Xu hướng đầu tư mới ở ngành công nghệ y tế

Hàng loạt những startup công nghệ y tế đón nhận dòng vốn đầu tư lớn trong thời gian ngắn vừa qua cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường chăm sóc sức khoẻ sau đại dịch COVID-19.
ĐĂNG KIỆT
30, Tháng 06, 2023 | 07:51

Hàng loạt những startup công nghệ y tế đón nhận dòng vốn đầu tư lớn trong thời gian ngắn vừa qua cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường chăm sóc sức khoẻ sau đại dịch COVID-19.

nhathuoc

Nhà thuốc hiện đại áp dụng chuyển đổi số mạnh mẽ dần thay thế cửa hàng dược phẩm truyền thống. Ảnh: ĐK

Hàng chục triệu USD "chảy" vào startup healthtech

Hồi năm ngoái, Jio Health, doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã hoàn tất vòng gọi vốn Series B trị giá 20 triệu USD do Heritas Capital dẫn đầu. Các nhà đầu tư khác trong vòng này bao gồm Fuchsia Ventures, Kasikorn Bank Group, và Monk’s Hills Ventures.

Khoản tiền 20 triệu USD này là lần gọi vốn lớn nhất trong lịch sử của công ty. Được biết, Jio Health sẽ sử dụng khoản đầu tư này để mở rộng kế hoạch phòng khám thông minh và hệ sinh thái đa kênh tại thị trường chính Việt Nam.

Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là tiền đề để Jiohealth mở rộng sang các thị trường trong khu vực vào những năm tới.

Cùng thời gian này, Med247 đã công bố hoàn tất đợt huy động 4,5 triệu USD trong vòng series A, do Altara Ventures dẫn dắt cùng sự tham gia của Pavilion Capital, MiRXES, East Ventures, Venturra Ventures,…

Đến đầu năm nay, East Ventures, quỹ đầu tư nổi tiếng của Đông Nam Á cũng công bố đầu tư 2 triệu USD vào Medigo, nền tảng công nghệ chăm sóc sức khỏe từ xa của một startup Việt Nam. Khoản đầu tư này còn có sự hiện diện của Pavillon Capital và Touchtone Partners…

Những cuộc gọi vốn thành công liên tiếp của hàng loạt những công ty healthtech (công nghệ y tế - PV) đang hiện diện trên thị trường Việt cho thấy tiềm năng vô cùng lớn của phân khúc này. Đó là chưa kể tới sự xuất hiện của những thương hiệu có quy mô nhỏ hơn nhưng không kém tiềm lực như khoduoconline, YouMed, MedPro…

Nhận định về ngành healthtech, bà Hương Trịnh, Giám đốc điều hành BDA Partners cho biết, ngành healthtech trở thành tâm điểm đầu tư mới, khi nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tuyến ngày càng tăng, nhất là từ khi Covid-19 bùng phát khiến việc tiếp xúc trực tiếp phải giảm thiểu. Khám bệnh từ xa (telehealth) và số hóa hồ sơ bệnh án là một phần trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam.

med247

Hàng loạt startup đang định hình lại thị trường heathtech. Ảnh: Med247

Chuyển đổi số là xu hướng tương lai

Trả lời báo chí, ThS.DS Trương Văn Đạt, Phó Chủ tịch Hội Thầy Thuốc Trẻ TP.HCM cho biết, công nghệ 4.0 đang ngày càng khẳng định vai trò trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và nâng cao sự hài lòng của người bệnh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang trở thành xu hướng tất yếu.

Theo bà Hương Trịnh, ở khối tư nhân, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực healthtech phục vụ nhiều phân khúc khác nhau của thị trường như telehealth (JioHealth, Med247, eDoctor), dịch vụ hỗ trợ bồi thường bảo hiểm y tế (Insmart, South Asia Services) và nhà thuốc điện tử (Medici, POC Pharma) gần đây đã huy động vốn thành công từ các nhà đầu tư nước ngoài, làm nổi bật triển vọng của lĩnh vực healthtech còn non trẻ tại Việt Nam.

"Healthtech vẫn đang đi sau các lĩnh vực liên quan đến công nghệ khác như dịch vụ thanh toán hoặc thương mại điện tử cả về mức độ đầu tư lẫn tiến độ phát triển. Chính vì vậy, vẫn còn nhiều dư địa cho các nhà đầu tư tham gia quá trình tạo ra giá trị trong tương lai", bà Hương Trịnh đúc kết.

Trong khi đó, báo cáo "Nhìn lại ngành bán lẻ năm 2022 và dự báo tăng trưởng năm 2023" của SSI Research cho biết, ngành y tế đang chuyển dịch theo hướng hiện đại với các chuỗi dược phẩm thương mại hiện đại đã và đang mở rộng nhanh chóng. Để tăng cường sức khỏe, bệnh nhân có xu hướng mua thực phẩm chức năng chủ yếu được bán qua các nhà thuốc thương mại hiện đại hơn là các nhà thuốc truyền thống.

Theo SSI Research, vấn đề thiếu thuốc cũng là một trong những lý do giúp các hiệu thuốc thương mại hiện đại giành được khách hàng từ các hiệu thuốc truyền thống, vì các hiệu thuốc truyền thống thường không có đủ khả năng thương lượng để đảm bảo đủ hàng tồn kho.

Mặt khác, Bộ Y tế đã đưa ra thời hạn thực hiện kê đơn điện tử, theo đó các nhà thuốc cần trang bị đầy đủ hệ thống để kết nối với hệ thống kê đơn điện tử quốc gia. Điều này khiến các nhà thuốc truyền thống gặp khó khăn trong việc tuân thủ, trong khi các nhà thuốc thương mại hiện đại nhanh chóng thích nghi với các quy định mới.

Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 (Bộ Công Thương), quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 1,9 tỷ USD so với năm 2020. Con số này cao gấp 2 lần năm 2017, thời điểm bắt đầu bùng nổ của thương mại điện tử Việt Nam, khi ấy, thị trường chỉ đạt 6,2 tỷ USD.

Dự đoán của Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2022 quy mô thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 16,4 tỷ USD. Còn CBRE Châu Á dự đoán, doanh thu từ thị trường này của Việt Nam trong năm 2025 sẽ đạt khoảng 25-27 tỷ USD.

Tại một toạ đàm về thanh toán điện tử gần đây, TS. Trần Quý, Viện trưởng Viện phát triển Kinh tế số Việt Nam, cho biết, chỉ tiêu kinh tế số ở Việt Nam cho đến 2025 sẽ chiếm 20% GDP. Con số này ở năm 2030 sẽ là 30%. Do đó, y tế không thể nằm ngoài guồng phát triển này và các doanh nghiệp trong lĩnh vực cần phải nhanh chóng nắm bắt xu thế để chuyển đổi, đặc biệt là chuyển đổi số.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ