Bài học đầu tư cải tiến dịch vụ logistics từ 2 'ông lớn' VICT và Cảng quốc tế Long An

Nhàđầutư
Thời gian qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể; đến nay đã có gần 35.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp. Nhằm khắc phục khó khăn, tận dụng ưu thế, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cải tiến chất lượng dịch vụ trong chuỗi cung ứng hàng hóa.
THIÊN KỲ
22, Tháng 12, 2023 | 11:47

Nhàđầutư
Thời gian qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể; đến nay đã có gần 35.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp. Nhằm khắc phục khó khăn, tận dụng ưu thế, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cải tiến chất lượng dịch vụ trong chuỗi cung ứng hàng hóa.

Vict-2

VICT là cảng biển khai thác hàng container đầu tiên ở Việt Nam được đầu tư và khai thác bởi công ty liên doanh Phát Triển Tiếp Vận Số 1 (JV). Ảnh: HH

Chia sẻ tại Diễn đàn logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ 2023 do Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương tổ chức mới đây, ông Trương Nguyên Linh, Phó Tổng Giám đốc Cảng Container Quốc Tế Việt Nam (VICT) cho biết doanh nghiệp này được thành lập năm 1994 và chính thức đi vào hoạt động năm 1998, đây là cảng khai thác hàng container đầu tiên ở Việt Nam.

Về cơ sở hạ tầng kho bãi, cảng biển đại diện VICT thông tin rằng hiện không thể mở rộng thêm diện tích bãi, cảng cũng như không thể đầu tư những thiết bị nhiều hơn được nữa. Do đó, để tăng hiệu quả vận hành, cách duy nhất là cải tiến hạ tầng nội khu, bao gồm cả sắp xếp lại không gian bãi container, nâng cấp cầu cảng và ứng dụng các công nghệ mới nhất vào quản trị hệ thống nhằm tối ưu hoá hiệu suất hoạt động và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.

Là doanh nghiệp với hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics nhất là cảng biển, ông Linh nhận định kinh nghiệm làm việc không còn là vấn đề khó với VICT tuy nhiên điều quan trọng mà họ đưa lên hàng đầu hiện nay là tìm cách cải tiến cơ sở hạ tầng để hướng tới xanh, sạch đẹp, để làm sao cầu cảng hệ thống được bảo trì bảo dưỡng tốt theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

z4994702125422_6a2921e915459dd526b032b0a1c06e06

Các doanh nghiệp hàng đầu về cảng biển, logistics của Việt Nam thảo luận tại Diễn đàn logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ 2023. Ảnh: Kim Ngọc

Cũng phát biểu tại Diễn đàn logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ 2023, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương xác định logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế. Với vị trí đặc biệt nằm khu vực phát triển năng động thế giới, là nơi tập trung nguồn hàng, Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và phát triển dịch vụ logistics. 

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2023, Việt Nam đứng thứ 43 bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics và thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu ASEAN.

"Để tiệm cận với trình độ, gia tăng cơ hội hợp tác kết nối với doanh nghiệp logistic trong khu vực và các quốc gia tiên tiến ở châu Âu, châu Mỹ thì trong quy trình cảng biển của VICT phải luôn thay đổi cải tiến, khắc phục những điểm nghẽn", đại diện VICT nói.

Cụ thể hóa hành động, thời gian qua cảng container Quốc tế Việt Nam đã nâng cấp, sữa chữa những thiết bị như điện, thiết bị điều khiển máy móc xuống cấp. Đồng thời khắc phục một số thiết bị vận hành còn sử dụng dầu diesel có ảnh hưởng không tốt tới môi trường.

Bên cạnh đó, để quá trình xếp dỡ tối ưu hơn so với làm truyền thống như trước nay VICT cũng đã áp dụng chuyển đổi số về các phần mềm quản lý quản trị doanh nghiệp, đầu tư phần mềm lập trình và đào tạo nguồn nhân sự để vận hành. 

"Hiện chúng tôi cập nhật lại, cải tiến cũng như tích hợp thêm các công nghệ hiện đại về AI, robot, hệ thống tính toán ưu việt. Dự kiến 3 năm nữa VICT sẽ đạt được Triple ISO 14000 và 28000 vì đó là những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, quản lý môi trường và hệ thống an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Trương Nguyên Linh kỳ vọng. 

Chia sẻ về những khó khăn gặp phải hiện nay, doanh nghiệp khai thác hàng container đầu tiên ở Việt Nam nhận thấy các tuyến đường bộ kết nối vào cảng ở nhiều thời điểm bị quá tải, kẹt xe, ảnh hưởng đến lộ trình và chi phí cho doanh nghiệp. Trong khi đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc nhưng chưa khai thác được nhiều cho việc vận chuyển hàng hoá đến các cảng ở TP.HCM nhằm tiết kiệm chi phí.

"Cơ sở hạ tầng đường bộ TP.HCM còn chưa đồng bộ khiến nhiều điểm nghẽn làm khách hàng chờ đợi lâu khiến đội chi phí lên cao. Đường thủy nội địa quy mô các cảng chưa đáp ứng phục vụ các sà lan vận chuyển từ TP.HCM đi ĐBSCL là những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải", ông Nguyên Linh phân tích. 

Bên cạnh đó,  cho rằng đường thủy tàu chạy từ biển vào TP.HCM còn vướng vấn đề nạo vét luồng để tạo độ sâu, sự thông thoáng đại diện VICT kiến nghị cần triển khai đúng tiến độ nạo vét đề ra để doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh và thu hút thêm các hãng tàu cho phù hợp.

Thủ tục hành chính bên cạnh các cơ quan đã thay đổi cải tiến thì còn một số cơ quan chưa phù hợp dẫn đến chưa có sự tương đồng dẫn đến thủ tục bị vướng, chậm trễ.

cang_mattien-1050x600

Cảng Quốc tế Long An sở hữu vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh, kết nối TP.HCM với các tỉnh của vùng ĐBSCL. Ảnh: LAport.

Là "đầu mối" logistics cửa ngõ của vùng Tây Nam bộ, Cảng Quốc tế Long An với diện tích 147 ha, nằm liền kề khu công nghiệp, dịch vụ công nghiệp và khu đô thị, hình thành nên một khu liên hợp dịch vụ cảng biển, đóng vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi giao thương hàng hóa khu vực ĐBSCL.

Nhằm tối ưu chi phí logistics cho các doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh Long An nói riêng, vùng ĐBSCL nói chung, chính quyền tỉnh Long An định hướng phát triển Cảng quốc tế Long An trở thành cảng biển tổng hợp, đa dạng dịch vụ khai thác. Việc hợp long 7 cầu cảng và chính thức khai trương dịch vụ khai thác hàng container hồi giữa năm 2023 sẽ là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế vùng ĐBSCL trong giai đoạn tới.

Chủ tịch HĐQT Cảng quốc tế Long An Võ Quốc Huy cho biết gần đây cơ sở hạ tầng kết nối với cảng quốc tế Long An dần cải thiện khi Cao tốc Bến Lức - Long Thành, Vành đai 3 TP.HCM. Sự phát triển hạ tầng giao thông liên tục sẽ giúp đẩy mạnh kết nối đưa hàng hóa đi TP.HCM cũng như các tỉnh Đông Nam bộ dễ dàng hơn cũng như giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

"Cảng quốc tế Long An nằm cách cửa biển khỏang 10 hải lý điều này thuận lợi cho các tàu cỡ lớn đi vào cảng quốc tế Long An. Hiện cảng có thể tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 100.000 DWT với công suất khai thác 3 triệu TEUs/năm. Cùng luồn sông ngòi ĐBSCL cũng là lợi thế để trung chuyển hàng hóa như hàng rời, đóng bao cũng như qua các sà lan  qua các tỉnh", ông Huy chia sẻ lợi thế.

Ông Huy nhấn mạnh, cảng quốc tế Long An đang đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để tối ưu thời gian vận hành cũng như giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng. Đáng nói, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảng biển, giữa tháng 11/2023, cảng Quốc tế Long An và cảng Long Beach (Hoa Kỳ) đã ký kết Ý định thư thiết lập quan hệ.

"Đây được coi như cơ hội hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, vận hành cảng và kết nối thị trường nhằm nâng cao sản lượng hàng hóa trung chuyển, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững; góp phần thúc đẩy thương mại toàn cầu và khám phá các cơ hội tăng trưởng giữa hai cảng biển trọng điểm trong khu vực xuyên Thái Bình Dương", Chủ tịch Cảng này phấn khởi nói. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ