7 yêu cầu trọng tâm trong việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP.HCM tầm nhìn đến năm 2060
Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM vừa có báo cáo HĐND thành phố về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 với 7 yêu cầu trọng tâm và một số chỉ tiêu phát triển chung không gian đô thị theo hướng bền vững, tăng diện tích giao thông đường bộ, công viên cây xanh…
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện theo Luật Quy hoạch đô thị, TP.HCM đã triển khai lập Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Đây là cơ sở, bước thực hiện đầu tiên nhằm điều chỉnh tổng thể đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 đã được phê duyệt năm 2010.
Với sự tham mưu của Sở Quy hoạch - Kiến trúc và đơn vị tư vấn là Viện Quy hoạch xây dựng thành phố, báo cáo nhiệm vụ đã được Ban cán sự Đảng UBND thành phố trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và được Ban chấp hành Đảng bộ đồng ý với những nội dung cơ bản.
7 yêu cầu trọng tâm
Nhiệm vụ đặt ra một số yêu cầu trọng tâm cho công tác điều chỉnh quy hoạch chung. Đầu tiên là rà soát tổng thể về nội dung quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2010, đánh giá tình hình thực tiễn phát triển của thành phố; các quy hoạch trên địa bàn thành phố đã được lập và phê duyệt; rà soát định hướng phát triển không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất, công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội của thành phố.
Thứ hai, dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong bối cảnh phát triển của khu vực, các cơ hội phát triển mới, đảm bảo định hướng phát triển hài hòa với chiến lược phát triển bền vững kinh tế vùng, phát triển đô thị sáng tạo tương tác cao, đô thị thông minh, đô thị phát triển bền vững.
Thứ ba, nghiên cứu trên nền đô thị đã hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ, đề xuất một bản quy hoạch điều chỉnh mang tính khả thi cao, phù hợp với tầm nhìn và linh hoạt ứng phó với các biến động; điều chỉnh việc sử dụng đất có hiệu quả hơn, tạo thêm dư địa phát triển từ giá trị đất và bảo đảm khả năng dự trữ cho tương lai.
Thứ tư, triển khai những chủ trương, định hướng quan trọng của thành phố có liên quan đến quy hoạch, phát triển đô thị và phát triển kinh tế xã hội; phối hợp các chương trình, dự án quan trọng của thành phố trong một khung phát triển có tầm nhìn dài hạn và có tính thực thi cao.
Thứ năm, cập nhật những nội dung điều chỉnh cục bộ của quy hoạch chung thành phố trong quá trình thực hiện vừa qua trong một tổng thể quy hoạch đồng bộ; phát huy được những cơ hội và khắc phục, điều chỉnh những hạn chế.
Thứ sáu, đặc biệt, lần này sẽ xác định, đề xuất một kế hoạch ưu tiên thực hiện quy hoạch rõ ràng, cụ thể gắn với nguồn lực thực hiện; lựa chọn những vấn đề bất cập ưu tiên giải quyết (về liên kết vùng, phân bố dân cư, nhà ở, chất lượng sống, giao thông đô thị, quản lý ngập, sử dụng tài nguyên…), cải thiện hiện trạng và đẩy mạnh phát triển đô thị, kinh tế - xã hội thành phố.
Cuối cùng, yêu cầu phối hợp, cập nhật về dữ liệu, dự báo và định hướng phát triển thành phố với nội dung quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát triển đô thị theo từng khu vực
Định hướng phát triển chung không gian đô thị theo hướng bền vững, tăng diện tích giao thông đường bộ, công viên cây xanh, bảo vệ hệ sinh thái đô thị, có quan tâm đúng mức các khu bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Đối với khu đô thị hiện hữu đề xuất giải pháp tái phát triển, chỉnh trang, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không gian mở cho đô thị hiện hữu. Đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển cho từng khu vực (như dân số, chiều cao tầng xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất...).
Giải pháp cho các khu vực phát triển mới là xây dựng ý tưởng, mục tiêu, định hướng phát triển và mở rộng đô thị, đặc biệt là khu vực phía Đông thành phố (TP. Thủ Đức). Xác định vị trí, vai trò các khu vực đô thị, các khu chức năng... trong đó có lưu ý đến việc bảo tồn và phát triển khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ. Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng. Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, khu vực trung tâm, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian các khu vực.
Đề xuất phân khu chức năng và cơ cấu tổ chức không gian thành phố cụ thể như sau: Đối với khu dân dụng gồm khu nội thành cũ, khu nội thành phát triển, khu ngoại thành, các khu dân cư nông thôn thì tập trung cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Đối với các khu mới là TP. Thủ Đức, khu đô thị - cảng Hiệp Phước, khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, khu đô thị du lịch biển Cần Giờ thành phố sẽ đầu tư theo hướng bền vững…
Trong khi các cụm, khu công nghiệp ô nhiễm sẽ được thành phố di dời ra khỏi khu vực nội thành cũ, hạn chế phát triển công nghiệp trong khu vực nội thành; phát triển, sắp xếp đầu tư công nghiệp theo chuyên ngành, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sạch, hiện đại, có hàm lượng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động phổ thông và không gây ô nhiễm môi trường.
Một chỉ tiêu đáng quan tâm nữa đó là thành phố phát triển hệ thống các khu công viên cây xanh, mặt nước, không gian mở, đặc biệt là đầu tư xây dựng cảnh quan dọc 2 bờ sông Sài Gòn. Các điểm và khu cây xanh trong khu vực nội thành cũ phát triển dựa trên nguyên tắc khai thác các trục cảnh quan, sông nước và kênh rạch của thành phố để thực hiện đồng thời các chức năng giao thông thủy, tiêu thoát nước và cảnh quan; các khu vực cần bảo tồn: khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc địa bàn huyện Củ Chi, Bình Chánh. Cấm và hạn chế xây dựng trong các khu vực vành đai bảo vệ an toàn sân bay, các khu an ninh, quốc phòng. Hạn chế phát triển đô thị trong các khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp có chức năng kết hợp làm vành đai sinh thái của thành phố.
Còn với không gian ngầm, cần xác định hệ thống công trình ngầm, tổ hợp công trình ngầm đa năng, tiến tới lập quy hoạch định hướng không gian ngầm trong thành phố và đề xuất các yêu cầu quản lý, sử dụng.
- Cùng chuyên mục
Nhà đầu tư KCN hơn 2.265 tỷ ở Hà Tĩnh liên tục tăng vốn
Tham gia Dự án KCN Gia Lách mở rộng Hà Tĩnh hơn 2.265 tỷ đồng, Dragon Group của nữ doanh nhân Vũ Thị Thà liên tục tăng vốn điều lệ, đổi người đại diện pháp lý.
Đầu tư - 26/11/2024 14:35
Chủ tịch Bcons Lê Như Thạch: Nhiều người không dám mơ có nhà với số tiền ít ỏi
Chia sẻ tại sự kiện ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Chủ tịch Bcons Lê Như Thạch cho biết, các dự án chung cư của Bcons là những dự án phục vụ nhu cầu ở thực và người có kinh tế trung bình khá, mới thoát khỏi cảnh nghèo khó và đang vươn lên trong xã hội.
Đầu tư - 26/11/2024 14:14
Chủ đầu tư dự án vừa được mở bán hơn 1.100 căn hộ ở Đà Nẵng là ai?
Hơn 1.100 căn hộ thuộc dự án Trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp và nhà ở Tuyên Sơn Đà Nẵng do Công ty TNHH Phát triển Nhà Tuyên Sơn làm chủ đầu tư đủ điều kiện được bán.
Đầu tư - 26/11/2024 14:11
Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 bị 'tuyệt chủng', không có khả năng xuất hiện trở lại tại Hà Nội và TP.HCM
Tình trạng mất cân đối cung - cầu bất động sản đang ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, khi nhu cầu về nhà ở giá phù hợp rất cao và đang không ngừng tăng, tuy nhiên lại không được đáp ứng. Điều này tạo nên nhiều thách thức cho cả người mua nhà, nhà phát triển bất động sản và các nhà quản lý.
Bất động sản - 26/11/2024 12:18
Dự án nhà ở 210 tỷ của PVIT ở Nghệ An giờ ra sao?
Theo báo cáo từ Đoàn kiểm tra số 3 thuộc UBND tỉnh Nghệ An, dự án Khu nhà ở cho người có thu nhập thấp và cán bộ công nhân viên do CTCP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Nghệ An (PVIT) làm chủ đầu tư đã không đáp ứng tiến độ cam kết ban đầu.
Đầu tư - 26/11/2024 10:01
Hà Tĩnh có thêm khu công nghiệp hơn 2.265 tỷ ở Nghi Xuân
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng (Hà Tĩnh) có diện tích 194,36 ha, với tổng mức đầu tư hơn 2.265 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/11/2024 09:56
Người nước ngoài được sở hữu những dự án nhà ở nào tại Đà Nẵng?
4 dự án nhà ở thương mại cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trên địa bàn TP. Đà Nẵng, gồm: Olalani Riverside Towers; Khu du lịch dịch vụ ven sông Hàn; Khu đô thị ven sông Hòa Quý – Đồng Nò; Khu đô thị thương mại và dịch vụ thể thao cao cấp New Town.
Đầu tư - 26/11/2024 06:30
Diễn biến mới tại dự án 420 tỷ của Thiên Long ở Thanh Hóa
Thanh Hóa yêu cầu Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Thiên Long khẩn trương phối hợp với UBND huyện Nông Cống và các đơn vị liên quan để hoàn thành các hồ sơ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cầu Quan.
Đầu tư - 26/11/2024 06:00
Tìm nhà đầu tư làm trạm dừng nghỉ trên cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh
Trạm dừng nghỉ trên cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh được đặt tại thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) rộng khoảng 10,57ha, tổng vốn đầu tư hơn 317 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/11/2024 16:11
Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công
Sau 27 năm chờ đợi, dự án Làng Đại học Đà Nẵng đã chính thức khởi công hạng mục đầu tiên xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
Đầu tư - 25/11/2024 14:40
Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
Dự thảo Luật PPP (sửa đổi) được đề xuất có thêm phương án sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ các dự án BOT giao thông đang trong giai đoạn khai thác gặp khó khăn về tài chính, để nhà đầu tư có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Đầu tư - 25/11/2024 14:39
Lệch pha cung cầu - 'căn bệnh' trầm kha của thị trường bất động sản
Trên thị trường bất động sản, tình trạng mất cân đối cung - cầu ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, như Hà Nội và TP.HCM. Các nhà phát triển bất động sản chủ yếu tập trung ở phân khúc trung, cao cấp, hạng sang và hoàn toàn vắng bóng phân khúc vừa túi tiền.
Đầu tư - 25/11/2024 10:36
Sửa Luật PPP, mở dòng chảy vốn tư nhân vào hạ tầng giao thông
Mô hình đầu tư PPP từng được kỳ vọng là "cây cầu" vững chắc kết nối vốn nhà nước và tư nhân để xây dựng hạ tầng giao thông, giảm tải áp lực cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn từ khi Luật PPP có hiệu lực (năm 2021) lại vẽ nên một bức tranh trái ngược...
Đầu tư - 25/11/2024 10:33
Quảng Bình kêu gọi nhà đầu tư vào khu công nghiệp hơn 50ha
Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đề xuất thực hiện dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới mở rộng.
Đầu tư - 25/11/2024 10:20
TP.HCM trình Chính phủ dự án Vành đai 4 TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký tờ trình gửi Thủ tướng và Bộ KH&ĐT về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM.
Đầu tư - 25/11/2024 07:14
Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI
Trong 10 tháng 2024, TP. Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI và hơn 34.694 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước.
Đầu tư - 24/11/2024 15:46
- Đọc nhiều
-
1
Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2
-
2
'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'
-
3
Trung ương cho ý kiến nhân sự Bộ trưởng Tài chính, Giao thông vận tải
-
4
Lệch pha cung cầu - 'căn bệnh' trầm kha của thị trường bất động sản
-
5
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị xử phạt gần 1,4 tỷ đồng?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 3 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 3 week ago