Vietravel đổi tên

MỸ HÀ
07:39 22/05/2025

Vietravel rút ngắn tên gọi nhằm hiện thực hóa khát vọng trở thành tập đoàn du lịch đa quốc gia.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ phát biểu tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025. Nguồn: VTR

Hội nhập thị trường quốc tế

Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam – Vietravel (mã: VTR) thông báo đổi tên thành Công ty cổ phần Du lịch Vietravel. Quyết định đổi tên và nhận diện thương hiệu được đưa ra trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.

Vietravel được thành lập ngày 20/12/1995, dưới sự sáng lập của ông Nguyễn Quốc Kỳ. Ban đầu chỉ với 7 nhân sự, công ty đã từng bước phát triển và mở rộng quy mô. Đến tháng 8/2010, Vietravel chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Du lịch & Tiếp thị GTVT Việt Nam. Đầu năm 2014, Vietravel chính thức trở thành Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam. Năm 2019, doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM với mã chứng khoán VTR.

Trong gần 30 năm hình thành và phát triển, Vietravel đã mở rộng hệ thống chi nhánh tại hầu hết các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam và thành lập văn phòng đại diện tại nhiều quốc gia (Mỹ, Pháp, Úc, Campuchia, Thái Lan, Singapore…). Công ty cũng đầu tư nhiều dự án chiến lược để đa dạng hóa dịch vụ. Đơn cử, Vietravel Airlines (hãng hàng không lữ hành) và nền tảng công nghệ du lịch TripU.

Lãnh đạo Vietravel cho biết việc rút gọn tên gọi không chỉ là bước cải tiến về mặt hình thức mà còn thể hiện quyết tâm của Vietravel trong việc:

Đồng bộ hóa thương hiệu trong giai đoạn phát triển mới: Tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ giúp tạo sự nhất quán trong mọi ấn phẩm truyền thông của công ty. Sự đồng bộ này nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu Vietravel trên thị trường trong nước và quốc tế.

Mở rộng vị thế trên thị trường quốc tế: Tên doanh nghiệp rút gọn và gắn với yếu tố du lịch giúp Vietravel dễ dàng tiếp cận và gây dựng niềm tin với khách hàng toàn cầu. Đây là bước chuẩn bị cần thiết để công ty hiện thực hóa khát vọng trở thành tập đoàn du lịch đa quốc gia.

Khát vọng trở thành doanh nghiệp Top 100 dẫn dắt kinh tế Việt Nam: Việc thay đổi tên gọi khẳng định mục tiêu phát triển bền vững và tầm nhìn lớn của Vietravel. Tên mới đơn giản, ấn tượng sẽ hỗ trợ công ty tăng cường vị thế trên bản đồ kinh doanh Việt Nam, tiến gần hơn mục tiêu nằm trong Top 100 doanh nghiệp hàng đầu, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước.

“Công cuộc đổi mới lần này không chỉ đơn thuần là thay đổi tên gọi mà còn khẳng định tầm nhìn chiến lược dài hạn và khát vọng vươn mình ra biển lớn của Vietravel. Chúng tôi tự hào về thương hiệu Vietravel với bề dày gần 30 năm phát triển, và tin tưởng rằng tên gọi mới sẽ tiếp tục chắp cánh để Vietravel mạnh mẽ hội nhập thị trường quốc tế. Mục tiêu của chúng tôi là không ngừng đổi mới để vững bước hướng tới vị trí trong Top 100 doanh nghiệp dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam”, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel chia sẻ.

Tăng vốn gấp đôi

Vietravel mới có quy mô vốn điều lệ hơn 292 tỷ đồng. Để thực hiện khát vọng, doanh nghiệp cần tăng vốn nhiều hơn.

Từ năm 2024, Vietravel đã có kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, song hồ sơ, thủ tục kéo dài nên đến tháng 4/2025 mới được UBCKNN chấp thuận.

Công ty đang triển khai chào bán 28,6 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được mua 1 cổ phiếu mới). Công ty lữ hành muốn huy động 344 tỷ đồng để thanh toán các khoản nợ vay. Ngày đăng ký cuối cùng 20/5, thời gian đăng ký mua và nộp tiền từ 26/5 đến 7/7. Nếu đợt chào bán thành công, Vietravel sẽ tăng vốn gấp đôi lên 579 tỷ đồng.

Sau đợt này, doanh nghiệp phát hành tiếp 11,46 triệu cổ phiếu, bao gồm 8,6 triệu từ vốn chủ sở hữu và 2,86 triệu ESOP. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 693 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 8.418 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 50 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và giảm 11% so với thực hiện 2024.

  • Cùng chuyên mục
Nhà ở xã hội – Bối cảnh mới cần tư duy mới

Nhà ở xã hội – Bối cảnh mới cần tư duy mới

TS. Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, trong bối cảnh mới, cần tư duy mới về phát triển nhà ở xã hội.

Tài chính - 22/05/2025 07:00

'Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ đảm bảo nhà ở xã hội cho người trẻ'

'Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ đảm bảo nhà ở xã hội cho người trẻ'

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ tạo ra quỹ nhà ở giá rẻ và đảm bảo nhà ở xã hội cho người trẻ chưa có nhà. Quỹ hoạt động trên nguyên tắc bảo tồn quỹ và phi lợi nhuận.

Tài chính - 22/05/2025 06:58

VN-Index tăng 20% từ 'đáy' 9/4, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?

VN-Index tăng 20% từ 'đáy' 9/4, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?

VN-Index có sự phục hồi mạnh song sự lựa chọn cổ phiếu ngày càng trở nên khó hơn, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro và cần có sự chọn lọc để lựa chọn doanh nghiệp triển vọng.

Tài chính - 21/05/2025 06:45

Thấy gì từ tín hiệu đảo chiều của khối ngoại?

Thấy gì từ tín hiệu đảo chiều của khối ngoại?

Dù chưa thay đổi được trạng thái bán ròng tính từ đầu năm, song giao dịch của khối ngoại nửa đầu tháng 5 được nhiều nhóm phân tích gọi là "tín hiệu đảo chiều" sau 2 năm miệt mài xả hàng.

Tài chính - 20/05/2025 11:02

Nghị quyết 68: Thêm lực đẩy cho nhà ở xã hội

Nghị quyết 68: Thêm lực đẩy cho nhà ở xã hội

Nghị quyết 68 được đánh giá sẽ định hướng phát triển cân bằng hơn cho thị trường địa ốc, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tham gia phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Tài chính - 20/05/2025 07:00

Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn

Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn

Novaland dự kiến xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ theo yêu cầu bồi hoàn của cổ đông lớn.

Tài chính - 19/05/2025 14:23

Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ các nút thắt trong quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và góp phần vào lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 19/05/2025 06:45

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Một lãnh đạo Gemadept chỉ mua hơn 65% lượng cổ phiếu đăng ký khi giá GMD hồi mạnh từ đáy 9/4.

Tài chính - 18/05/2025 09:18

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai cho biết, công ty này đã phải "trả giá" vì những sai lầm tại dự án Phước Kiển nên hạn chế đi vay. Đồng thời, công ty cũng lên kế hoạch đổi tên sau 30 năm tồn tại.

Tài chính - 18/05/2025 08:36

Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?

Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?

Sau 15 năm hình thành và phát triển, dưới sự dẫn dắt của CEO Lê Thị Bình, vốn điều lệ Dược Phẩm Tâm Bình tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 100 tỷ đồng. Công ty cũng có gần 200 nhân viên, 350 đại lý phân phối tại 63 tỉnh thành.

Tài chính - 18/05/2025 06:45

Chờ đợi quý II của DIC Corp

Chờ đợi quý II của DIC Corp

Chủ tịch HĐQT DIC Corp kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận sẽ vào quý II/2025 và công ty có thể hoàn thành luôn kế hoạch cả năm sau 6 tháng.

Tài chính - 17/05/2025 15:57

Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông

Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông

An Gia quyết định không chia cổ tức cho năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối 2024 là 1.291,8 tỷ đồng để lại dùng cho hoạt động đầu tư và phát triển dự án của công ty.

Tài chính - 17/05/2025 07:40