Nguồn cung tắc nghẽn, chi phí năng lượng, lạm phát cản đà phục hồi kinh tế toàn cầu

Sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu từ đại dịch có nguy cơ bị đình trệ do nguồn cung hàng hóa, nguyên liệu bị tắc nghẽn, giá năng lượng tăng vọt và lạm phát dâng cao.
KIM NGÂN
11, Tháng 10, 2021 | 16:38

Sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu từ đại dịch có nguy cơ bị đình trệ do nguồn cung hàng hóa, nguyên liệu bị tắc nghẽn, giá năng lượng tăng vọt và lạm phát dâng cao.

FT

Ở khu vực đồng euro, tăng trưởng mạnh từ mùa hè đang chậm lại nhiều. Ảnh: Bloomberg.

Kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ đầu năm 2021, nhưng hiện tại, đà tăng trưởng ở Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang chậm lại do dịch bệnh COVID-19 tiếp tục đeo bám thế giới, theo một nghiên cứu của Financial Times.

“Nghiên cứu cho thấy các nhà hoạch định chính sách sẽ không dễ dàng tăng chi tiêu mà không tính đến các rủi ro nghiêm trọng”, tờ báo cho biết.

Eswar Prasad, thành viên cấp cao của Viện Brookings ở Washington D.C. nói: “Các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nền kinh tế lớn hiện đang đối mặt với một bài toán hóc búa: làm sao hỗ trợ tăng trưởng những giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, khi sự đứt gãy của nguồn cung trong nước và từ nước ngoài vẫn diễn tiến”.

“Các biện pháp kích thích bổ sung, đặc biệt là nới lỏng tiền tệ, đem lại những lợi ích ngắn hạn, nhưng có thể phải đánh đổi bằng những bất lợi trong dài hạn”.

Chỉ số Brookings-FT của Financial Times cho thấy ở các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế mới nổi, tăng trưởng mạnh mẽ nhanh chóng quay lại từ tháng 3 khi niềm tin đi lên nhờ thành công của tiêm chủng.

Mặc dù chương trình tiêm chủng ở các thị trường mới nổi và các quốc gia có thu nhập thấp còn lâu mới hoàn thành, hàng loạt các chỉ số kinh tế và tài chính đã đạt mức cao trong những tháng gần đây.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguồn cung mới đây, giá năng lượng tăng vọt và lạm phát đi lên là những vấn đề mới cho nền kinh tế toàn cầu, ngay trước thềm cuộc họp thường niên vào tuần này của Ngân hàng Thế giới và IMF ở Washington, có sự tham gia của các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương.

Các tin tức kinh tế gần đây ngày càng bi quan hơn khi đà tăng trưởng chững lại, các thị trường tài chính mất đi vẻ rực rỡ của những tháng gần đây, trong khi các hộ gia đình và doanh nghiệp ngày càng lo ngại sự phục hồi đang mất đà.

Các nền kinh tế tiên tiến đối mặt với những lực cản trên khi đang tiến gần đến sự phục hồi của sản lượng bị mất do khủng hoảng COVID-19 - sự phục hồi mà trước đó được dự báo là đầy hứa hẹn.  

Ở các quốc gia có thu nhập thấp và mới nổi, dấu hiệu của “những vết sẹo” dài hạn ngày càng rõ ràng, đặc biệt ở nơi các chính phủ và ngân hàng trung ương không dễ dàng thúc đẩy cầu mà không vướng phải áp lực lạm phát nan giải hơn.

Ông Prasad cho biết: “Giá năng lượng tăng đột biến đại diện cho các vấn đề đến từ những đứt gãy của nguồn cung, ảnh hưởng đến tổng cầu, đặc biệt nếu các ngân hàng trung ương buộc phải thực hiện những hành động quyết liệt hơn để kiềm chế lạm phát".

Tại Mỹ, dữ liệu chính thức mới nhất cho thấy sự phục hồi về việc làm bị đình trệ ở tháng thứ hai liên tiếp, tháng 9. Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp thấp hơn cho thấy triển vọng tăng trưởng sẽ yếu đi, trong khi Cục Dự trữ Liên bang nhận thấy cần có quan điểm cứng rắn hơn đối với các chính sách tiền tệ hỗ trợ trong bối cảnh lạm phát tiếp tục cao.

Tại Trung Quốc, chính phủ đang vật lộn với những đợt bùng phát COVID-19 rải rác và những nỗ lực mới nhằm tái cân bằng nền kinh tế - giảm bớt đầu tư và hướng tới tiêu dùng trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng. Những xu hướng này làm gia tăng sự bất ổn tài chính, đặc biệt đối với lĩnh vực bất động sản, dẫn tới sự suy giảm của đà tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng mạnh trong mùa hè dường như đã chậm lại đáng kể ở khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh, nơi ghi nhận sự phục hồi tích cực kể từ mùa xuân, được thúc đẩy bởi chiến dịch tiêm chủng sớm.

“Với đà tăng trưởng toàn cầu đang giảm đi, các chính phủ nên quản lý cẩn thận phía cầu để chặn cầu chạy trước cung khi cung đang bị hạn chế, đồng thời tìm cách cải thiện năng suất và triển vọng tăng trưởng dài hạn. Các nền kinh tế đang phải đối mặt với sự đánh đổi chính sách khó khăn”, Prasad nói.

(Theo Financial Times)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25155.00 25161.00 25461.00
EUR 26745.00 26852.00 28057.00
GBP 31052.00 31239.00 32222.00
HKD 3181.00 3194.00 3300.00
CHF 27405.00 27515.00 28381.00
JPY 159.98 160.62 168.02
AUD 16385.00 16451.00 16959.00
SGD 18381.00 18455.00 19010.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18134.00 18207.00 18750.00
NZD   14961.00 15469.00
KRW   17.80 19.47
DKK   3592.00 3726.00
SEK   2290.00 2379.00
NOK   2277.00 2368.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ