Vụ phân bón giả Thuận Phong: Vì sao 6 bộ ngành khẳng định là giả vẫn chưa khởi tố?

Nhàđầutư
Sản xuất phân bón giả phải coi là tội ác với nông dân. Thế nhưng, vụ Cty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Thuận Phong dù được sáu bộ, ngành thống nhất khẳng định là sản xuất phân bón giả nhưng từ tháng 4/2015 đến nay vẫn chỉ dừng ở mức xử lý hành chính, chưa khởi tố vụ án.
THIÊN NHÂN - BÍCH DIỆP
24, Tháng 11, 2017 | 08:42

Nhàđầutư
Sản xuất phân bón giả phải coi là tội ác với nông dân. Thế nhưng, vụ Cty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Thuận Phong dù được sáu bộ, ngành thống nhất khẳng định là sản xuất phân bón giả nhưng từ tháng 4/2015 đến nay vẫn chỉ dừng ở mức xử lý hành chính, chưa khởi tố vụ án.

IMG_0596

Cơ quan chức năng làm việc với ông Khiếu Mạnh Tường - Tổng giám đốc Cty Thuận Phong - tỉnh Đồng Nai (Ảnh: Tư liệu) 

Những con số biết nói

Tháng 4/2015, thực hiện Kế hoạch 08 của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) về việc xử lý thông tin tố giác liên quan đến hoạt động sản xuất phân bón giả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo 389 đã tiến hành kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón của Cty Thuận Phong tại địa chỉ khu phố 7, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai (khu vực K888) và bắt quả tang hành vi sang chiết, đóng chai phân bón (dạng nước) mang nhãn hiệu VITOL, làm giả nguồn gốc, xuất xứ “Made in USA”.

Pho thu tuong Truong Hoa Binh

 

“Vụ án đang tiếp tục điều tra. Việc có tội hay không có tội phải thông qua công tác điều tra, truy tố và Tòa án quyết định theo thẩm quyền. Quá trình này, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Mặt trận, đoàn thể có thể giám sát, nên trách nhiệm hiện nay thuộc về các cơ quan tư pháp. Tôi cũng đề nghị chờ kết quả điều tra và có sự giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội”.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình

Sau đó, Đoàn công tác tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho nhà máy của Cty Thuận Phong, phát hiện khối lượng lớn phân bón dạng nước đóng chai gồm 3.224 chai ghi xuất xứ “Made in USA” cùng hàng trăm kg nhãn mác, tem giả xuất xứ khác cùng hành vi tiêu huỷ hàng chục kg nhãn giả.

Được biết, từ tháng 1/2014 đến khi bị phát hiện, Cty Thuận Phong đã sản xuất và bán ra thị trường tổng số trên 40.000 chai các loại - tương đương trên 23.000 lít phân bón dạng nước giả mạo.

Theo kết quả điều tra, Công ty Thuận Phong đã sử dụng thủ đoạn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài (năm 2014 nhập khẩu nguyên liệu trị giá hơn 17,5 tỷ đồng), sau đó đóng chai, in nhãn mác giả xuất xứ hàng hóa và tiêu thụ ra thị trường. Do vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự, Đoàn công tác đã bàn giao vụ việc và chỉ đạo cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành điều tra làm rõ để xử lý nghiêm theo pháp luật.

Ngày 12/1/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ có công văn trả lời Công an tỉnh Đồng Nai liên quan đến vấn đề nhãn hàng hóa chai phân bón 1 lít của Cty CP sản xuất và thương mại Thuận Phong (Đồng Nai).

Cụ thể, Bộ này dẫn lại công văn đã gửi Văn phòng Chính phủ từ ngày 20/9/2015 khẳng định: Cty Thuận Phong đóng chai dán nhãn chính bằng tiếng Anh là nhãn gốc nhập khẩu từ Hoa Kỳ, dán nhãn phụ bằng tiếng Việt là hành vi giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác, giả mạo nơi sản xuất, đóng gói hàng hóa.

Công văn do Thứ trưởng Trần Việt Thanh ký cho hay, dựa vào Điều 2 và Điều 9 của Nghị định 89 (2006) quy định về nhãn gốc hàng hóa và những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt trên nhãn hàng hóa nhập khẩu, việc chai phân bón 1 lít của Cty Thuận Phong có gắn nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhãn phụ tiếng Việt ghi rõ “Phân Mỹ nhập khẩu” được hiểu là hàng hóa nhập khẩu. 

Tuy nhiên, trong thực tế, sản phẩm này không phải được nhập khẩu nguyên ở dạng chai 1 lít mà doanh nghiệp này tự sản xuất. “Vì vậy, chai phân bón 1 lít của Cty Thuận Phong có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, thương nhân khác (nước ngoài), giả mạo nơi sản xuất, đóng gói hàng hóa. Theo quy định tại Nghị định 185 (2013), hàng hóa có nhãn vi phạm như trên là hàng giả”, công văn của Bộ KH&CN tái khẳng định về sản phẩm phân bón của Cty Thuận Phong.

San- pham-phan-bon-gia-Thuan-Phong

Sản phẩm phân bón được cho là giả của Cty Thuận Phong (Ảnh: Tư liệu) 

Nghị trường nóng vụ Cty Thuận Phong

Liên quan vụ việc Cty Thuận Phong sản xuất phân bón giả, dư luận đặt câu hỏi vì sao vụ việc nhỏ mà hai Phó Thủ tướng (kiêm Trưởng Ban chỉ đạo 389) của hai nhiệm kỳ Chính phủ đã có nhiều văn bản, chủ trì nhiều cuộc họp để xử lý, nhưng rốt cuộc đến nay vẫn chưa ngã ngũ.

Thậm chí, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ bức xúc khi vụ án phân bón giả Thuận Phong đến nay vẫn chưa được xử lý; có đại biểu lo vụ việc sẽ "bị chìm xuồng”.

Vừa qua, phát biểu trên nghị trường Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) thẳng thắn, ông có cảm giác một số việc như “bị chìm xuồng”; trong đó có vụ phân bón giả Thuận Phong ở Đồng Nai. “Chúng ta chờ mãi mà không thấy Đoàn đại biểu Quốc hội lên tiếng”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) khẳng định rằng, ông là người đầu tiên đưa vụ việc ra nghị trường và xuyên hai nhiệm kỳ có ý kiến về chuyện xử lý phân bón giả, đặc biệt là vụ việc Thuận Phong. “Rất tiếc cho đến bây giờ vụ việc vẫn chưa đi đến hồi kết, gây rất nhiều bức xúc trong xã hội, không chỉ riêng nông dân. Tôi đã phải nói một điều rất đau xót trước Quốc hội tại nhiệm kỳ trước, đó là ai cứu người nông dân? Các đại biểu cũng đã tranh luận nhưng việc thảo luận ở Hội trường không thể làm rõ đến cùng vụ việc này”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói.

Ban-chi-dao-389-thuan-phong

 Đoàn công tác Ban chỉ đạo 389 kiểm tra sản phẩm phân bón được cho là giả của Cty Thuận Phong tại khu phố 7, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai (khu vực K888) (Ảnh: Tư liệu)

Cũng tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự bức xúc liên quan đến vụ việc Cty Thuận Phong, nhất là sau khi đại biểu Hồ Văn Năm (Đồng Nai) cho biết, vụ việc rất phức tạp, phải cân nhắc kỹ trước khi tiến hành khởi tố, bởi liên quan đến “uy tín của doanh nghiệp” (ông Năm nguyên là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai - PV).

Khi nghe đại biểu Hồ Văn Năm nói vậy, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương bức xúc: “Xin thưa với Quốc hội, là cân nhắc gì mà cân nhắc đến hơn 2 năm mà vẫn không cân nhắc xong, không nói gì đến thiệt hại của hàng triệu nông dân Việt Nam”. Rồi ông Cương tiếp: “Xin lưu ý với các quý vị đại biểu Quốc hội là Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cũng đã từng có kết luận rằng, nhất trí với ý kiến của 6 bộ, ngành là “có đủ căn cứ và dấu hiệu về phạm tội trong việc sản xuất và kinh doanh phân bón giả của Cty Thuận Phong”.

“Tôi chỉ xin nói một điều, chúng ta hãy làm gì đó thể hiện trách nhiệm cao với nông dân Việt Nam”, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương thẳng thắn.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng), Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) cũng cho rằng, cần phải nhanh chóng làm rõ vụ việc Cty Thuận Phong. “Vụ án tôi xin khẳng định lại, là đang trong quá trình trả điều tra để điều tra bổ sung, làm rõ vấn đề”, đại biểu Nguyễn Công Hồng nói.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết, vụ án này 6 bộ, ngành, trung ương đã thống nhất trả lời văn bản của Bộ Công an về kết quả giám định chất chính trong thành phần phân bón này. “Có lúc tranh luận với nhau chất chính và thành phần chính, cuối cùng thống nhất thành phần chính là chất chính dưới 70%, nên chưa đạt, theo quy định của pháp luật là giả”, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói.

Theo Phó thủ tướng, Viện KSNDTC đã yêu cầu Viện KSND tỉnh Đồng Nai hủy quyết định không khởi tố hình sự vụ án của Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Đồng Nai. Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ