Australia, New Zealand: Hai đối tác CPTPP chiến lược của Việt Nam ở Nam bán cầu

New Zealand và Australia đều là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP (TPP – 11) vừa được ký kết hôm 8/3, tại Chile.
THU PHƯƠNG
13, Tháng 03, 2018 | 12:08

New Zealand và Australia đều là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP (TPP – 11) vừa được ký kết hôm 8/3, tại Chile.

Chỉ vài ngày sau khi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP (TPP-11) được ký kết, từ ngày 11-14/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm chính thức New Zealand và thăm chính thức Australia và dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia tại Sydney từ ngày 14 đến 18/3 theo lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia ở Sydney.

New Zealand và Australia đều là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP (TPP-11) vừa được ký kết hôm 8/3 tại Chile. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được xem là sẽ thắt chặt hơn nữa quan hệ muốn hợp tác của ba thành viên quan trọng trong CPTPP.

New Zealand là đối tác thương mại lớn thứ 31 của Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương đã tăng mạnh trong năm 2017, đạt xấp xỉ 1 tỷ USD - tăng hơn 32% so với 2016. Kim ngạch thương mại song phương kể từ khi ký FTA giữa ASEAN với New Zealand và Australia năm 2009 đã tăng tới 227,6%. 

nguyen xuan phuc

Doanh nghiệp hai nước Việt Nam - New Zealand ký thỏa thuận hợp tác tại diễn đàn. Ảnh: VGP

Tính đến nay, New Zealand có 28 dự án còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 101,94 triệu USD, đứng thứ 41/120 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 14 của New Zealand, chiếm 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của New Zealand. Trong đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ 16 vào thị trường New Zealand, tăng 3 bậc so với năm 2015 và là nhà nhập khẩu đứng 19 của New Zealand.

Hiện Việt Nam có 6 dự án liên doanh đầu tư tại New Zealand với tổng vốn đăng ký là 25,62 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, chế tạo; khách sạn và ăn uống; nông lâm nghiệp và thủy sản…

Trong khi đó, Australia hiện là đối tác lớn nhất của Việt Nam ở Nam bán cầu. Theo thống kê của Bộ Công Thương, sau hơn 6 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Australia tăng trung bình gần 5%/năm. 

Năm 2016, kim ngạch hai chiều giữa hai nước tăng 6,5% so với năm 2015, trong đó Việt Nam xuất siêu khoảng 480 triệu USD (đạt 2,87 tỷ USD, nhập khẩu của Việt Nam từ Australia khoảng 2,39 tỷ USD). Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong năm 2017, tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam - Australia đạt hơn 6,464 tỷ USD, tăng 22,9% so với năm 2016. 

thu tuong

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull tại APEC 2017 ở Đả Nẵng. Ảnh: VGP

Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Australia đạt 3,23 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm ngoái; kim ngạch nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam đạt hơn 3,17 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2016. Việt Nam tiếp tục xuất siêu khoảng 480 triệu USD sang Australia, tương đương năm 2016.

Hiện Australia là bạn hàng xuất khẩu lớn thứ 8 và bạn hàng nhập khẩu thứ 12 của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là bạn hàng thứ 14 của Australia về nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Như vậy là khá nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng khá cao ở mức 3,1%.  

Dư địa để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Australia còn rất lớn và thủy sản được xem là mặt hàng đầy tiềm năng do tiêu thụ mặt hàng này ở Australia tăng nhanh, khoảng 1 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng nước này chỉ đạt 220.000 tấn.

Australia có nhu cầu nhập khẩu hơn 700.000 tấn thuỷ sản/năm, và Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 (sau Trung Quốc, Thái Lan). Hạt điều cũng là mặt hàng đầy hứa hẹn được người tiêu dùng Australia ưa chuộng, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Australia với tỷ trọng xấp xỉ 74%.

Australia đánh giá Việt Nam là đối tác then chốt trong ASEAN, hai nước hợp tác tốt tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Liên hiệp quốc.

Các chuyên gia nhận định trong bối cảnh sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ tại Mỹ, với rủi ro về chiến tranh thương mại toàn cầu, New Zealand sẽ ưu tiên thúc đẩy quan hệ thương mại với các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Các nền kinh tế ASEAN, trong đó có Việt Nam, là các nhân tố nổi trội.

Hiện xoài và thanh long của Việt Nam đã tiếp cận thành công thị trường New Zealand. Trong thời gian tới, các dòng hoa quả nhiệt đới khác của Việt Nam như chôm chôm, nhãn, vú sữa nhiều khả năng sẽ được cho phép nhập khẩu vào New Zealand, sau khi quá trình đánh giá rủi ro nhập khẩu của New Zealand kết thúc.

Bài liên quan

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ