18 doanh nghiệp nhà nước vốn 1, nợ 3

TÔ HÀ
16:53 30/10/2017

Theo quy định, doanh nghiệp huy động vốn vượt quá mức 3 lần vốn chủ sở hữu phải được sự chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhưng vẫn còn 18/91 tập đoàn, tổng công ty có mức huy động vốn vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu.

cp-hoa-dau

Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) thuộc PVN - một trong những dự án ngàn tỉ thua lỗ

Bộ Tài chính vừa có báo cáo tổng hợp về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại tất cả 583 doanh nghiệp trên cả nước do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Số liệu được tập hợp đến cuối năm 2016.

Lợi nhuận giảm 14%

Bộ Tài chính cho biết tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước đạt hơn 3 triệu tỉ đồng, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2015; vốn chủ sở hữu đạt hơn 1,39 triệu tỉ đồng, tăng 4,3%. Năm 2016, tổng doanh thu của khối doanh nghiệp nhà nước đạt 1,5 triệu tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 139.000 tỉ đồng. So với mức thực hiện năm 2015, doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước giảm 1% nhưng lợi nhuận giảm tới 14%. Nguyên nhân do doanh thu, lợi nhuận của các "quả đấm thép" (7 tập đoàn kinh tế) giảm mạnh; trong khi xét về quy mô, khối này chiếm tới 62% về doanh thu và chiếm 56% về lợi nhuận của doanh nghiệp cả nước.

Riêng lợi nhuận của 7 tập đoàn kinh tế giảm tới 25%. Trong khi đó, khối doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả gồm các tổng công ty, công ty mẹ - con và các doanh nghiệp độc lập đều có lợi nhuận tăng từ 4,1%-21% so với năm trước.

"Điểm mặt" đơn vị sụt giảm lợi nhuận, Bộ Tài chính cho biết Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giảm 38% lợi nhuận, chủ yếu do giá dầu thô giảm. Đặc biệt, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang từ bảng cân đối tài chính lãi hơn 2.000 tỉ đồng năm 2015 đã quay đầu giảm về mức âm 335,078 tỉ đồng. Nguyên nhân là do phải gánh 4 trong tổng số 12 đại dự án yếu kém, thua lỗ của ngành công thương mà Chính phủ đã phải ban hành cơ chế xử lý đặc biệt. Đó là các dự án Đạm Ninh Bình, phân đạm hóa chất Hà Bắc, Công ty CP DAP - Vinachem, Công ty CP DAP số 2 - Vinachem.

Bộ Tài chính đánh giá hầu hết doanh nghiệp nhà nước vẫn duy trì ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Các doanh nghiệp nhà nước cũng đóng góp nguồn thu cho ngân sách dù chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và tổng các khoản phát sinh phải nộp ngân sách có sự sụt giảm so với năm 2015.

Nhà nước phải trả nợ thay

Báo cáo cụ thể về tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính nhìn nhận dù theo quy định, doanh nghiệp huy động vốn vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhưng vẫn còn 18 tập đoàn, tổng công ty trong 91 doanh nghiệp có mức huy động vốn vượt quá mức trần huy động (3 lần vốn chủ sở hữu). Tuy nhiên, tình hình huy động vốn và khả năng thanh toán của các tập đoàn, tổng công ty đã có dấu hiệu cải thiện đáng kể, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty bình quân còn 0,75 lần.

Tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước là hơn 1,5 triệu tỉ đồng, tăng 3% so với thực hiện năm 2015. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,22 lần (18 tập đoàn, tổng công ty và 20 công ty mẹ có tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần). Trong đó, có 3 tập đoàn nợ trên 100.000 tỉ đồng là Tập đoàn Điện lực Việt Nam nợ gần 487.000 tỉ đồng, PVN nợ hơn 338.000 tỉ đồng và Tập đoàn Than - Khoáng sản nợ hơn 100.000 tỉ đồng.

Bê bết nhất là tình trạng của Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco). Trong đó, một số công ty con như Công ty TNHH MTV Nguyên liệu giấy Miền Nam không có khả năng trả các khoản nợ đến hạn là 504,493 tỉ đồng. Vinapaco đã có văn bản xin gia hạn nợ vay đến ngày 1-1-2018 và trình cấp có thẩm quyền về cơ chế vay đối với phương án chuyển đổi 25 năm của dự án nhưng chưa được phê duyệt. Riêng dự án Nhà máy Sản xuất bột giấy Phương Nam, Bộ Tài chính đã phải ứng ra từ quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để trả nợ thay cho Vinapaco 1.610 tỉ đồng để không ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.

Hiện nay, nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua 4 hình thức: đầu tư vốn để thành lập mới doanh nghiệp nhà nước; bổ sung vốn điều lệ cho các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động; đầu tư để duy trì tỉ lệ nhà nước nắm giữ tại các công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên; đầu tư để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Năm 2016 có 19 bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện đầu tư vốn nhà nước để bổ sung vốn điều lệ cho 94 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, chủ yếu là doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp xổ số với tổng mức đầu tư 6.215 tỉ đồng. Số vốn còn phải đầu tư là 9.363 tỉ đồng.

Nguồn đầu tư chủ yếu sử dụng quỹ đầu tư phát triển, ngân sách nhà nước (thông qua thanh - quyết toán các dự án giao cho doanh nghiệp thực hiện), quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp…

Ông ĐẶNG QUYẾT TIẾN, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính):

Tránh tăng vốn bằng lợi nhuận để lại

Bộ Tài chính đang soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 91/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Theo đó, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước phải báo cáo xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu. Quy định này cũng được áp dụng tương tự quy định đối với người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp là ngân hàng thương mại cổ phần và thực tế điều hành thời gian qua. Cụ thể là trường hợp ngân hàng muốn giữ lại lợi nhuận, không chia cổ tức để tăng vốn nhưng Bộ Tài chính lại muốn thu cổ tức về. Quy định này sẽ tránh trường hợp một số doanh nghiệp muốn tăng vốn bằng lợi nhuận để lại nhưng ở góc độ nhà nước lại đồng nghĩa với việc nhà nước sẽ tăng quy mô vốn sở hữu tại doanh nghiệp đó. Thậm chí, với một số trường hợp còn phải thoái vốn chứ không phải là tăng quy mô vốn sở hữu.

Trong nửa đầu năm 2017, mới có 19 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, chậm so với tiến độ năm 2016. Gần đây, nhiều doanh nghiệp ngại cổ phần hóa và thoái vốn hoặc thực hiện không quyết liệt vì sợ trách nhiệm. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, khi bóc tách ra sẽ càng đụng tới trách nhiệm của lãnh đạo các thời kỳ và của chính lãnh đạo hiện tại. Điều này khiến người đứng đầu các doanh nghiệp có tâm lý né trách nhiệm.

Chuyên gia kinh tế LÊ ĐĂNG DOANH:

Sớm tách bạch quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn

Báo cáo của Bộ Tài chính cần phải được đưa ra thảo luận và có ý kiến của các chuyên gia độc lập để làm rõ hơn các vấn đề của doanh nghiệp nhà nước. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước như vậy là đáng lo ngại. Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ khối tài sản khổng lồ như thế, bao nhiêu tiền của đổ vào nhưng đóng góp thế nào cho đất nước hay lại "đóng góp" rất nhiều vào nợ công? Cần giao các hiệp hội thảo luận để có ý kiến về vấn đề này.

Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tôi cho rằng có 2 vấn đề rất quan trọng phải thực hiện ngay và đúng tiến độ là tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đến nay, vẫn chưa thấy cơ quan nào trình dự thảo hoàn chỉnh về nội dung này, như thế là chậm thực hiện Nghị quyết của trung ương. Cơ chế quản lý, giám sát và việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa thật rõ ràng và phù hợp. Bên cạnh đó, cần công khai hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa với tốc độ nhanh nhất để HĐQT có quyền quyết định lựa chọn tổng giám đốc điều hành. Vị trí tổng giám đốc điều hành chỉ là người làm thuê.

Bà PHẠM THỊ THU HẰNG, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Chuyển nguồn lực cho khu vực tư nhân

Theo quy luật phát triển, doanh nghiệp muốn lớn mạnh thì thể chế thị trường phải phát triển để có các thị trường nhân tố sản xuất cũng như bảo đảm minh bạch trong tiếp cận, tích tụ nguồn lực và cạnh tranh sòng phẳng để cải thiện chất lượng phát triển. Tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong tiếp cận các nguồn lực kinh doanh bình đẳng với khu vực doanh nghiệp nhà nước như yếu tố vốn, đất đai hay công nghệ. Đây chính là những điểm thường được xem là bế tắc của những doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nguồn lực nhà nước có bao nhiêu ưu tiên hết cho doanh nghiệp nhà nước rồi thì còn đâu cho khu vực khác, dễ thấy nhất là trong tiếp cận đất đai.

Doanh nghiệp muốn lớn mạnh phải đặt trong môi trường cạnh tranh sòng phẳng, trước hết là cạnh tranh nguồn lực, song nguồn lực quốc gia lại được phân bổ chưa phù hợp.

Theo Người lao động

  • Cùng chuyên mục
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.

Tài chính - 25/03/2025 10:11

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.

Tài chính - 25/03/2025 09:58

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.

Tài chính - 25/03/2025 09:55

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 25/03/2025 06:52

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.

Tài chính - 24/03/2025 17:14

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tài chính - 24/03/2025 13:38

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng thế giới trụ vững ở mức 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước đứng ở mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Tài chính - 24/03/2025 10:17

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index được xem là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá vốn tốt, đặc biệt ở các nhóm ngành nhiều triển vọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện và đầu tư công.

Tài chính - 24/03/2025 06:45

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS phát hành gần 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm lãi 9,5%/năm, có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Mục tiêu phát hành là để thanh toán nợ vay.

Tài chính - 23/03/2025 17:11

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

Với lợi nhuận trước thuế đạt 1.885 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, Công ty cổ phần FPT đã thực hiện được 14% kế hoạch đề ra.

Tài chính - 22/03/2025 09:55

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Dù VN-Index điều chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch 17/3-21/3, song nhiều cái tên đáng chú ý vẫn tăng điểm tốt và ‘vượt đỉnh’ 50 phiên gần nhất như: VND, VIC, VHM…

Tài chính - 22/03/2025 06:45