Xây dựng Bắc Vân Phong thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Thuê nước ngoài lập quy hoạch

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu vực Bắc Vân Phong theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.
BẢO ANH
15, Tháng 08, 2017 | 07:30

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu vực Bắc Vân Phong theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.

bac-van-phong-khanh-hoa

Phối cảnh một phần dự án Khu đô thị Mũi Đá Son nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển KKT Vân Phong 

Theo đó, về việc lựa chọn và chỉ định thuê tư vấn nước ngoài lập Quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện thủ tục lựa chọn và chỉ định thuê tư vấn nước ngoài theo quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ; Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn kinh phí thực hiện, tỉnh Khánh Hòa sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

Theo các chuyên gia kinh tế, mô hình đặc khu kinh tế trên thế giới, còn được gọi là khu kinh tế đặc biệt, là mô hình phát triển cao hơn dựa trên mô hình khu kinh tế cơ bản với các đặc trưng như có không gian riêng biệt, có môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Sự phát triển của các đặc khu kinh tế trên thế giới không chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế của riêng khu vực đó mà có ý nghĩa to lớn hơn nhiều. Đó là lợi ích chung của cả nền kinh tế ở góc độ tạo công ăn việc làm, thu hút các nguồn lực phát triển, mở rộng xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và tri thức quản lý, phát triển tổng hợp vùng.

Tinh thần chung của các chính sách đặc thù cho đặc khu kinh tế là giảm thiểu mọi hàng rào ngăn cản các dòng di chuyển của các nguồn lực và đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Phần lớn các đặc khu kinh tế có tên tuổi trên thế giới đều nằm ở các vị trí ven biển hoặc những giao điểm giao thông lớn gồm cả đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không.

Vận dụng sáng tạo từ mô hình đặc khu kinh tế đã có trên thế giới, Việt Nam đã triển khai xây dựng 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại 3 miền của đất nước. Cùng với Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phú Quốc (Kiên Giang), Bắc Vân Phong của Khánh Hoà là một trong những khu hành chính - kinh tế đặc biệt, được xác định sẽ là nơi tạo đòn bẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ cho cả miền Trung.

Vịnh Vân Phong là một vịnh lớn, sâu, tương đối kín và chắn gió tốt. Tổng diện tích của vịnh khoảng 46.000 ha, bao gồm cả diện tích mặt nước và đất vùng bờ. Vùng đất quanh vịnh rộng hơn 264.500 ha, diện tích đất có thể khai thác, sử dụng cho phát triển chiếm khoảng 16 - 21%. Vịnh có độ sâu 20 - 25 m, thuận tiện cho khu cảng nước sâu, là một trong những vịnh tự nhiên tốt nhất vùng Đông Á.

Với những lợi thế tự nhiên vô cùng quý giá, Bắc Vân Phong hội tụ đủ điều kiện để trở thành một trong tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Tuy nhiên, những trở ngại về nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đang là một trong những thách thức lớn đối với khung hành chính, kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.

Nhằm giúp Bắc Vân Phong sớm hoàn thành đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn tất đàm phán nội dung hợp đồng BOT, dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của khu kinh tế Vân Phong, phát huy vai trò làm động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.

Phát triển khu kinh tế tổng hợp đa ngành

Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng ban Khu kinh tế Vân Phong cho biết, Khu kinh tế Vân Phong được Chính phủ thành lập, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đến năm 2030, với tổng diện tích khoảng 150.000 ha, bao gồm 70.000 mặt đất, còn lại là diện tích mặt nước, thuộc thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh, phía Bắc tỉnh Khánh Hòa.

Theo ông Phi, đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kết hợp phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác…

Ông Phi cho biết, hiện tại Khu kinh tế Vân Phong đã thu hút được 145 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 1,47 tỷ USD, vốn thực hiện là gần 630 triệu USD, đạt 42% vốn đăng ký. Ngoài ra, hiện đang thực hiện thủ tục đầu tư cho các dự án có quy mô lớn, với tổng vốn đăng ký khoảng 6,8 tỷ USD như: Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 (2 tỷ USD) của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản); Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (4,8 tỷ USD), liên doanh giữa Petrolimex và Nippon Oil Energy (Nhật Bản).

Được biết, đặc khu hành chính - kinh tế Bắc Vân Phong được quy hoạch xây dựng tại khu vực phía Bắc của Khu kinh tế Vân Phong, với diện tích dự kiến khoảng 66.000 ha, trong đó có 19.000 ha đất, còn lại là diện tích mặt nước.

Ông Lê Đức Vinh - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, so với Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) thì cơ sở hạ tầng tại khu vực Bắc Vân Phong còn khá khiêm tốn.

Theo ông Vinh, mục tiêu ưu tiên phát triển ở Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong gồm: cảng biển quốc tế; trung tâm tài chính quốc tế; trung tâm dịch vụ - du lịch hiện đại có casino; có dịch vụ y tế, giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển công nghệ cao và chuyển giao công nghệ ngang tầm thế giới.

Chủ tịch Khánh Hoá cũng kiến nghị Trung ương có một số cơ chế đặc thù, đặc biệt liên quan đến cảng biển, các chính sách để thu hút công nghệ cao và một số nội dung liên quan đến chuyên gia đến làm việc ở khu này. Đồng thời, nếu đặc khu hành chính - kinh tế Bắc Vân Phong trực thuộc T.Ư thì càng tốt vì sẽ nhận được sự hỗ trợ của các ban, ngành T.Ư và do Chính phủ điều hành. 

Không gian phát triển Khu kinh tế tập trung chủ yếu tại hai khu vực. Khu vực Bắc Vân Phong tập trung tại Bán đảo Hòn Gốm, khu vực Đại Lãnh, khu vực Tu Bông và thị trấn Vạn Giã; Khu vực Nam Vân Phong tập trung tại khu vực Đông Bắc thị xã Ninh Hòa và xã Ninh Phước.

Dự báo quy mô dân số của Khu kinh tế này đến năm 2020 sẽ khoảng 260.000 người, đến năm 2030 sẽ tăng lên 325.000 người.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ