Việt Nam và Trung Quốc bàn cách 'chung tay' bán chè, cà phê cho 7,7 tỷ dân toàn cầu

Nhàđầutư
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có lợi thế và vị thế trên thế giới đối với ngành hàng chè và cà phê, nhưng cả hai vẫn cần phải "bắt tay", mở rộng hợp tác trong sản xuất nông nghiệp để cung cấp nông sản cho thị trường toàn cầu.
HÀ MY
14, Tháng 10, 2019 | 15:18

Nhàđầutư
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có lợi thế và vị thế trên thế giới đối với ngành hàng chè và cà phê, nhưng cả hai vẫn cần phải "bắt tay", mở rộng hợp tác trong sản xuất nông nghiệp để cung cấp nông sản cho thị trường toàn cầu.

Phát biểu tại Diễn đàn "Hợp tác phát triển sản xuất và tiêu thụ chè, cà phê Việt Nam - Trung Quốc” sáng 14/10, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc đều có lợi thế tự nhiên để sản xuất chè và cà phê.

Đây là những cây trồng có sản phẩm chế biến mang về cho mỗi nước hàng tỷ USD mỗi năm nhờ xuất khẩu. Chè và cà phê đều là những thức uống tạo ra sự đam mê cuốn hút và kích thích sáng tạo hơn bất cứ sản phẩm nào.

72627071_475338859723781_2887880458723393536_n

Diễn đàn "Hợp tác phát triển sản xuất và tiêu thụ chè, cà phê Việt Nam - Trung Quốc” sáng 14/10

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam là nước đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Việt Nam xuất khẩu chè sang 61 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu chè Việt Nam hiện nay đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc về sản lượng và xuất khẩu chè xanh. Trong năm 2018 lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 128.000 tấn, trị giá đạt 219 triệu USD.

Đối với ngành cà phê, tổng diện tích cà phê cả nước đến hết năm 2018 đạt 688,4 ngàn ha, tăng 157.5 ngàn ha so với 10 năm trước (năm 2008), tăng 29.7%, sản lượng cà phê nhân xấp xỉ 1,62 triệu tấn, tăng 49 nghìn tấn.

Hiện, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ hai thế giới và dẫn đầu toàn cầu về cà phê robusta. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1,88 triệu tấn, trị giá 3,5 tỷ USD tăng gần 20% về lượng, tăng 1% về trị giá so với năm 2017.

72994939_667133567144318_3390053111623057408_n

 

72960073_1179005295615935_9133279510068723712_n

 

72884177_789624248123632_2167438572863356928_n

Các sản phẩm chè và cà phê của Việt Nam trưng bày bên lề Diễn đàn

Trung Quốc là một trong những thị trường lớn và truyền thống nhập khẩu nông sản Việt Nam. Với dân số hơn 1,42 tỷ dân, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới,và có hàng trăm triệu khách du lịch, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú.

Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ là thị trường nhập khẩu xếp thứ 12 về cà phê với kim ngạch đạt trên 109 triệu USD và đứng thứ 4 nhập khẩu chè của Việt Nam, đạt kim ngạch gần 20 triệu USD (đứng thứ 1 về cao su, rau quả và sắn các loại; đứng thứ 3 về gỗ và các sản phẩm gỗ; đứng thứ 5 về thủy sản)...

“Nếu chúng ta phối hợp hợp tác với nhau ở góc độ sản xuất và chế biến thì thị trường tiêu thụ các sản phẩm cà phê, chè không dừng lại ở Việt Nam và Trung Quốc mà có thể hướng đến thị trường 7,7 tỷ dân toàn cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc Hàn Trường Phú cho rằng, chè và cà phê của Việt Nam và Trung Quốc đều là những sản phẩm có vị thế trên thị trường thế giới.

Ông Hàn Trường Phú kỳ vọng, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè và cà phê giữa hai nước sẽ tạo ra được những sản phẩm mang thương hiệu chung, đưa hai ngành hàng quan trọng ở mỗi nước lên một tầm cao mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ