Bài học từ khủng hoảng năng lượng Trung Quốc

MY ANH
06:45 05/11/2021

Hàng loạt giải pháp đang được Trung Quốc áp dụng nhằm giải quyết khủng hoảng năng lượng trong đó có việc thả nổi giá điện, hỗ trợ tín dụng và tài chính cho các nhà máy điện than, tăng cường nhập khẩu than, thúc đẩy các nhà máy điện gió và mặt trời,… là bài học thiết thực đối viới Việt Nam.

Untitled

Những động thái chưa từng thấy

Thông báo mới đây từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc về việc nước này sẽ tự do hóa hoàn toàn giá điện sản xuất từ than đá là một động thái chưa từng thấy trong quá trình cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Theo thông báo này, 100% điện sản xuất từ nhiệt điện sẽ được định giá thông qua giao dịch thị trường. Dự kiến, những khách hàngmua điện để phục vụ nhu cầu sản xuất và thương mại sẽ sớm phải mua trực tiếp từ thị trường hoặc thôngqua các đại lý của lưới điện.

Động thái cải cách này của Trung Quốc nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng đang ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và tăng trưởngkinh tế, cũng như sinh hoạt của người dân.

Trước tình trạng thiếu điện trầm trọng từ cuối tháng 9 đến nay, Trung Quốc đã luân phiên cắt điện trên diện rộng, buộc nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách nhằm đảm bảo nguồn cung điện năng cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Ngoài việc thả nổi giá điện, Trung Quốc quyết định miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính cho các nhà máy điện than để mua trữ than; gỡ bỏ giới hạn trần khai thác đối với nhiều mỏ than; hạn chế phát triển các dự án đầu tư tiêu thụ nhiều năng lượng; thúc đẩy các nhà máy điện gió và điện mặt trời công suất lớn ở các sa mạc...

Bên cạnh đó, Ủy ban Điều phối bảo hiểm và ngân hàng Trung Quốc cũng khuyến cáo các ngân hàng nên ưu tiên cho vay các mỏ và nhà máy điện để các cơ sở ngày có thể tăng sản xuất nhiệt điện và than. Trung Quốc cũng đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung ứng than, tăng cường nhập khẩu than từ các nước, trong đó có việc mua than từ Nam Phi - điều chưa từng thấy và nối lại việc nhập khẩu than từ Úc khi cuộc đối đầu thương mại Úc - Trung chưa đi đến hồi kết.

Những điều cần suy ngẫm

Khác với Trung Quốc, ở thời điểm hiện tại nước ta chưa phải đối mặt với tình trạng thiếu điện do kinh tế tăng trưởng chậm lại, trước tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Có lẽ vì vậy nên đang có rất nhiều ‎ý kiến khác nhau, thậm chí là trái chiều về một số nội dung của Dự thảo Quy hoạch điện VIII.

Thứ nhất, về nhu cầu tiêu thụ điện. Có nhiều dự báo khác nhau về tốc độ phục hồi và tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm tới. Trước những diễn biến khó lường của dịch COVID-19, những yếu tố bất định của kinh tế thế giới và những gì đang diễn ra trong việc thực hiện chủ trương “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế” ở nước ta trong thời gian qua, một số ý kiến tỏ ra khá dè dặt về triển vọng phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung hạn là tích cực, thậm chí trong dài hạn là “bùng nổ” nếu khắc phục được những rào cản không đáng có về thể chế, có cơ chế đột phá để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và khai thác hiệu quả những lợi thế do các FTA thế hệ mới mang lại.

Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 có thể đạt 3-3,5%, năm 2022 đạt khoảng 6,7 -7% và có thể đạt mức cao hơn trong những năm tiếp theo. Một số tổ chức khác dự báo kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi sau khi mở cửa và đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 6,5%/năm ngay trong giai đoạn 2022-2023 như mục tiêu đã đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Với các dự báo về tăng trưởng kinh tế nói trên, nhu cầu tiêu thụ điện sẽ tăng mạnh, đòi hỏi tốc độ tăng trưởng ngành điện phải đạt 12-13%/năm ngay từ năm 2022 và cao hơn trong những năm tiếp theo.

Thứ hai, về an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Nghị quyết số 55-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh vấn đề xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch; ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện, hình thành, phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng, các địa phương có lợi thế.

Phát triển điện gió và điện mặt trời không chỉ nhằm giảm phát thải khí nhà kính mà còn là dự địa lớn cho tăng trưởng của ngành điện. Thực tế cho thấy, sau khi có chính sách khuyến khích của Chính phủ, các dự án điện gió, điện mặt trời do tư nhân đầu tư đã tăng đột biến. Nếu như năm 2018 chỉ có 3 nhà máy đóng điện thì 6 tháng đầu năm 2019 đã có 86 nhà máy với công suất 4.500 MW. Sự bùng nổ của nguồn năng lượng tái tạo đến mức EVN thông báo phải cắt giảm sản lượng của các nhà máy này để tránh tình trạng quá tải cục bộ của hệ thống truyền tải.

Đây là vấn đề rất sáng suy ngẫm để có chính sách và giải pháp phù hợp cho năng lượng tái tạo - nguồn năng lượng sạch dồi dào có thể phát triển bằng vốn đầu tư tư nhân. Khơi thông dòng chảy cho năng lượng tái tạo không chỉ là yếu tố đảm bảo an ninh năng lượng mà còn nhằm thực hiện các cam kết quốc tế hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Bài toán cung - cầu và cơ cấu nguồn điện vì vậy phải được cân nhắc, tinh toán kỹ để tìm ra lời giải đúng. Vấn đề cốt lõi được đặt ra là vừa phải đảmbảo nguồn cung điện cho một nền kinh tế hứa hẹn tăng trưởng nhanh, vừa đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

  • Cùng chuyên mục
Cẩn trọng với gói lãi suất 'siêu thấp' dành cho người trẻ

Cẩn trọng với gói lãi suất 'siêu thấp' dành cho người trẻ

Với giá nhà cao như hiện tại, việc vay để sở hữu ngôi nhà đầu tiên khiến người trẻ đối mặt với bài toán tài chính đầy thách thức. Hàng loạt ngân hàng đã tung ra nhiều gói lái suất "siêu thấp" sau lời kêu gọi của Thủ tướng, nhưng nên nhớ rằng các gói này chỉ áp dụng từ 3-6 tháng, sau thời gian này là lãi suất thả nổi.

Đầu tư - 15/03/2025 14:46

Đại học top đầu thế giới tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam

Đại học top đầu thế giới tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam

Hơn 30.000 sinh viên Việt Nam đã theo học tại các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ trong năm học 2023-2024, đóng góp hơn 1 tỷ USD cho nền kinh tế quốc gia này. Sắp tới, Đại học Stanford cùng 20 Đại học Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác.

Đầu tư - 15/03/2025 12:54

Hàng nghìn tỷ đổ về Cam Lâm, cú hích cho đô thị sân bay của Khánh Hòa

Hàng nghìn tỷ đổ về Cam Lâm, cú hích cho đô thị sân bay của Khánh Hòa

Dòng vốn hàng chục nghìn tỷ đang được các nhà đầu tư đổ vào Cam Lâm (Khánh Hòa) là cú hích lớn để hiện thực hóa quy hoạch đô thị sân bay đẳng cấp quốc tế tại cực tăng trưởng phía Nam của địa phương.

Đầu tư - 15/03/2025 11:26

Gỡ 5 nút thắt này, nhà ở xã hội sẽ được khơi thông?

Gỡ 5 nút thắt này, nhà ở xã hội sẽ được khơi thông?

VARS cho biết, nhà ở xã hội được xem là phân khúc nhà ở "cứu cánh" cho giấc mơ an cư của người dân có thu nhập trung bình khá. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa giấc mơ này, vẫn cần sự nỗ lực và quyết tâm từ nhiều phía.

Đầu tư - 15/03/2025 07:08

VSIP liên tục mở rộng danh mục khu công nghiệp tại Việt Nam

VSIP liên tục mở rộng danh mục khu công nghiệp tại Việt Nam

Các khu công nghiệp VSIP là biểu tượng hợp tác thành công giữa Việt Nam và Singapore, góp phần thúc đẩy công nghiệp, hiện đại hóa ở Việt Nam và tạo kết nối kinh tế trong khu vực.

Đầu tư - 15/03/2025 07:06

Sắp triển khai dự án nhà ở xã hội 640 tỷ đầu tiên ở Quảng Ngãi

Sắp triển khai dự án nhà ở xã hội 640 tỷ đầu tiên ở Quảng Ngãi

Khu nhà ở xã hội 750 căn hộ với có tổng mức đầu tư khoảng 640 tỷ đồng, dự kiến được khởi công vào tháng 10/2025 ở Quảng Ngãi.

Đầu tư - 14/03/2025 19:40

Khởi công Khu công nghiệp sinh thái gần 5.000 tỷ đồng đầu tiên của Long An

Khởi công Khu công nghiệp sinh thái gần 5.000 tỷ đồng đầu tiên của Long An

Khu công nghiệp Prodezi là KCN sinh thái đầu tiên của Long An và là một trong những dự án quy mô lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng vốn đầu tư lên đến 4.600 tỷ đồng (tương đương 195 triệu USD).

Đầu tư - 14/03/2025 14:14

Bất động sản Việt Nam sắp có làn sóng M&A mới

Bất động sản Việt Nam sắp có làn sóng M&A mới

Theo chuyên gia, thị trường bất động sản trong năm 2025 sẽ ấm lên với rất nhiều tín hiệu tích cực. Đồng thời, dòng vốn FDI được dự báo sẽ chảy mạnh vào thị trường với rất nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) trong thời gian tới.

Đầu tư - 14/03/2025 11:30

Bình Định có thêm 3 dự án nhà ở xã hội được vay gói 120.000 tỷ

Bình Định có thêm 3 dự án nhà ở xã hội được vay gói 120.000 tỷ

Nhà ở xã hội Long Vân, Nhà ở xã hội chung cư Phú Tài Lộc, Nhà ở xã hội Pisico là các dự án đảm bảo điều kiện, tiêu chí thụ hưởng Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 14/03/2025 07:47

Chuyên gia kỳ vọng VN-Index điều chỉnh lành mạnh để 'đi lên'

Chuyên gia kỳ vọng VN-Index điều chỉnh lành mạnh để 'đi lên'

Theo chuyên gia chứng khoán, nhịp điều chỉnh là điều kiện cần để VN-Index có thể hướng tới những vùng điểm cao hơn.

Đầu tư thông minh - 14/03/2025 07:00

Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, các nhóm ngành nào hưởng lợi?

Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, các nhóm ngành nào hưởng lợi?

Việc Chính phủ đẩy mạnh vốn đầu tư công, kết hợp cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nền kinh tế trong dài hạn. Ngoài ra, nhiều nhóm ngành cổ phiếu sẽ hưởng lợi trực tiếp từ thúc đẩy đầu tư hạ tầng.

Đầu tư thông minh - 14/03/2025 07:00

Quảng Nam mạnh tay xoá bỏ 'giấy phép con'

Quảng Nam mạnh tay xoá bỏ 'giấy phép con'

Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị rà soát, xoá bỏ những giấy phép con đang cản trở giải ngân vốn đầu tư công.

Đầu tư - 13/03/2025 16:04

Thương mại điện tử tạo 'sức ép' tới mặt bằng bán lẻ?

Thương mại điện tử tạo 'sức ép' tới mặt bằng bán lẻ?

So với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore hay Malaysia, mặt bằng bán lẻ của Việt Nam còn khiêm tốn về quy mô, chất lượng và trải nghiệm. Trong khi đó, thương mại điện tử đang tạo sức ép lớn đối với mặt bằng bán lẻ truyền thống.

Đầu tư - 13/03/2025 16:00

Phát triển AI và bán dẫn: Cơ hội 4.000 năm của Việt Nam

Phát triển AI và bán dẫn: Cơ hội 4.000 năm của Việt Nam

Việt Nam có những bước tiến lớn trong việc đầu tư vào hạ tầng AI và bán dẫn và đây là cơ hội "4.000 năm có 1" để Việt Nam vươn mình cùng ngành công nghệ cao này.

Đầu tư - 13/03/2025 15:59

Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu mở rộng đoạn cao tốc Yên Bái - Lào Cai

Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu mở rộng đoạn cao tốc Yên Bái - Lào Cai

Qua 10 năm khai thác, mặt đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã xuống cấp, lưu lượng trên tuyến tăng cao, tốc độ khai thác chậm không đáp ứng tốc độ thiết kế.

Đầu tư - 13/03/2025 14:57

Yêu cầu Quảng Trị bàn giao mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh cuối tháng 3/2025

Yêu cầu Quảng Trị bàn giao mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh cuối tháng 3/2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu Quảng Trị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh, bàn giao mặt bằng sạch cuối tháng 3/2025.

Đầu tư - 13/03/2025 09:35