Mất điện diện rộng thúc doanh nghiệp tính dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc
Tình trạng mất điện diện rộng ở Trung Quốc khiến nhiều nhà cung ứng cho các tập đoàn công nghệ quốc tế tính đến việc chuyển hoạt động sản xuất tới nước khác.

Thiếu điện, cắt điện diện rộng khiến nhiều doanh nghiệp tính dịch chuyển chuỗi cung ứng ra ngoài Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Tại một nhà máy chuyên sản xuất phụ kiện điện tử ở thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, mất điện đã trở thành tình trạng bình thường mới.
“Từ tháng 6, lác đác có thông báo cắt điện, nhưng từ giữa tháng 9 đến nay, thông báo xuất hiện thường xuyên”, một quản lý của công ty này cho biết. “Hiện tại, hàng tuần, chúng tôi nhận được thông báo nói tuần tiếp theo, những ngày nào sẽ bị cắt điện”.
Công ty có 500 nhân viên sản xuất máy thu Bluetooth, tai nghe và các phụ kiện điện tử tiêu dùng khác cho các thương hiệu quốc tế như Harman Kardon và Edifier. Do mỗi tuần chỉ có điện hai ngày, công ty phải sử dụng máy phát điện của mình để duy trì hoạt động cơ bản.
“Nếu tình hình tiếp tục như vậy, một số chuyến hàng chắc chắn bị chậm lại. Chúng tôi có thể phải tính đến thuê hoặc xây một nhà máy mới ngoài Trung Quốc”, người quản lý nói thêm.
Những nhà cung cấp ở khắp các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông - nơi có hàng chục nghìn cơ sở công nghệ - cho biết họ đang đối mặt với thiếu hụt điện ở các mức khác nhau, do chính quyền địa phương hạn chế việc sử dụng điện. Giá hàng hóa tăng vọt, nhu cầu điện cao trong bối cảnh kinh tế phục hồi sau đại dịch và cam kết cắt giảm phát thải của Chủ tịch Tập Cận Bình là những lý do được viện dẫn cho hạn chế sử dụng điện.
Các nhà cung cấp cho Apple cảnh báo cắt điện đe dọa chuỗi cung ứng sau sự cố mất điện kéo dài một tuần cuối tháng 9. Họ lo ngại chuỗi cung ứng đứt gãy do thiếu điện là vấn đề lâu dài.
“Nghe nói tình hình có thể kéo dài đến cuối năm hoặc thậm chí lâu hơn”, lãnh đạo tại một nhà máy cung cấp loa ở thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông cho biết. Doanh nghiệp này - nhà cung cấp của Amazon, Lenovo và nhiều hãng khác - hiện chỉ có điện ba ngày mỗi tuần.
“Tình thế dần dần sẽ khiến chúng tôi không chịu đựng nổi. Hiện chúng tôi đang tính đến khả năng mở các nhà máy ở nước ngoài, có thể ở Việt Nam, Batam (Indonesia) hoặc Thái Lan”.
Edward Yang, Chủ tịch Goodway Machine Tools Group - nhà cung cấp cho Toyota, Ford và Samsung - cho biết tác động không đơn thuần chỉ là vấn đề cắt điện. “Các doanh nghiệp ở Trung Quốc chắc chắn sẽ đối mặt với giá điện cao hơn nhiều trong tương lai. Điều này sẽ thúc đẩy một làn sóng thay đổi cơ cấu ngành hướng tới ít phát thải hơn, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp đa dạng hóa năng lực để giảm thiểu rủi ro của việc tập trung hóa quá mức”.
Tính chất liên kết của các chuỗi cung ứng làm trầm trọng tác động của việc cắt điện.
Một doanh nghiệp sản xuất máy chủ ở thành phố Côn Sơn, chuyên cung cấp cho Amazon, Facebook và Microsoft, đang dựa vào các linh kiện dự trữ để duy trì sản xuất do nhiều nhà cung cấp bị ảnh hưởng bởi thiếu điện. “Chúng tôi đang dựa vào hàng tồn kho để hỗ trợ các lô hàng. Lúc này, chúng tôi thực sự muốn đẩy nhanh kế hoạch mở rộng sang Đài Loan. Sự liền mạch của chuỗi cung ứng đang bị đe dọa”, một quản lý của công ty cho biết.
Các doanh nghiệp cũng phàn nàn về một vấn đề “tồi tệ hơn”: sự thiếu rõ ràng quanh việc ai nhận được điện, ai không.
Lãnh đạo của một nhà cung cấp cho Apple nói: “Tình hình rất hỗn loạn và khó hiểu. Một số nhà cung cấp đã cố gắng và có được điện dựa trên quan hệ và đàm phán với chính quyền địa phương, trong khi những doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng nặng nề”.
Nhiều nhà cung cấp lớn của Trung Quốc như Luxshare - hãng lắp ráp iPhone mới nổi - và các công ty con ở nhiều tỉnh không bị cắt điện, ba nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho Nikkei Asia biết. Luxshare không có phản hồi ngay đối với đề nghị bình luận về thông tin này của Nikkei Asia.
Theo lãnh đạo của một nhà cung cấp bảng mạch in cho Apple, giá trị của sản phẩm được làm ra là một trong những yếu tố quyết định chính quyền địa phương sẽ cung cấp điện cho doanh nghiệp nào. “Nếu doanh nghiệp không mang lại nhiều giá trị, ví dụ không làm ra các sản phẩm như màn hình hiển thị hay chất bán dẫn cao cấp, nhưng lại tiêu tốn nhiều năng lượng, xin lỗi, bạn phải đứng ngoài! Tốt hơn hết nên đóng cửa và chuyển đi”.
Các bảng mạch in rất quan trọng vì chúng được dùng để gắn chip và linh kiện, nhưng không có giá trị đặc biệt cao - và sản xuất đòi hỏi nhiều năng lượng.
Sự bấp bênh về nguồn cung điện diễn ra trong bối cảnh các công ty ở Trung Quốc đang có các lo ngại khác. “Không chỉ là vấn đề điện”, lãnh đạo một nhà cung cấp iPhone giấu tên cho biết, vì sự dịch chuyển chuỗi cung ứng là một chủ đề nhạy cảm ở Trung Quốc. “Từ chuyện Jack Ma đến các cuộc trấn áp đối với lĩnh vực trò chơi và giáo dục ... tất cả đều cho thấy sự bất ổn ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp hoạt động ở Trung Quốc. Mọi người đang sợ hãi”.
Karen Ma, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp có trụ sở tại Tân Trúc, Đài Loan, dự báo sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bên ngoài Trung Quốc lục địa.
“Trước đây, chỉ có các nhà lắp ráp đa quốc gia tiến hành đa dạng hóa. Nhưng có thể dự báo rằng các công ty khác trong chuỗi cung ứng cũng sẽ dịch chuyển ít nhất một phần sản xuất của mình... Xét cho cùng, các khách hàng của họ như Apple, Google, HP và Dell đều muốn có một chuỗi cung ứng bền bỉ hơn, ở bên ngoài Trung Quốc”.
Theo Nikkei Asia
- Cùng chuyên mục
Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư
Bình Định vừa bổ sung 22 khu đất sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; trong đó, 8 khu đất sẽ được xây dựng nhà máy điện mặt trời, điện gió và điện địa nhiệt…
Đầu tư - 10/05/2025 15:54
Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam
Đà Nẵng lập hai tổ công tác nghiên cứu lấn biển tại vịnh Đà Nẵng và nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam.
Đầu tư - 10/05/2025 15:53
Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025
Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 16/5 tới tại Vienna (Áo) với sự tham dự của các tập đoàn hàng đầu về công nghệ cao và đổi mới sáng tạo của Áo và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn này được tổ chức tại châu Âu.
Đầu tư - 10/05/2025 12:41
Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?
VARS cho rằng, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển đột phá của thị trường bất động sản trong chu kỳ mới. Trong đó, các chủ thể của thị trường sẽ được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và thiết kế chính sách.
Đầu tư - 10/05/2025 12:40
Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.
Công nghệ - 10/05/2025 12:38
Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha
Dự án Trung tâm thương mại kết hợp kinh doanh văn phòng, hoạt động du lịch có tổng mức đầu tư tối thiểu hơn 3.900 tỷ đồng và có thời gian hoạt động 50 năm.
Đầu tư - 10/05/2025 11:07
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gần như "ngủ đông" mấy năm qua, thông tin Phú Quốc được chọn là địa điểm đăng cai APEC 2027 làm dấy hy vọng cho nhiều nhà đầu tư đã đang và sắp đầu tư ở thành phố này. Thậm chí, nhiều người còn hy vọng có sự bùng nổ giống như thị trường Đà Nẵng năm 2017 khi APEC cũng được diễn ra tại đây.
Đầu tư - 10/05/2025 07:36
Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế
Mặc dù niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm 2024 đã tăng lên đáng kể, song thủ tục hành chính vẫn là sự phiền hà lớn, trong đó quan ngại nhất vẫn là thủ tục hành chính thuế.
Đầu tư - 09/05/2025 17:37
Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT
Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.
Công nghệ - 09/05/2025 16:57
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
Đề án sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức trình Chính phủ, hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ.
Đầu tư - 09/05/2025 15:42
Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán
Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng được thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai.
Đầu tư - 09/05/2025 10:32
Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng
UBND TP. Huế vừa có thông báo thu hồi đất Dự án Khu quần thể sân golf Huế của CTCP Thiên An, tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.
Đầu tư - 09/05/2025 08:54
Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Thời gian qua, Bình Định xuất hiện tình trạng thiếu cát xây dựng, vì vậy, địa phương đánh giá việc nghiên cứu vật liệu mới và vật liệu thay thế để san nền phục vụ thi công các công trình là rất cấp thiết.
Đầu tư - 09/05/2025 08:53
RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam
Theo chuyên gia tại Đại học RMIT Việt Nam, các mức thuế mới của Mỹ có thể trở thành cú hích giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ quốc gia của Việt Nam.
Đầu tư - 09/05/2025 07:56
Nhà ở xã hội tại Huế: Nhu cầu vượt khả năng cung ứng của thị trường
Nhu cầu NOXH hiện nay ở Huế đang rất cao, bởi những ưu đãi về giá, đáp ứng được cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp chưa có nhà ở.
Đầu tư - 09/05/2025 07:20
Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại
Tỉnh Quảng Nam muốn tiếp tục đưa Nhà máy bia Heineken Quảng Nam đi vào vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có.
Đầu tư - 09/05/2025 07:19
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago