Amcham: Các khoản đầu tư không thực hiện được do môi trường pháp lý quá phức tạp

Nhàđầutư
Mặc dù vẫn rất lạc quan về triển vọng phát triển kinh doanh tại Việt Nam, tuy nhiên, các thành viên Amcham vẫn bày tỏ quan ngại về những thay đổi gần đây trong chính sách, đã khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều rủi ro và trở ngại trong việc thực hiện đầu tư.
HỒ MAI
07, Tháng 12, 2017 | 10:45

Nhàđầutư
Mặc dù vẫn rất lạc quan về triển vọng phát triển kinh doanh tại Việt Nam, tuy nhiên, các thành viên Amcham vẫn bày tỏ quan ngại về những thay đổi gần đây trong chính sách, đã khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều rủi ro và trở ngại trong việc thực hiện đầu tư.

Ông Adam Sitkoff – Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) tại Hà Nội cho rằng, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ đô la tại Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo ra những việc làm có chất lượng cho người lao động Việt Nam, mở ra một thị trường mới cho hàng hóa và dịch vụ Hoa Kỳ.

CEO amcham

 Ông Adam Sitkoff – Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) tại Hà Nội.

Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Donald Trump đã góp phần làm nổi bật những cơ hội tuyệt vời dành cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ tai Việt Nam. "Tuy nhiên, chúng ta thường thấy các khoản đầu tư không thực hiện được do các điều kiện cấp phép và môi trường pháp lý quá phức tạp, nhiều hạn chế, không rõ ràng", ông Adam Sitkoff chia sẻ tại hội thảo “Thách thức của việc thay đổi chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" sáng 7/12.

Ông Adam Sitkoff cho biết, các thành viên Amcham thường gặp phải việc thực thi chính sách không đồng nhất, không hiệu quả, và đối xử không công bằng giữa các khu vực. 

“Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là luật và các quy định được thiết kế để đảm bảo thi hành một cách công bằng và bình đẳng. Những tiến bộ trong lĩnh vực này sẽ giúp cải thiện sự tin tưởng của người tiêu dùng trên thị trường. Đây cũng là vấn đề quan trọng khi xem xét thu hút đầu tư có chất lượng cao và đẩy mạnh sự phát triển của khu vực tư nhân", Giám đốc điều hành Amcham kiến nghị.

Các thành viên Amcham vẫn rất lạc quan về triển vọng phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, Amcham vẫn bày tỏ những quan ngại đến những thay đổi gần đây trong chính sách và các quy định không phù hợp với thông lệ quốc tế. Những thay đổi này khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều rủi ro và trở ngại trong việc thực hiện đầu tư.

Đại diện Amcham đưa ví dụ như quy định trong Dự thảo Luật về việc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải đặt máy chủ tại Việt Nam không những không giúp cải thiện tình hình an ninh mạng của Việt Nam mà còn tạo ra gánh nặng không cần thiết cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Cũng theo Amcham, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia rượu, nước giải khát là một thực tế không thông dụng và không được khuyến khích. Chỉ có 4 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, chiếm khoảng 2% dân số trong khu vực đánh thuế tiêu thụ lên nước ngọt. Hầu hết các quốc gia không đánh thuế này vì nó có tác động xấu đến nền kinh tế và chưa được chứng minh là bảo vệ sức khỏe.

Amcham chỉ ra rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử đối với ngành thực phẩm và nước giải khát. Các nhà phân tích có thể đặt câu hỏi tại sao thực phẩm và các đồ uống khác có chứa lượng đường cao nhưng không bị áp thuế.

Amcham cũng bày tỏ mong muốn có một cuộc đối thoại với Ngân hàng Nhà nước để giải quyết các vấn đề chính mà các công ty thanh toán, ngân hàng và hiệp hội ngành nghề Hoa Kỳ quan tâm đối với hoạt động của Cổng thanh toán quốc gia (NAPAS) để đảm bảo việc thực hiện Thông tư 19 về thẻ ngân hàng đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ trong khi không cản trở an ninh, tốc độ và độ tin cậy của các giao dịch, cũng như không cản trở quá mức sự cạnh tranh của các công ty thanh toán nước ngoài.

Một vấn đề đáng quan tâm nữa mà Amcham nêu ra là Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Luật Quảng cáo đòi hỏi một đơn vị Việt Nam chỉ có thể làm việc với một cơ quan quảng cáo được cấp phép ở quốc gia. Yêu cầu này, theo Amcham, không chỉ đăt Việt Nam vào tình trạng vi phạm nguyên tắc “đối xử quốc gia” theo Hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà còn hạn chế cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google.

Với ngân sách hạn chế cho quảng cáo và tiếp thị thì những nền tảng này là cách dễ dàng và hiệu quả nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

"Việc thường xuyên thay đổi chính sách pháp lý sẽ khiến Việt Nam trở thành điểm đến rủi ro hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài", Amcham khẳng định.

Còn theo GS. TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), sự thay đổi một số chủ trương của Nhà nước và tình trạng thiếu nhất quán, thiếu minh bạch trong chính sách và pháp luật gây ra tâm lý bất ổn do khó dự đoán khi giải quyết phương án đầu tư và kinh doanh.

GS Nguyễn Mại đưa ra một số ví dụ như chủ trương cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ vào cuối thập niện 90 đã làm phá sản hàng chục doanh nghiệp FDI. Đối với rượu, bia, nước giải khát có lúc thì cho có lúc thì hạn chế FDI vì có nhà lãnh đạo nghĩ rằng sản xuất các mặt hàng này có lợi nhuận cao nên ta tự làm lấy, trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt đã thu trên một nửa sản phẩm của doanh nghiệp.

Chủ trương đối với thuốc lá điếu cũng không minh bạch nên khi thành phố Hải Phòng đã đàm phán được một dự án lớn dành cho xuất khẩu, được nhiều bộ ủng hộ, chỉ vì Tổng Công ty Thuốc lá phản đối nên Chính phủ không cho phép thực hiện. Hay chủ trương để Tổng công ty thép Việt Nam thực hiện một dự án lớn về cán thép trong khi đã có một sự án FDI tương tự nhưng bị từ chối cấp phép...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ