2/3 người Mỹ cho rằng vụ khủng bố ngày 11/9 đã thay đổi vĩnh viễn nước Mỹ
Một cuộc thăm dò mới ở Mỹ cho thấy 2/3 số cử tri Mỹ tin rằng thảm kịch diễn ra vào ngày 11/9 cách đây 20 năm đã thay đổi vĩnh viễn cuộc sống của người Mỹ và tác động của sự kiện này còn lớn hơn cả đại dịch COVID-19 đối với người dân Mỹ.
Theo cuộc khảo sát của FOX News, 54% cử tri người Mỹ tin rằng sự kiện 11/9 đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người dân Mỹ, trong khi đó 24% nói rằng nó chỉ thay đổi một phần cuộc sống của họ.

Thảm kịch ngày 11/9 cách đây 20 năm vẫn hằn sâu trong tâm trí của không ít người Mỹ. Ảnh AFP
Để so sánh, FOX News dẫn lại kết quả một cuộc thăm dò khác vào tháng 6 năm nay cho thấy 50% người được hỏi cho rằng COVID-19 đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người dân Mỹ, trong khi 42% cho rằng đại dịch chỉ 'tạm thời' thay đổi cuộc sống của họ.
Gần 3.000 người đã thiệt mạng vào ngày 11/9/2001 khi các máy bay bị khủng bố chiếm giữ lao vào tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới, Lầu Năm góc và bị rơi ở một cánh đồng ở Shanksville, bang Pennsylvania (Mỹ).
Sự kiện thảm khốc này đã đẩy nhanh tiến trình xâm chiếm và đóng quân của Mỹ tại Afganistan và Iraq, khiến Mỹ phải thành lập thêm Bộ An ninh nội địa (DHS) và nâng cao chế độ an ninh trên khắp nước Mỹ, đặc biệt tại các sân bay, sự kiện lớn, tại các tòa nhà công cộng cũng như các địa điểm du lịch nổi tiếng.
Khi được yêu cầu chấm điểm cho 5 hành động của Chính phủ Liên bang Mỹ nhằm đối phó với khủng bố, hầu hết các cử tri Mỹ (69%) tán thành việc nâng cao an ninh tại các sân bay và thành lập DHS. 63% cho rằng các hành động đó là những phản ứng 'phù hợp'. Chỉ có 15% người được hỏi cho rằng việc tăng cường an ninh sân bay là một phản ứng thái quá, trong khi 18% người khác có cùng nhận xét với việc thành lập DHS.
Với Afganistan, con số ủng hộ có vẻ ít hơn nhiều. Chỉ có 49% cử tri Mỹ cho rằng việc chiếm đóng Afganistan là một phản ứng thích hợp sau sự kiện 11/9. Con số này giảm khá nhiều so với mức 56% ủng hộ vào năm 2011. Trong khi đó, có tới 25% người được hỏi cho rằng đây là một hành động thái quá (tăng từ con số 21% của năm 2011). Ngược lại, 20% người tham gia khảo sát lại cho rằng hành động quân sự của Mỹ ở Afganistan 'chưa đủ mạnh', tăng hơn so với con số 17% người được hỏi vào năm 2011.
Cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu tháng 8, trước khi Taliban tiến hành cuộc tấn công cuối cùng chống lại chính phủ Afghanistan do phương Tây hậu thuẫn và buộc các lực lượng quân đội Mỹ, công dân Mỹ và đồng minh Afghanistan của họ phải sơ tán một cách hỗn loạn.

Người dân Mỹ viếng thăm Đài tưởng niệm sự kiện 11/9. Ảnh AFP
Khi nói đến Iraq, nhiều người Mỹ cho rằng cuộc xâm lược đất nước đó vào năm 2003 là phù hợp (46% so với 44% của năm 2011), trong khi những người gọi nó là một phản ứng thái quá lại ít hơn (31% so với 40% của năm 2011). 18% cử tri nói rằng cuộc xâm lược và chiếm đóng của Iraq đã đi 'không đủ xa so với mức cần thiết', nhiều hơn con số 12% những người nghĩ như vậy 10 năm trước.
Chính sách nhận được ít sự ủng hộ nhất là các kỹ thuật thẩm vấn nâng cao của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) trong việc đối phó với các nghi phạm khủng bố, thường được gọi bằng cách viết tắt là “waterboarding”. Chỉ 37% người được hỏi cho biết các phương pháp như vậy là phù hợp, trong khi 38% mô tả chúng là một phản ứng thái quá và 18% nói rằng chúng chưa đủ mạnh.
Tổng cộng, 65% cử tri cho biết những thay đổi được thực hiện để phản ứng với sự kiện 11/9 đã giúp nước Mỹ an toàn hơn, so với chỉ 17% nói rằng họ cảm thấy kém an toàn hơn.
Bất chấp tác động lâu dài của sự kiện đó, con số trả lời của các cử tri có vẻ ngang bằng trước câu hỏi: Liệu ngày 11 tháng 9 có nên là một ngày lễ liên bang hay không, với 47% tin rằng điều đó là nên làm và 46% tin rằng không nên.
Cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy 58% số người được hỏi cho biết họ 'cực kỳ lo lắng' hoặc 'rất lo lắng' về các cuộc tấn công khủng bố của lực lượng Hồi giáo chống lại Mỹ trong tương lai, khiến mối lo này nằm ở cuối danh sách 13 vấn đề bao gồm lạm phát (86% cho biết 'cực kỳ lo' hoặc 'rất quan tâm'), tội phạm bạo lực (81%), sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc (73%), đại dịch (69%), phân biệt chủng tộc (66%) và biến đổi khí hậu (60%).
- Cùng chuyên mục
Câu chuyện của một người con gia đình triệu phú, giờ sống bình thường nhưng hạnh phúc
Cha mẹ tôi tập trung vào việc xây dựng doanh nghiệp và họ đã suýt bị phá sản khi tôi còn nhỏ. Họ tiếp tục thành lập một công ty giải quyết nợ, hiện có giá trị 50 triệu USD, Sabel Bezet kể lại.
Phong cách - 20/06/2025 09:38
Elon Musk gặp rủi ro lớn khi hàng loạt nhân tài rời khỏi Tesla
Elon Musk đối mặt với một cuộc chiến khó khăn sau khi rời vị trí cố vấn cho Donald Trump để tập trung sự chú ý của mình vào công ty ô tô Tesla đang gặp khó khăn.
Phong cách - 19/06/2025 10:46
1 startup công nghệ Việt kỳ vọng IPO sau 2 năm
Vua Thợ, ứng dụng công nghệ do người Việt phát triển, kỳ vọng giải quyết bài toán lao động và an sinh xã hội cho khoảng 100.000 người trong 2 năm tới và sau đó sẽ IPO.
Phong cách - 18/06/2025 16:11
Việt Nam giữa khủng hoảng du lịch của Thái Lan - Địa điểm du lịch
Sự khó khăn của ngành du lịch Thái Lan trong giai đoạn hiện tại được xem là cơ hội để Việt Nam cạnh tranh, tái định vị thương hiệu trong mắt du khách, theo chuyên gia.
Phong cách - 18/06/2025 09:48
Công ty của Tổng thống Trump công bố smartphone 499 USD và gói cước di động
Trump Organization vừa giới thiệu gói cước di động và smartphone 499 USD, dự kiến ra mắt tháng 9/2025.
Phong cách - 17/06/2025 09:55
Bầu Hiển và câu chuyện gieo mầm hy vọng
Không chỉ đứng sau thành tích ấn tượng của thể thao Việt Nam, ông Đỗ Quang Hiển còn được biết đến như người âm thầm gieo mầm hy vọng cho tài năng trẻ và đề cao trách nhiệm xã hội.
Phong cách - 16/06/2025 12:47
Ấn tượng với màn trình diễn pháo hoa giữa Canada và Trung Quốc
Khán giả được chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng ấn tượng giữa Canada và Trung Quốc trong thời tiết thuận lợi tại Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025.
Phong cách - 15/06/2025 10:08
Chuyện làm giàu của 4 tỷ phú ít người biết tới
Rất nhiều tỷ phú trên thế giới không phải là những người nổi tiếng, nhưng điều đó không có nghĩa là những câu chuyện giúp họ đạt đến đỉnh cao của sự giàu có ít hấp dẫn.
Phong cách - 15/06/2025 08:36
Mất 1/4 tài sản vì tham gia chính trường, Elon Musk nói: 'Đáng mà'
Đáp trả bài viết trên X của trang tin Phó Tổng thống Mỹ JD Vance: "Elon Musk đã mất 25% tổng số tài sản trong các nỗ lực tham gia chính phủ Mỹ", người giàu nhất thế giới chỉ viết gỏn gọn: Đáng mà.
Phong cách - 13/06/2025 15:17
Những cái 'nhất' và điều thú vị của 34 tỉnh, thành mới sáp nhập
TP.HCM đông dân nhất nước, Lâm Đồng có diện tích lớn nhất, Phú Thọ tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất, người Hà Nội có thu nhập bình quân cao nhất...
Phong cách - 13/06/2025 08:40
10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam
10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam dưới đây được lựa chọn dựa trên cảnh quan, nước biển trong xanh, cát mịn, và sức hút du lịch trong nước và quốc tế.
Phong cách - 11/06/2025 14:12
Những tỷ phú tự thân đi lên từ bần hàn
Những tỷ phú này giờ có nhiều tiền hơn mức mà chúng ta có thể mơ ước, nhưng không phải tất cả họ đều sinh ra trong một cuộc sống xa hoa.
Phong cách - 10/06/2025 10:57
Chân dung Lucy Guo, nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới
Lucy Guo, doanh nhân công nghệ 30 tuổi người Mỹ có cha mẹ là người nhập cư đã soán ngôi Taylor Swift để trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới.
Phong cách - 09/06/2025 11:06
Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa của Việt Nam và Ba Lan ở Đà Nẵng
Đêm thi thứ hai của Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 chủ đề "Nghệ thuật sáng tạo" đã mang đến cho khán giả một hành trình bùng nổ cảm xúc, ngập tràn bất ngờ và ấn tượng.
Phong cách - 08/06/2025 08:59
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
Gia tộc Chearavanont của Thái Lan với giá trị tài sản ròng là 42,6 tỷ USD, là gia tộc giàu thứ hai châu Á. Từ năm 1921, họ điều hành tập đoàn Charoen Pokphand, trải dài trên nhiều ngành công nghiệp.
Phong cách - 07/06/2025 16:51
Các tỷ phú nói gì sau vụ bất hòa giữa ông Trump và Elon Musk
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk dường như không thể tách rời cách đây không lâu: họ cùng nhau tham dự các sự kiện, cùng nhau phỏng vấn và dành cho nhau những lời khen ngợi. Nhưng tất cả đã thay đổi chỉ sau một đêm.
Phong cách - 06/06/2025 17:23
- Đọc nhiều
-
1
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
-
2
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
3
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
-
4
Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'