729-1563551985444

Sau gần 10 năm triển khai, khu tái định cư bản Pật chỉ là một vùng đát hoang hóa

Trong số 21 dự án được phê duyệt, vùng dân tộc thiểu số có 13 dự án, trong đó 9 dự án đang triển khai và 4 dự án chưa được bố trí vốn. Tổng số vốn đã được phê duyệt cho 13 dự án vùng dân tộc thiểu số là 711 tỷ 549 triệu đồng, tuy nhiên nguồn vốn bố trí đến nay mới đạt 224 tỷ 837 triệu đồng, tức còn thiếu hơn 487 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc giữa Ban Dân tộc, HĐND tỉnh Nghệ An với Sở NN&PTNT và Ban Dân tộc Nghệ An ngày 30/10/2019, theo chương trình giám sát việc quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung trong thực hiện chính sách đầu tư phát triển bền vững dân tộc thiểu số tỉnh (DTTS) Nghệ An từ năm 2016 đến nay, ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An cho rằng, nguyên nhân là do trước đây phê duyệt dự án nhưng không thẩm định nguồn vốn.

ttxvn_khe_mu

Chỉ vì không bố trí đủ nguồn vốn, nhiều hạng mục thuộc dự án tái định cư khe Mừ ở huyện Thanh Chương đã xuống cấp nghiêm trọng sau 10 năm triển khai

Từ thực tiễn trên, ông Lập đề nghị đoàn giám sát có kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát lại các dự án để phân loại, lên danh mục dự án ưu tiên, tạm dừng, để tập trung bố trí nguồn vốn xử lý dứt điểm… 

Được biết, các khu tái định cư dang dở hiện nay chủ yếu tập  Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Thanh Chương...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ