'Bán mình' cho nhà đầu tư ngoại: Có phải người Việt không muốn kinh doanh?

Nhàđầutư
Đa số các thương vụ có quy mô lớn (>20 triệu USD) gần như đều có mặt của bên mua hoặc bên bán là nhà đầu tư ngoại. Tổng giá trị M&A (mua bán và sáp nhập) của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 77% tổng giá trị M&A toàn thị trường Việt Nam.
HỒ MAI
20, Tháng 07, 2017 | 16:41

Nhàđầutư
Đa số các thương vụ có quy mô lớn (>20 triệu USD) gần như đều có mặt của bên mua hoặc bên bán là nhà đầu tư ngoại. Tổng giá trị M&A (mua bán và sáp nhập) của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 77% tổng giá trị M&A toàn thị trường Việt Nam.

Nhà đầu tư ngoại chiếm 77% tổng giá trị M&A

Thông tin từ Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2017 (M&A Vietnam Forum 2017) cho biết, giá trị các giao dịch M&A của 28 thương vụ tiêu biểu nhất trong List 50 do Diễn đàn M&A Vietnam công bố ước đạt 2,67 tỷ USD, chiếm 46% giá trị các thương vụ M&A trong giai đoạn 6/2016-6/2017. Quy mô trung bình mỗi thương vụ tiêu biểu bình quân 95 triệu USD/thương vụ. 

Trong đó, đa số các thương vụ có quy mô lớn (>20 triệu USD) gần như đều có mặt của bên mua hoặc bên bán là nhà đầu tư ngoại. Tổng giá trị M&A của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 77% tổng giá trị M&A toàn thị trường.

Các doanh nghiệp đến từ Singapore tập trung vào việc mua lại các dự án và bất động sản tại TP. HCM như Duxton Hotel Saigon, Empire City, Somerset Vista HCM, Kumho Asiana Plaza.

Các doanh nghiệp đến từ Thái Lan tập trung vào mảng bán lẻ và sản xuất với 2 thương vụ lớn đó là Central Group mua lại Big C và Singha trở thành nhà đầu tư chiến lược của Masan. Trước đó, TCC cũng đã mua lại hệ thống Metro tại Việt Nam.

big c

 Các doanh nghiệp đến từ Thái Lan tập trung vào mảng bán lẻ và sản xuất với thương vụ lớn, trong đó có Central Group mua lại Big C

Như vậy, hai chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam đều đã thuộc về sở hữu của nhà đầu tư Thái Lan. Ngoài lĩnh vực bán lẻ, năm 2016 chứng kiến 2 thương vụ lớn trong ngành vật liệu, khi tập đoàn SCG của Thái Lan mua lại các nhà máy xi măng trong đó có nhà máy xi măng Holcim của tập đoàn LafargeHolcim.

Các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng có thương vụ M&A đáng chú ý trong ngành bán lẻ khi CJ mua cổ phần của Cầu Tre và Deasang mua Công ty thực phẩm Đức Việt với giá trị 33 triệu USD. Singhan Bank cũng thế hiện nỗ lực của nhà đầu tư Hàn Quốc tại thị trường Việt nam với thương vụ mua lại mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ.

Một đặc điểm đáng chú ý là xu hướng các tập đoàn quốc tế mua lại các khoản đầu tư từ các quỹ đầu tư.  Các quỹ đầu tư sau một thời gian nắm giữ có thể thoái khoản đầu tư để hiện thực hóa lợi nhuận, trong khi đó các công ty nước ngoài có thể mua một lượng cổ phần lớn, thậm chí có thể chi phối hoặc có vai trò lớn trong công ty mục tiêu. Với xu hướng này, các quỹ đầu tư và các tổ chức trung gian đang đóng vai trò là xúc tác cho các thương vụ.

Điển hình như thương vụ mua lại của Domesco năm 2014 và Công ty Nhật Bản Taisho mua lại các khoản đầu tư để chiếm 24% cổ phần của Dược Hậu Giang năm 2016. Các công ty mà nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao có thể là những đối tượng cho các thương vụ M&A lớn trong tương lai. Ví dụ như Dược Hậu Giang, Vinamilk, Traphaco…

Tuy vậy, một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn là người mua tích cực nhất trong List 50 thương vụ M&A lớn nhất 2016-2017, gồm Kido Group và Thành Thành Công (TTC). Kido tăng sở hữu cổ phần tại Vocarimex và IPO Kido Foods, trong khi đó Thành Thành Công tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị ngành mía đường thông qua các thương vụ mua lại và hợp nhất, điển hình là sáp nhập TTC Tây Ninh và Đường Biên Hòa..

Có phải người Việt không muốn kinh doanh?

ts_nguyen-anh-tuan-tong-bien-tap-tap-chi-nha-dau-tu

 

Khi bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại, không phải người Việt từ bỏ kinh doanh mà là cùng đối tác nước ngoài nâng cao hiệu quả điều hành, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

TS.Nguyễn Anh Tuấn - TBT Tạp chí Nhà đầu tư, cố vấn Diễn đàn M&A

Trước nhận định ngày càng có nhiều người Việt không muốn kinh doanh nữa nên thực hiện nhiều thương vụ M&A, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng nhiều doanh nghiệp dù không muốn tham gia vào cuộc chơi M&A những vẫn phải tham gia, từ bỏ kinh doanh, còn có những doanh nghiệp sinh ra để đi bán doanh nghiệp. 

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp tham gia M&A nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài chọn M&A thay vì đầu tư mới vì đây con đường thâm nhập thị trường tiết kiệm, hiệu quả hơn, tránh nhiều rủi ro.

Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Bản Việt, thì cho rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang muốn bán cho các nhà đầu tư nước ngoài vì nhu cầu vốn.

Theo ông Bảo, lý do là vì nhiều chủ doanh nghiệp có tâm lý nếu cứ duy trì hoạt động như cũ thì sẽ bị các doanh nghiệp quy mô lớn, năng lực quản trị tốt hơn đè bẹp, nên việc chọn M&A là bước để nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động, sức cạnh tranh.

Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư, cố vấn Diễn đàn M&A cho rằng khi bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại, không phải người Việt từ bỏ kinh doanh mà là cùng đối tác nước ngoài nâng cao hiệu quả điều hành, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

"Vinashin, Vinalines bán khối tài sản bỏ không, thu hẹp lĩnh vực hoạt động để có vốn kinh doanh các lĩnh vực hiệu quả khác. Vingroup bán lại Vincom không phải họ từ bỏ lĩnh vực bất động sản mà chuyển sang đầu tư các dự án mới. Vì vậy, bán lại doanh nghiệp, dự án không có nghĩa hoàn toàn là người Việt không muốn kinh doanh", ông Tuấn nói và khẳng định điều này phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Cố vấn Diễn đàn M&A cũng lưu ý thêm rằng với các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì việc mở cửa thị trường cần thận trọng hơn. "Bán lẻ, ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, không có quốc gia nào bán hết 100% các ngân hàng thương mại cho nước ngoài trừ những ngân hàng kém hiệu quả".

Theo nhận định từ các chuyên gia Diễn đàn M&A, thị trường M&A Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn nước ngoài, trong đó các hoạt động chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á, chưa tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư châu Âu hay châu Mỹ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ