Amata: Vị trí chiến lược nhất để xây dựng thành phố thông minh không phải Hà Nội, TP. HCM mà là Quảng Ninh

Nhàđầutư
Sau thông tin Nhật Bản sẽ xây thành phố thông minh hơn 37 tỷ USD ở phía Bắc Hà Nội, Tập đoàn Amata của Thái Lan thông báo đang trong quá trình xin chủ trường để đầu tư xây dựng một thành phố thông minh ở Hạ Long (Quảng Ninh).
THU PHƯƠNG
11, Tháng 03, 2018 | 13:04

Nhàđầutư
Sau thông tin Nhật Bản sẽ xây thành phố thông minh hơn 37 tỷ USD ở phía Bắc Hà Nội, Tập đoàn Amata của Thái Lan thông báo đang trong quá trình xin chủ trường để đầu tư xây dựng một thành phố thông minh ở Hạ Long (Quảng Ninh).

Thông tin trên được bà Somhatai Panichewa, Tổng giám đốc điều hành Amata Việt Nam, thuộc Tập đoàn Amata Thái Lan, đưa ra tại tọa đàm "Thành phố thông minh và tầm nhìn tương lai".

“Amata đang đệ trình Chính phủ Việt Nam chủ trương đầu tư xây dựng một thành phố thông minh ở Hạ Long (Quảng Ninh)”, bà Somhatai Panichewa cho hay và khẳng định sẽ bắt tay vào triển khai thực hiện ngay nếu được chấp thuận.

amata

Bà Somhatai Panichewa - Tổng giám đốc điều hành Amata Việt Nam cho biết công ty có kế hoạch đầu tư thành phố thông minh ở Hạ Long.

Dù không tiết lộ cụ thể nhưng bà Somhatai Panichewa cho biết, dự án ở Hạ Long sẽ phát triển giai đoạn đầu với diện tích 714 ha. Ước tính, khi hoàn thành, dự án này sẽ tạo ra doanh thu 5 tỷ USD mỗi năm và khoảng 1.000 nhà máy và 300.000 việc làm cho người dân bản địa.

Nói về lý do chọn Hạ Long làm nơi đầu tư, bà Somhatai Panichewa từ năm 2014, Amata đã nghiên cứu đầu tư vào Hạ Long và đánh giá Hạ Long có vị trí chiến lược, trở thành một trung tâm kết nối.

“Thời điểm đó, chính phủ Nhật Bản đã cấp vốn ODA đầu tư cảng nước sâu Lạch Huyện, Hải Phòng. Hải Phòng cũng nâng cấp sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế, bay thẳng tới Bangkok. Tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Hạ Long sẽ kết nối hạ tầng giao thông khu vực đông bắc Việt Nam. Vịnh Hạ Long cũng được công nhận là kỳ quan thế giới, nên sẽ rất thuận để quảng bá đầu tư. Ngoài ra, Quảng Ninh cũng giáp Trung Quốc và là vị trí chiến lược có thể tiếp nhận các nhà sản xuất Trung Quốc muốn di chuyển ra khỏi đất nước này. Đó là những điều kiện rất thuận lợi”, bà Somhatai Panichewa nói.

Tổng Giám đốc Amata Việt Nam khẳng định: “Vị trí chiến lược nhất để xây dựng thành phố thông minh không phải Hà Nội, TP. HCM mà chính là Quảng Ninh. Do đó, Amata đặt mục tiêu xây dựng thành phố thông minh tại Hạ Long".

Nếu được phê duyệt, đây sẽ là đại dự án đô thị thông minh thứ 4 của Amata sau 3 dự án đã vận hành tại Thái Lan của tập đoàn này. Amata đặt mục tiêu xây dựng những thành phố thông minh tương tự như Yokohama của Nhật Bản, Incheong của Hàn Quốc và Saab AB của Thụy Điển.

Tại Việt Nam, Amata đang có 2 dự án chính đặt tại Đồng Nai gồm Amata City Biên Hoà - nơi lưu trú của 164 nhà đầu tư đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, vốn đầu tư hơn 2,66 tỷ đồng và khu công nghiệp ở Long Thành.

Theo chủ trương xây dựng, phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, phải triển khai ít nhất 3 đô thị thông minh. Từ đầu năm 2016, một số địa phương như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, TP. HCM, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... đã xúc tiến triển khai chiến lược này. 

Kế hoạch đầu tư vào siêu dự án thành phố thông minh ở phía Bắc Thủ đô "nóng" lên gần đây khi thông tin từ tờ Nikkei của Nhật Bản tiết lộ một siêu kế hoạch xây dựng dự án có giá trị có thể lên tới 37,3 tỷ USD từ sự hỗ trợ của chính phủ và 20 công ty từ Nhật Bản.

Cụ thể, tờ báo này cho biết, chính phủ Nhật Bản và hơn 20 doanh nghiệp nước này cùng Việt Nam sẽ hợp tác đầu tư xây dựng dự án thành phố thông minh tại phía Bắc Hà Nội, hoàn thành trước năm 2023. Tham gia dự án đầy tham vọng này có hàng loạt các tập đoàn lớn của Nhật như Sumitomo, Mitsubishi, công ty tàu điện ngầm Tokyo Metro,…

do thi thong minh

 Phối cảnh siêu dự án thành phố thông minh ở phía Bắc Hà Nội. Ảnh: BRG

Thông tin về một "siêu" thành phố thông minh tại phía Bắc Hà Nội trước đó cũng được Tập đoàn BRG đưa ra trước đó. Cụ thể, hồi giữa năm 2017, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, BRG và Sumitomo đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển dự án đô thị Nhật Tân – Nội Bài giữa UBND TP Hà Nội, Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo.

Tuy nhiên, theo thông tin Tập đoàn BRG thì tổng giá trị dự án thành phố thông minh là hơn 4 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị đầu tư dự án thành phố thông minh báo Nhật đưa ra lên tới 37,3 tỷ USD. Sự chênh lệch này có thể do tính tổng các chi phí xây dựng nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng… của nhiều doanh nghiệp gộp lại.

Trong khi đó, hồi tháng 11/2017, TP. HCM đã quyết định phê duyệt đề án “Xây dựng TP. HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Chính quyền thành phố đã chọn Quận 1 và Quận 12 là hai khu vực triển khai thí điểm mô hình đô thị thông minh. Thành phố sẽ triển khai nhiều ứng dụng, giải pháp cho các lĩnh vực như giao thông, môi trường, giáo dục, y tế. Trong đó có nhóm giải pháp về an ninh trật tự với các hệ thống định vị thuê bao di động, tích hợp hệ thống camera giám sát an ninh của ngành chức năng… 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ