VnDirect: VN-Index sẽ trở lại mức 1.300 – 1.350 điểm

Nhàđầutư
VnDirect cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 sẽ được hỗ trợ bởi nhiều thông tin như: Ngân hàng Trung ương trở nên "bớt diều hâu", lợi nhuận ròng doanh nghiệp khởi sắc, tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài.
HỮU BẬT
03, Tháng 12, 2022 | 17:01

Nhàđầutư
VnDirect cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 sẽ được hỗ trợ bởi nhiều thông tin như: Ngân hàng Trung ương trở nên "bớt diều hâu", lợi nhuận ròng doanh nghiệp khởi sắc, tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài.

Empty

TTCK Việt Nam năm 2023 được kỳ vọng tăng trưởng với nhiều thông tin hỗ trợ tích cực. Ảnh: Trọng Hiếu.

CTCP Chứng khoán VnDirect vừa công bố báo cáo chiến lược đầu tư năm 2023.

Theo đó, VnDirect nhìn nhận trong những tháng đầu năm 2023, thị trường sẽ đi theo kịch bản tăng, phần lớn do định giá các tài sản đã quá hấp dẫn, song đà tăng sẽ khá mong manh và không ổn định trong bối cảnh thanh khoản thấp, áp lực lãi suất, tỷ giá và bài kiểm tra năng lực thanh toán cho TPDN đáo hạn vẫn còn đó.

Tuy nhiên, VnDirect cho rằng thị trường sẽ tăng tốt từ giữa 2023 và kỳ vọng đà tăng sẽ vững chãi nhờ các yếu tố như: Khi các Ngân hàng Trung ương trở nên “bớt diều hâu” sẽ kích hoạt một đợt định giá lại tài sản mới. Do đó, thị trường chứng khoán, đặc biệt là các khu vực mới nổi, sẽ phản ánh câu chuyện giảm lãi suất từ cách đó 4-6 tháng.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán sẽ được hỗ trợ bởi yếu tố tăng trưởng lợi nhuận ròng toàn thị trường sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm 2023 nhờ lãi suất giảm, đồng VND mạnh lên, giá nguyên vật liệu đầu vào giảm và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo thêm động lực.

Cuối cùng, tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng cao từ những thị trường mới nổi. Ngoài ra, việc thất thế gần đây của các cổ phiếu công nghệ tại đã dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các hoạt động kinh doanh truyền thống, đây cũng là bản chất của thị trường chứng khoán Việt Nam, nơi ngân hàng, bất động sản, điện lực, tiêu dùng chiếm ưu thế về vốn hóa.

Với những quan điểm trên, VnDirect dự báo VN-Index sẽ trở lại mức 1.300 – 1.350 điểm, trên cơ sở lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết tăng 14% và định giá P/E 12 – 12,5 lần.

Ngoài ra, VnDirect cũng nhấn mạnh:”Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn khá hấp dẫn so với các thị trường khu vực trong tương quan tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2023-24. Rủi ro chủ yếu của thị trường vẫn là lạm phát không thể giảm xuống mức đủ để các NHTW nới lỏng. Ngược lại, thị trường sẽ khởi sắc hơn khi các chính sách tháo gỡ cho TPDN được thực thi quyết liệt, hay Việt Nam được nâng hạng sớm hơn dự kiến”.

Trái phiếu doanh nghiệp sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2023

Nghị định 65 (hiệu lực từ ngày 16/9) đặt ra các điều kiện và yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với việc phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Theo đó, một số nội dung đáng chú ý là tổ chức phát hành được phép cơ cấu lại nợ song vẫn phải đảm đúng mục đích sử dụng theo phương án phát hành. Xếp hạng tín nhiệm được yêu cầu bắt buộc trong một số trường hợp nhất định. Ngoài ra, quy định mới cũng nâng cao những tiêu chí công nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp khi thời gian gần đây nhiều nhà đầu tư đã bị thiệt hại do thực hiện các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro cao và không có đánh giá cẩn thận. Vì vậy, thị trường trái phiếu trở nên trầm lắng vào năm 2022 với giá trị phát hành giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu của VnDirect, với sự bùng nổ phát hành trái phiếu trong giai đoạn 2019 – 2021, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đáo hạn năm 2023 vào khoảng 300.000 tỷ đồng (tăng 90% so với cùng kỳ). Trong đó, bất động sản và tài chính - ngân hàng lần lượt chiếm 30% và 40%.

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, chi phí tài chính gia tăng và thắt chặt phát hành trái phiếu, một số tổ chức phát hành có ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn nhằm tái cơ cấu tài chính và đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Rủi ro về khả năng thanh toán tập trung ở một số lĩnh vực có tỷ lệ đòn bẩy cao và hay biến động theo chu kỳ như lĩnh vực bất động sản.

Những lo ngại về năng lực thanh toán ngày càng tăng khi một số vụ bắt giữ liến quan đến các vi phạm phát hành và kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của một số nhà phát triển bất động sản lớn như Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát. Niềm tin của nhà đầu tư cá nhân vào trái phiếu doanh nghiệp đã suy giảm xuống mức thấp đến mức nhiều người đã vội vàng bán trái phiếu của bất kỳ tổ chức phát hành nào bằng mọi giá để thu tiền về tiền mặt.

Lưu ý rằng nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 1/3 khối lượng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Theo số liệu của VnDirect, hiện một số trái phiếu riêng lẻ được giao dịch với mức 4-5% thấp hơn mệnh giá, với mức lợi suất khoảng 10% - 12%/năm, có nghĩa là người bán sẵn sàng chấp nhận với mức chiết khấu 14- 17%.

Từ đó đến nay, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều thông điệp nhằm xoa dịu tâm lý hoang mang của thị trường nhưng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cụ thể vẫn chưa được triển khai. Tuy nhiên, một thông tin lạc quan là nhiều doanh nghiệp đã chủ động mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị mua lại vào khoảng 152.000 tỷ đồng trong 10 tháng năm 2022, phần nào giảm bớt áp lực đáo hạn và tâm lý tiêu cực của thị trường.

VnDirect cho rằng cần thêm thời gian để các thành viên tham gia thị trường (nhà phát hành, tổ chức bảo lãnh/tư vấn và nhà đầu tư) thích ứng với các quy định mới. Trong bối cảnh chi phí tài chính gia tăng, lực cầu nội địa yếu đi, thị trường bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp đang có xu hướng hoãn, hoặc hủy kế hoạch mở rộng kinh doanh, dẫn đến giảm nhu cầu vốn.

Vì vậy, VnDirect cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tương đối im lìm trong nửa đầu năm 2023. Khối lượng phát hành sẽ phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm 2023 từ mức nền thấp của 2022, nhờ lợi nhuận của doanh nghiệp khởi sắc hơn, lãi suất ổn định và cơ chế thị trường tốt hơn. Hiện quy mô trái phiếu doanh nghiệp trên GDP của Việt Nam là 15%; và 13% đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, tương đối thấp so với các nước trong khu vực.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ